Người vùng cao vươn lên làm giàu nhờ cây thạch đen
Cùng với cây hồi, thạch đen là cây trồng chủ lực của huyện Thạch An ( Cao Bằng), giúp người dân vùng cao từng bước giảm nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.
Nhiều hộ dân xã Trọng Con, huyện Thạch An có thu nhập cao từ trồng cây thạch đen. Ảnh: C.H.
Thu nhập cao gấp nhiều lần trồng ngô, lúa
Xã Trọng Con, huyện Thạch An là một trong những địa phương được coi là “thủ phủ” của cây thạch đen nhiều năm qua. Năm 2021, diện tích gieo trồng toàn xã hơn 83 ha, bằng gần 25% tổng diện tích cây thạch đen toàn huyện.
Ông Nông Văn Kim, xóm Vĩnh Quang, xã Trọng Con, một trong những hộ trồng thạch đen điển hình của xã chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi quanh năm chỉ trồng ngô, lúa nên chỉ đủ ăn, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Từ hơn 10 năm trở lại đây, gia đình tôi chuyển dần diện tích trồng ngô, tận dụng thêm diện tích đất đồi để trồng thạch đen.
Từ vài nghìn m2 ban đầu, hiện nay gia đình ông Kim mỗi năm trồng hơn 1 ha thạch đen ở ruộng và trên rẫy, mỗi năm thu nhập trung bình hơn 100 triệu đồng. Nhờ trồng thạch đen, kinh tế gia đình ông đã có bước phát triển rõ rệt, có tiền mua sắm thiết bị tiện nghi trong sinh hoạt.
Ông Nông Ngọc Hoàng, Chủ tịch UBND xã Trọng Con thông tin: 2 năm nay, do đầu ra mở rộng, giá cây thạch đen luôn ở mức cao, dao động từ 40 – 45 nghìn đồng/kg. Sản phẩm được giá, người dân tích cực trồng, chăm bón, nâng cao chất lượng, năng suất. Mỗi năm, cây thạch đen mang lại thu nhập hàng chục tỷ đồng cho nông dân trong xã.
Xã thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn người dân, đặc biệt là hộ nghèo phát triển trồng cây thạch đen nâng cao thu nhập. Qua đó, tạo động lực cho công tác giảm nghèo nhanh, bền vững trong xã. Mỗi năm, xã giảm khoảng 5% hộ nghèo, hiện còn hơn 150 hộ nghèo, bằng 32% số hộ toàn xã.
Người dân xã Đức Thông, huyện Thạch An thu hoạch cây thạch đen. Ảnh: C.H.
Video đang HOT
Cùng với Trọng Con, xã Đức Thông cũng là một trong những địa phương đang phát huy tốt thế mạnh trồng cây thạch đen, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương nhiều năm gần đây.
Ông Nông Nguyễn Biền, Bí thư Đảng ủy xã Đức Thông chia sẻ: Trước đây, cây thạch đen chỉ mọc dại, hoặc được người dân trồng để ăn và không có người thu mua. Nhưng khoảng 5 năm gần đây, diện tích cây thạch đen ở xã ngày càng được trồng nhiều hơn, thương lái thu mua tận nơi. Năm 2021, toàn xã trồng hơn 90 ha thạch đen. Nhờ thu nhập từ trồng thạch đen, nhiều hộ dân trong xã đã thoát nghèo, vươn lên khấm khá.
Trồng thạch đen không quá khó, chỉ cần áp dụng đúng kỹ thuật, chịu khó chăm bón là cây sẽ phát triển tốt. So với trồng ngô, lúa truyền thống thì cây thạch đen đem lại thu nhập cao gấp 3 – 4 lần.
Quy hoạch vùng trồng gắn với đầu ra tiêu thụ
Cây thạch đen (còn được gọi là cây Tiên Thảo hay Sương Sáo) – một loại cây thân cỏ cao chưa tới 1m. Đây là giống cây trồng ngắn ngày, chỉ 4 tháng là có thể thu hoạch. Cây thạch đen có vị ngọt, tính mát, theo Đông y thì lá cây này có tác dụng giải nhiệt, giúp giảm huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp, tiểu đường…
Cây thạch đen được trồng chủ yếu ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Vùng đất này được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu mát mẻ, thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển của cây thạch đen. Chính vì vậy, thạch đen đang được coi là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở địa phương, giúp nhiều hộ gia đình có thu nhập ổn định hơn, vươn lên thoát nghèo.
Theo số liệu của Phòng NN-PTNT huyện Thạch An, năm 2021, tổng diện tích cây thạch đen khoảng 428 ha, tập trung nhiều ở các xã Đức Thông, Trọng Con, Quang Trọng, Canh Tân, Minh Khai, Kim Đồng, Thái Cường, Thụy Hùng.
Nếu trồng, chăm sóc tốt, mỗi ha thạch đen thu được khoảng 5,5 – 6 tấn, với giá bán từ 20 – 30 nghìn đồng/kg thì 1 ha thu về trên 100 triệu đồng. Chính vì thế, giá trị kinh tế từ cây thạch đen cao hơn rất nhiều so với những cây trồng truyền thống như lúa, ngô. Với tổng sản lượng hơn 2.000 tấn, năm 2021, cây thạch đen đem lại cho người dân huyện vùng cao Thạch An khoảng 60 – 70 tỷ đồng.
Sản phẩm thạch đen Lê Thùy, Thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An đạt ba sao OCOP. Ảnh: C.H.
Ông Vũ Đức Thiện, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thạch An cho biết: Nhiều năm qua, cùng với cây hồi, huyện xác định thạch đen là cây trồng mũi nhọn, giúp bà con xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm rất tốt. Nhiều hộ có thu nhập từ vài chục triệu đến hơn 100 triệu đồng/năm từ trồng, sản xuất các sản phẩm từ thạch đen.
Hiện nay, thị trường tiêu thụ cây thạch đen chủ yếu do tư thương thu mua, sơ chế, rồi xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ. Để đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm, đơn vị phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn quy trình sản xuất, sơ chế cây thạch đen an toàn cho nông dân và cơ sở thu mua. Phòng NN-PTNT phối hợp, lập hồ sơ, cấp 95 mã vùng trồng cây thạch đen, đáp ứng yêu cầu mã vùng khi xuất khẩu sản phẩm.
Tại thị trường trong nước, một số công ty, cá nhân mua cây thạch đen về chế biến thành thạch đen thành phẩm, bán rộng rãi trên thị trường, được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Nếu như trước đây, thạch đen được bày bán tại các chợ trong tỉnh Cao Bằng theo hình thức tự phát, đựng trong những chiếc chậu lớn và cắt ra bán theo nhu cầu của người mua thì sản phẩm thạch đen tại các cơ sở sản xuất hiện nay được đóng hộp một cách chuyên nghiệp.
Theo đó, mỗi hộp có trọng lượng cụ thể với đầy đủ nhãn mác, giá bán trung bình từ 20.000 – 25.000 đồng/hộp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong tỉnh cũng như các tỉnh, thành trong cả nước. Nhiều hộ sản xuất lớn mỗi ngày làm ra từ vài trăm đến hơn 1.000 hộp thạch đen.
Sản phẩm thạch đen có nhiều tác dụng, giúp giải nhiệt vào mùa hè. Ảnh: T.L.
Từ tháng 7/2019 – 7/2021, UBND huyện Thạch An phối hợp với Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái nguyên), Sở KH-CN Cao Bằng xây dựng Dự án quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận thạch đen “Thạch An” cho các sản phẩm từ cây thạch đen của huyện. Qua khảo sát, huyện xây dựng hồ sơ đăng ký xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người dân vùng trồng thạch.
Ngày 16/12/2020, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Thạch đen – Thạch An” số 373302 cho UBND huyện Thạch An. Nhãn hiệu chứng nhận được công nhận và bảo hộ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến thạch đen trên địa bàn được sử dụng tem nhãn, truy xuất nguồn gốc rõ ràng, người tiêu dùng tin tưởng và yên tâm khi sử dụng sản phẩm thạch đen Thạch An.
Đưa cây mắc ca trồng trên đất dốc, góp phần giảm nghèo nơi ngã ba biên giới Điện Biên- bài 1
Điện Biên có tiềm năng lớn về đất đai, có tiểu vùng khí hậu phù hợp để phát triển cây mắc ca.
Đây cũng là hướng đi mới để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi.
Bà con đồng bào dân tộc Hà Nhì xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên) chuẩn bị nương rẫy trồng mắc ca.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 8 dự án trồng cây mắc ca được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư, với tổng mức đầu tư là 8.812 tỷ đồng, quy mô thực hiện trồng 47.046 ha. Đến nay, các doanh nghiệp có dự án đầu tư trồng mắc ca trên địa bàn tỉnh đã tổ chức trồng được 3.375 ha mắc ca, đạt 41% so với quy mô tiến độ phê duyệt các dự án đến năm 2021 (đạt 9% so với tổng quy mô các dự án được phê duyệt).
Bài 1: Đẩy nhanh tiến độ trồng cây mắc ca ở Mường Nhé
Chúng tôi lên xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé) đúng vào ngày bà con đồng bào Hà Nhì bản Pờ Nhù Khò đang được tập huấn cách trồng và chăm sóc cây mắc ca. Ông Pờ Chinh Phạ, Chủ tịch UBND xã Sín Thầu cho biết: Sín Thầu là xã biên giới, đồng bào dân tộc Hà Nhì chiếm 96%, tập quán của người dân chủ yếu là trồng trọt, nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng và chăn nuôi, nên tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn còn hơn 20%.
Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mường Nhé, xã Sín Thầu là địa phương được huyện chọn làm điểm chương trình phát triển kinh tế - xã hội trồng thí điểm 131 ha trên tổng số hơn 1.000 ha cây mắc ca, nhưng tại buổi tập huấn và đăng ký hộ gia đình tham gia hợp tác xã trồng mắc ca, nhiều hộ vẫn "chưa mặn mà". Đến thời điểm này, người dân đang được tuyên truyền, hướng dẫn đăng ký tham gia hợp tác xã trồng mắc ca với mong muốn nâng mức sống, góp phần giúp bà con dân tộc thiểu số Hà Nhì vươn lên làm giàu.
Ông Pờ Chinh Phạ, Chủ tịch UBND xã Sín Thầu cho biết: UBND xã Sín Thầu đang rà soát các hộ gia đình còn nhiều diện tích đất trống, đồi trọc để triển khai chương trình trồng cây mắc ca. "Chúng tôi đã khảo sát diện tích ở 3 bản là Tá Miếu, Pờ Nhù Khò, Tả Kho Khừ trên địa bàn xã đủ điều kiện, diện tích để trồng cây mắc ca công nghệ cao", ông Pờ Chinh Phạ cho biết.
Được biết, từ năm 2019, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển mắc ca Tây Bắc đã triển khai dự án trồng mắc ca công nghệ cao tại huyện Mường Nhé. Dự án được UBND tỉnh phê duyệt với tổng diện tích hơn 11.156 ha, thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất và đất nông nghiệp khác (trong đó diện tích trồng mắc ca công nghệ cao 10.000 ha) được trồng tại 6 xã Chung Chải, Leng Su Sìn, Nậm Vì, Mường Nhé, Sen Thượng và Sín Thầu.
Tuy nhiên, đến nay Công ty mới trồng được khoảng 600 ha trên địa bàn 2 xã Sín Thầu và Sen Thượng; đồng thời đo đạc, quy chủ phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để được giao đất, thuê đất thực hiện dự án với diện tích gần 2.000 ha. Dự án được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2018 - 2020 thực hiện trồng 7.000 ha, giai đoạn 2 từ sau khi hoàn thành giai đoạn 1 được đánh giá thực sự hiệu quả, nếu điều kiện thuận lợi, doanh nghiệp sẽ tiếp tục trồng 3.000 ha. Hiện tại, với diện tích gần 300 ha tại xã Sen Thượng, Công ty đã trồng trên 70.000 cây mắc ca và đều được gắn mã định vị cầu GPS để theo dõi chu kỳ sinh trưởng, phát triển.
Trong năm 2020, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển mắc ca Tây Bắc triển khai trồng trên 2.500 ha mắc ca tại các xã Sen Thượng, Chung Chải và Leng Su Sìn. Cơ quan chức năng đang phối hợp với chính quyền huyện Mường Nhé, nỗ lực tháo gỡ khó khăn về thủ tục liên quan đến đất rừng, để tiến độ trồng cây mắc ca được đảm bảo theo dự án. Kế hoạch là vậy, nhưng đến thời điểm tháng 11/2021, toàn huyện mới thực hiện trồng được khoảng 600 ha mắc ca tại địa bàn xã Sen Thượng; trong khi đã hoàn thiện các thủ tục đo đạc và giải phóng mặt bằng với tổng diện tích là 1.961,13 ha. So với kế hoạch đề ra thì việc triển khai chậm tiến độ thực hiện dự án trồng mắc ca chủ yếu là do nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai và giải phóng mặt bằng.
Việc trồng cây mắc ca công nghệ cao trên địa bàn huyện biên giới trọng yếu Mường Nhé, ngoài mục đích giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, còn là giải pháp phủ xanh rừng, góp phần ổn định dân cư, hạn chế phá rừng làm nương và nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn. Mặc dù vậy, đến nay nhiều bà con vẫn còn băn khoăn...
Cùng với đó, hiện nay dự án giao đất lâm nghiệp chưa có rừng và dự án trồng cây mắc ca cùng triển khai thực hiện trên địa bàn, đã gây khó khăn trong việc đo đạc quy chủ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bởi dự án trồng mắc ca chưa có phê duyệt dự án cụ thể để xác định rõ phạm vi, vùng triển khai đo đạc quy chủ, dẫn đến có thể trùng lặp với đo giao đất không có rừng. Mâu thuẫn về hạn mức giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất trống đồi núi trọc giữa vùng ngoài dự án và trong dự án trồng mắc ca cũng là lý do khiến tiến độ thực hiện chậm.
Bên cạnh nguyên nhân khách quan, thì việc nhà đầu tư chưa nghiên cứu kỹ về thực trạng đất đai trong bước lập khảo sát ban đầu dẫn đến nhiều diện tích đưa vào vùng quy hoạch thực hiện dự án nhưng không triển khai được do một số diện tích đã phát triển thành rừng và nhiều diện tích đang là đất sản xuất thường xuyên của người dân. Cụ thể, trong tổng số hơn 11.156 ha vùng dự án thì có hơn 3.000 ha đất đã có rừng và khoảng 8.000 ha là đất nương đang canh tác thường xuyên của người dân.
Để đẩy nhanh tiến độ trồng mắc ca trên địa bàn huyện, ông Nguyễn Quang Hưng, Bí thư huyện ủy Mường Nhé cho rằng, cấp ủy và chính quyền các xã cần phối hợp tốt với các sở, ngành liên quan tập trung triển khai trồng cây mắc ca theo kế hoạch để sớm đưa mắc ca trở thành cây trồng mũi nhọn của huyện Mường Nhé trong thời gian tới.
Hà Giang: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 là người dân tộc Dao hiến 3.500 m2 đất để làm điều bất ngờ này Hiến 3.500 m2 đất để xây trường học, mở đường, cùng với việc được người dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn 16 năm - ông Đặng Văn Đạt, dân tộc Dao, thôn Nà Nghè, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê (Hà Giang) là một tấm gương điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới và là 1 trong 63 Nông...