Người yêu Việt kiều chở Lê Thúy đi chụp ảnh cưới bằng xe máy
Chàng Việt kiều điển trai tận tình chăm sóc vợ sắp cưới trong suốt buổi chụp và thử trang phục chuẩn bị cho hôn lễ dự kiến tổ chức vào tháng 1/2015.
Thông tin người mẫu Lê Thúy chuẩn bị kết hôn cùng bạn trai Việt kiều gây chú ý dư luận trong những ngày qua. Tuy nhiên, những hình ảnh hậu trường buổi chụp ảnh cưới được tung lên mạng khiến nhiều người hoài nghi đây chỉ là chiến dịch PR của một thương hiệu nào đó. Sáng ngày 22/9, trong một bài phỏng vấn, Lê Thúy đã xác nhận thông tin sẽ lên xe hoa vào đầu năm 2015.
Nữ người mẫu tâm sự: “Tôi và bạn trai yêu nhau đến nay được tròn một năm rồi. Cả hai chúng tôi đều cảm thấy đã đến lúc thích hợp, suy nghĩ kỹ càng và được gia đình hai bên đồng ý thì cưới. Lý do chúng tôi chọn cưới vào đầu năm sau là do gia đình đi xem ngày về cho biết phải đến tháng 1/2015 mới được ngày tốt, hợp tuổi hai vợ chồng”. Chàng Việt kiều sinh năm 1984 luôn tỏ ra ân cần, chăm sóc nữ người mẫu rất chu đáo. Làm việc trong ngành mỹ thuật, Khải An đưa ra nhiều gợi ý thú vị khi Lê Thúy lựa chọn trang phục cưới.
Hiện Lê Thúy và Đỗ Khải An đang chuẩn bị cho đám hỏi và lễ ra mắt gia đình đôi bên. Cặp đôi dự kiến tổ chức tiệc cưới tại quê nhà Quảng Bình và TP.HCM. Sáng ngày 22/9, đôi vợ chồng trẻ đã có buổi chụp ảnh cưới tại studio của nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam. Họ cẩn thận xem lại từng hình ảnh vừa thực hiện.
Chồng sắp cưới của Lê Thúy làm việc trong ngành thiết kế mỹ thuật cho phim ảnh, sân khấu… Tuy nhiên, khi yêu chân dài Next Top Model, anh đã về hẳn Việt Nam làm việc để tiện chăm sóc, giúp đỡ bạn gái. Trong hơn một năm yêu Lê Thúy, Khải An không tránh khỏi những tin đồn từ dư luận. Nhiều người cho rằng chàng trai này lợi dụng tên tuổi người yêu để PR bản thân, hoặc đây chỉ là chiêu đánh bóng tên tuổi của nữ người mẫu cá tính. Thậm chí có lời đồn ác ý cho rằng người yêu chân dài đồng tính… Đối diện với những thông tin bất lợi, Lê Thúy từng lên tiếng phủ nhận và bảo vệ bạn trai cũng như mối quan hệ hạnh phúc mà cô đang có.
Video đang HOT
Buổi chụp kết thúc, cả hai ra về. Sau khi xếp đồ lên xe máy, Khải An còn giúp vợ sắp cưới đội mũ bảo hiểm.
Lê Thúy từng tiết lộ bạn trai của mình không phải thiếu gia giàu có. Trước khi về Việt Nam, anh cũng thử sức ở lĩnh vực ca hát trên sân khấu hải ngoại.
Trước những bàn tán của dư luận về đám cưới, Lê Thúy chia sẻ: “Tôi không quan tâm lắm đến những lời bán tán của thiên hạ. Tôi chỉ biết là hiện tại chúng tôi yêu nhau, thấy hợp nhau và hạnh phúc là được”. Cô cũng tiết lộ chồng sắp cưới muốn tự tay chuẩn bị mọi khâu thiết kế, trang trí cho đám cưới.
Theo Zing
Cho người nước ngoài mua nhà tại VN: Chưa mở đã... siết
Việc bỏ quy định người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được mua nhà trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) mới đây đồng nghĩa với việc gạt ra ngoài số lượng lớn khách hàng tiềm năng khỏi thị trường bất động sản đang khát vốn. Giới chuyên gia nhận xét đây là quy định "gây thất vọng" cho thị trường.
Thị trường BĐS, đặc biệt là phân khúc cao cấp, đang chờ đợi lực cầu mới để nâng cao thanh khoản (Ảnh minh họa)
"Người ngoài muốn vào"
Mark Thomas là một giám đốc điều hành tại một công ty đa quốc gia có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam. Mỗi năm Mark Thomas tới Việt Nam khoảng 3,4 lần và mỗi lần ở lại đây từ vài ngày cho tới vài tuần. Do nhu cầu đi lại khá thường xuyên nên Mark Thomas muốn đứng tên mua một căn nhà tại TPHCM. Tuy nhiên các quy định hiện tại không cho phép việc mua bán nhà đất của những người nước ngoài như Mark Thomas.
Mark Thomas chỉ là một trong số hàng ngàn người nước ngoài sẵn sàng đổ tiền vào bất động sản Việt Nam. Theo công ty tư vấn tiếp thị bất động sản quốc tế như Colliers Việt Nam, CBRE... ngay cả những lúc khó khăn nhất của thị trường khi "người trong muốn ra" thì các đơn vị tư vấn vẫn liên tục tiếp nhận nhu cầu "người ngoài muốn vào" của khách nước ngoài.
Ở chiều ngược lại, thị trường bất động sản Việt Nam cũng đang rất trông đợi vào "luồng gió mới" từ nguồn cầu tiềm năng và sẵn sàng "chi đẹp" ở phân khúc cao cấp của các cá nhân, tổ chức nước ngoài.
Còn từ góc độ quản lý vĩ mô, dòng tiền từ người nước ngoài chính là nguồn lực tài chính quý giá, không cần dùng đến gói cứu trợ của nhà nước, mà vẫn không bóp méo thị trường.
Cầu có - cung sẵn sàng - đúng thời điểm, tất cả chỉ còn chờ dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) với chủ trương nới quy định trong sở hữu nhà đối với Việt kiều và người nước ngoài được thông qua.
Chưa mở đã siết
Tuy nhiên, trung tuần vừa qua, dự thảo đã được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, quy định mang tính đột phá và đem lại hy vọng nhất cho thị trường: "Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam là được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam" đã không còn ở dự thảo.
Ngay lập tức, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) lên tiếng phản đối. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoRea cho rằng việc "siết" các điều kiện cho người nước ngoài mua nhà đã làm hạn chế, thậm chí làm mất tác dụng của chủ trương mở rộng điều kiện cho cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam.
Bởi số người "đang học tập, làm việc, sinh sống tại Việt Nam" chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong số hàng ngàn người nước ngoài muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Hơn nữa, quy định này cũng không "tiến bộ" bao nhiêu so quy định cá nhân nước ngoài phải có visa nhập cảnh vào Việt Nam 6 tháng, 12 tháng trước đây.
Đồng quan điểm, ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc phân tích, việc nới lỏng điều kiện mua nhà cho người nước ngoài được lợi rất nhiều, bởi người nước ngoài chủ yếu tập trung phân khúc cao cấp, có khi lên đến 5.000 - 8.000 USD/m2.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến cuối tháng 8/2014, tỷ lệ tồn kho cả nước vẫn ở mức cao, còn khoảng trên 82.000 tỷ đồng. Trong đó, tồn kho nhà thấp tầng (Biệt thự, liền kề) tồn gần 14.000 căn, tương đương hơn 23.000 tỷ đồng, nếu "thoát hàng" sẽ kích cầu nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Nhưng với quy định này, dự thảo luật tiếp tục gạt ra khỏi thị trường đang khát vốn một số lượng lớn khách hàng. Trước mắt sẽ mất một nguồn thu khá tốt còn về lâu dài sẽ làm mất đi cơ hội thúc đẩy thị trường bất động sản Việt Nam phát triển vượt hẳn lên.
Kinh nghiệm từ các nước như Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia.... cho thấy, việc nới rộng điều kiện sở hữu nhà ở sẽ có hiệu ứng tích cực trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường cũng như các doanh nghiệp bất động sản.
Thực tế, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) cũng đã đi sát với thời cuộc, chỉ còn điểm mấu chốt về điều kiện được mua nhà. Nếu được "mở" như ban đầu thay vì "siết" lại, thì toàn bộ chế định về quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân người nước ngoài trong dự thảo Luật sẽ thật sự thông thoáng và phù hợp với thông lệ quốc tế. Và đây cũng là nhu cầu tự thân của nền kinh tế, đặc biệt từ thị trường bất động sản.
Hồng Kỹ
Theo Dantri
Một việt kiều Úc lãnh án tử hình vì vận chuyển 2,7kg ma túy Ngày 15/9, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã bác kháng cáo của bị cáo, tuyên y án tử hình với Trần Minh Đạt (SN 1971, Việt kiều Úc) về tội "Vận chuyển trái phép chất ma túy". Theo nội dung vụ án, ngày 13/1/2012, Đạt cùng con trai xuất cảnh sang Australia theo diện kết hôn giả với một người...