Người xưa dưỡng tâm an yên để sống khỏe
Người cổ đại chú trọng tu dưỡng mọi lúc: khi đứng, đi, ngủ, nằm…, tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn, thần thái an yên.
Người cổ đại được biết đến với lối sống bình hòa, tĩnh tại và trường thọ. Bí quyết của họ không nằm ở việc chú trọng ăn uống hay tập luyện thể thao như con người hiện đại ngày nay.
Một số bí quyết sống thọ của người xưa như sau:
Ăn nhiều không có nghĩa sẽ khỏe mạnh hơn
Ăn uống là một phần của văn hóa dưỡng sinh người cổ đại. Theo Visiontimes, người Trung Hoa cổ chỉ ăn hai bữa mỗi ngày với lượng đồ ăn rất ít. Họ cũng ít khi ăn thịt mà bổ sung nhiều rau quả. Điều này giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn.
Không những vậy, người cổ đại coi việc ăn uống điều độ như một cách để giảm ham muốn, làm nhạt đi khẩu vị. Họ tin rằng bệnh tật chính là do ăn uống quá thường xuyên, ăn tạp và ăn quá mức. Người xưa đánh giá sức khỏe của một người qua năng lượng sống, sức khỏe tinh thần của người đó hơn là một thân hình đẫy đà.
Ngủ vừa đủ
Video đang HOT
Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày dường như đã trở thành quan niệm khoa học thường thức và một lối sống tiêu chuẩn của người hiện đại. Trên thực tế, những người ít ham muốn và sống với một nội tâm yên bình sẽ không cần ngủ nhiều đến thế. Thay vào đó, trước khi nằm xuống giường, họ tập trung hướng nội, nhìn lại bản thân mình để làm cho tâm trí trở nên yên tĩnh.
Một ngày của người cổ đại trôi qua với tâm hồn bình thản. Vì thế, họ dễ dàng ngủ một giấc thật sâu ngay khi ngả lưng xuống giường và thức dậy từ rất sớm mà không cần đồng hồ báo thức vào buổi sáng.
Dưỡng tâm để sống khỏe hơn
Ảnh: Visiontimes
Người xưa coi việc dưỡng tâm chính là cách phòng bệnh tốt nhất. Họ luyện tập thư pháp, thư họa, võ thuật, thiền định và chơi cổ cầm. Điểm chính yếu nhất của đạo dưỡng sinh chính là giữ cho thân thể và tinh thần hài hòa. Các danh nhân nổi tiếng trong lịch sử, mặc dù chìm nổi trong chốn quan trường nhưng họ vẫn giữ được một tinh thần lạc quan, khoáng đạt, bởi có một phương pháp dưỡng sinh mà họ luôn tôn sùng, đó chính là thiền định.
Tăng Quốc Phiên là chính trị gia nổi tiếng đời nhà Thanh, cũng là nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trong lịch sử Trung Quốc. Phương pháp dưỡng sinh tĩnh tọa là một trong “Tu pháp thập nhị khóa” của Tăng Quốc Phiên. Mỗi ngày không kể bận rộn đến đâu, ông đều dành một khoảng thời gian nhất định để tĩnh tọa dưỡng sinh, ngồi nghiêm chỉnh, trấn tĩnh, vững chắc như bảo đỉnh.
Thư giãn và giải trí
Người xưa chú trọng tu dưỡng mọi lúc kể cả khi đi, đứng, nằm, ngồi. Họ luôn tìm kiếm sự bình yên trong nội tâm giữa môi trường ồn ào xung quanh, thư giãn ngay cả khi bận rộn nhất, để có thể hoàn thành mọi việc trong một tâm thái an hòa.
Đạo dưỡng sinh của người xưa là để chỉ nội dưỡng, cũng chính là bắt đầu cải thiện môi trường nội bên trong cơ thể người, tu dưỡng nhân tâm, tu dưỡng nhân thể, từ đó mà có được sức khỏe thể chất và tinh thần ngày càng thịnh vượng, dồi dào.
Một người biết tu dưỡng thân tâm, có lối sống lành mạnh thuận theo tự nhiên, ắt sẽ có một thân thể khỏe mạnh và tinh thần hòa ái, cũng nhờ vậy mà cuộc sống hạnh phúc bình an.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Số người già trên 100 tuổi Nhật Bản nhiều nhất thế giới
Điều này cho thấy Nhật Bản càng ngày càng đối mặt với tình trạng già hóa dân số và thiếu nguồn nhân lực.
Theo số liệu thống kê của Chính phủ Nhật Bản, tính đến ngày 30/9/2018, số người từ 100 tuổi trở lên tại Nhật Bản đạt con số kỷ lục là trên 69.000 người. Điều này cho thấy Nhật Bản càng ngày càng đối mặt với tình trạng già hóa dân số và thiếu nguồn nhân lực.
Một cụ ông rèn luyện thể lực tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, số người cao tuổi vận động vì muốn tăng cường sức khỏe ngày càng tăng. Theo khảo sát hàng năm do Cục Thể thao Nhật Bản tiến hành trong năm tài chính 2017, số nữ giới từ 65 tuổi trở lên và nam giới từ 70 tuổi trở lên tập luyện thể thao mỗi ngày tăng cao kỷ lục. Ngoài ra, tại Nhật Bản còn có những câu lạc bộ leo núi dành cho người cao tuổi được người già rất ưa thích.
Chính phủ đang kêu gọi người dân tăng cường vận động để có thể cắt giảm chi phí y tế và điều dưỡng ngày càng gia tăng cũng như nâng chỉ số "sống lâu khỏe mạnh".
Theo điều tra năm 2016 của Bộ Y tế, chỉ số này ở nữ giới là 74,79 tuổi và ở nam giới là 72,14 tuổi. Cả hai con số này đều cao hơn so với điều tra được tiến hành vào năm 2015.Chỉ số "sống lâu khỏe mạnh" là số năm một người có thể sống mà không cần phải chăm sóc.
Giáo sư Naito Hisashi thuộc Khoa Khoa học Sức khỏe và Thể thao, Đại học Juntendo cho biết dù bao nhiêu tuổi, nhưng nếu vận động, cơ thể sẽ tiếp tục hoạt động và dẻo dai. Ông hy vọng Thế vận hội Tokyo 2020 sẽ là cơ hội để người dân lại quan tâm đến thể dục thể thao./.
Theo vov
Lý do bạn không nên ăn trứng gà sống Trứng sống tiềm ẩn các vi khuẩn truyền nhiễm có thể gây ngộ độc. Trứng gà chứa nhiều đạm, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và rất nhiều dinh dưỡng khác. Một quả trứngcó khoảng 50 g vitamin A, vitamin B2, vitamin B5, vitamin B12, selen, phốt pho, folate, protein, chất béo. Nhiều người tập luyện thể thao muốn bổ sung protein...