Người yêu đồng ý cưới nếu tôi ở rể
Yêu nhau được gần 2 năm, người yêu khẳng định chỉ đồng ý cưới nếu tôi chấp nhận ở rể…
Yêu nhau được gần 2 năm, người yêu khẳng định chỉ đồng ý cưới nếu tôi chấp nhận ở rể… (Ảnh minh họa)
Tôi 28 tuổi, người yêu 25, chúng tôi làm cùng cơ quan. Cơ quan cách nhà vợ 5km nhưng cách nhà tôi 15 km, chúng tôi nảy sinh tình cảm sau một thời gian làm việc chung và chính thức yêu nhau được gần 2 năm nay. Cô ấy là một cô gái tốt, sống tình cảm, có trước có sau và rất đúng mực trong các mối quan hệ. Tôi là mối tính đầu tiên của cô ấy, yêu nhau được 2 năm, nhưng cô ấy không bao giờ chấp nhận đi quá giới hạn tình yêu, cũng rất giữ kẽ khi ở chỗ đông người, bố mẹ và bạn bè, đồng nghiệp của tôi ai cũng khen cô ấy rất nhiều và nói tôi may mắn nên thời buổi này mới yêu được một người con gái như vậy.
Tôi cũng xác định yêu cô ấy thật lòng và đi đến hôn nhân, tôi thường xuyên đưa bạn gái về nhà mình và đi cùng cô ấy gặp gỡ bạn bè, người thân của cô ấy để cả hai trở nên thân thiết, gắn bó. Gần đây tôi nói đến chuyện làm đám cưới, cô ấy không từ chối nhưng ra điều kiện chỉ đồng ý nếu như tôi chấp nhận ở rể tại nhà cô ấy.
Video đang HOT
Lý do cô ấy đưa ra là gia đình cô ấy ít người, chỉ có cô ấy và một đứa em trai đang học đại học, bố mẹ lại không được khỏe, mẹ cô ấy thường xuyên ốm đau, nếu cô ấy đi lấy chồng xa sẽ không ai chăm sóc. Cô ấy cũng không yên tâm đi lấy chồng trong hoàn cảnh như vậy, nên muốn tôi ở rể cho đến khi nào em trai cô ấy học xong, lấy vợ và có người chăm sóc bố mẹ già. Em trai cô ấy bây giờ mới đang học năm thứ 2 đại học, đợi học xong, lấy vợ thì chắc sẽ phải 10 năm nữa.
Gia đình tôi có 3 người con trai, hai anh đã lấy vợ gần nhà, nên việc tôi lấy vợ lập nghiệp xa nhà cũng không phải là chuyện không được. Có điều, tâm lý bố mẹ tôi không muốn mang tiếng con đi ở rể, nên khi thấy tôi nói người yêu đưa ra điều kiện phải ở rể thì cả gia đình phản đối, không đồng ý với điều kiện đó. Bố mẹ tôi còn nói đàn bà con gái thiếu gì mà phải ở rể nhà vợ cho nhục nhã. Tôi thì rất yêu cô ấy và không muốn nghe theo lời bố mẹ là tìm một người khác, vì chẳng ai thay thế được cô ấy trong lòng tôi lúc này.
Bản thân tôi không sợ khó khăn, vất vả khi phải ở rể để chăm sóc bố mẹ vợ lúc đau ốm, nhưng cũng sợ điều tiếng, sợ phức tạp trong quá trình sống chung sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau hôn nhân của hai đứa nên cũng chưa dám đưa ra quyết định cho mình. Tôi nên làm gì bây giờ?.
Theo BaoDatViet
Làm gì để chồng không "tủi thân" khi ở rể?
Đàn ông luôn tự ti khi mình nghèo khó, ở rể và sợ người khác khinh bỉ mình. Do đó, nhiều người coi chuyện đi thuê nhà, sống bên ngoài, trả tiền nhà hàng tháng còn tốt hơn là ở nhà vợ khang trang rộng rãi. Vậy phải làm cách nào để giúp chồng không phải tự ti, mặc cảm khi phải ở rể là điều cần thiết các chị vợ nên làm.
1. Giúp bố mẹ ruột hiểu được tâm lý của chồng
Giải thích cho bố mẹ ruột biết hoàn cảnh và thông cảm cho tâm lý khi phải ở rể của chồng, nói cho bố mẹ thấy việc ở rể khó chịu thế nào đối với một người đàn ông. Chồng bạn đã rất thương yêu và lo nghĩ cho vợ nên mới chấp nhận cảnh ở rể, việc mà khi nói ra sẽ khiến không ít người chê bai, khinh rẻ, nhất là những đấng mày râu với nhau. Hãy cho bố mẹ thấy và hiểu sự hy sinh của anh, bố mẹ sẽ biết cách cân nhắc trong giao tiếp hàng ngày để tránh chạm đến lòng tự trọng và mặc cảm khi phải mang tiếng ở rể của chồng.
Đôi khi trong cách sinh hoạt hàng ngày không phải lúc nào cũng "cơm lành canh ngọt", nhưng khi bạn đã đánh tâm lý cùng bố mẹ mình về sự khó khăn trong việc phải ở rể của chồng thì nếu thương và muốn con gái có được hạnh phúc, chắc chắn bố mẹ ruột sẽ biết cách và khéo léo hơn trong cách xử sự của mình với con rể.
2. Chia sẻ và giúp chồng nắm bắt được tính cách và tâm lý của bố mẹ vợ
Bạn giải thích cho chồng hiểu, thông cảm vì điều kiện khó khăn khi ở riêng và thì bố mẹ già cả không ai chăm lo, nên việc ở chung có thể vừa tiết kiệm chi phí và vừa giúp vợ có thể chăm sóc cha mẹ. Nói cho chồng hiểu rằng, bố mẹ mình cũng thương chồng như con cái trong nhà, nên đôi khi sẽ có những câu nói cử chỉ không được khách sáo, câu nệ như với người dưng. Vì vậy, chồng cũng đừng nên để bụng. Cái gì cũng không bằng vợ thủ thỉ vào tai mỗi tối, nên bằng cách đó, bạn đã giúp chồng nắm bắt được tâm lý, sở thích hay những thói quen để chồng dễ dàng thích nghi với lối sống của bố mẹ vợ. Cư xử với gia đình vợ như gia đình mình, tôn trọng bố mẹ vợ, hết lòng yêu thương vợ con, thì chắc chắn con rể sẽ được bố mẹ vợ yêu quý như con đẻ.
3. Tôn trọng và giữ thể diện cho chồng
Người vợ phải là người khéo léo, tâm lý, hiểu chồng và có cách cư xử đúng đắn trong những hoàn cảnh tế nhị. Người vợ phải thể hiện sự cảm kích vì chồng đã "hy sinh" vì mình nên mới chấp nhận như thế. Người vợ không nên dựa thế sống bên nhà mình mà lấn lướt chồng, coi thường chồng. Đặc biệt là trước mặt bố mẹ đẻ hay bạn bè của chồng hay của mình. Phải luôn để chồng thể hiện vai trò trụ cột và bản lĩnh của một người đàn ông trong gia đình. Đừng coi chồng như một người sai vặt trong nhà, việc gì có thể tự làm được thì không nên ỷ lại nhờ vả chồng.
4. Chăm sóc chồng như một người vợ chân chính
Đàn ông dù nghèo hay giàu thì cũng muốn được người khác tôn trọng và sự chăm sóc bằng tình yêu thương lở chính người vợ mình, để đàn ông biết mình không phải là tủi thân. Trong cuộc sống gia đình, đôi lúc vợ chồng sẽ có những căng thẳng, xung đột thì tuyệt đối không nên lôi chuyện nhà cửa, tiền bạc hay việc ở rể của chồng ra để chì chiết, xúc phạm chồng. Đó là điều tối kỵ các chị vợ nên biết để không phải làm tổn thương đến lòng tự ái và sĩ diện của chồng. Một khi lòng tự trọng của mình bị vợ lôi ra làm vũ khí tấn công lại chính mình, sẽ làm cho anh ấy cảm thấy bị xúc phạm nặng nề và tình cảm vợ chồng rạn nứt là điều tất yếu sẽ xảy ra.
Theo Kul
Nỗi lòng của người chồng ở rể Cô ây noi đa nhân ra lôi lâm, câu xin tôi tha thư. Cô ây con đưa ra môt thư khiên tôi xao long... Trên đơi nay, liêu co mây ngươi đan ông dam tư nhân minh.... sơ vơ. Nhưng tôi xin nhân, bơi noi dôi chăng phai la điêu hay ho. Thâm chi, nêu co ai hoi tôi sơ vơ như thê...