Người VN-Philippines cùng xuống đường phản đối Trung Quốc ở Manila
Hàng trăm người Philippines và người Việt Nam hôm nay đã cùng xuống đường trong một cuộc tuần hành ở thủ đô Manila của Philippines, nhằm yêu cầu Trung Quốc ngừng khoan dầu ở vùng biển thuộc thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Người Việt Nam và Philippines phản đối giàn khoan Trung Quốc trước lãnh sự quán Trung Quốc ở thủ đô Manila.
Theo tin Pháp AFP, cảnh sát chống bạo động Philippines đã phong tỏa lối vào một tòa nhà có lãnh sự quán Trung Quốc ở quận tài chính của Manila, trong khi khoảng 200 người tuần hành tới đây.
Hãng tin Pháp cũng cho biết cuộc tuần hành diễn ra trong hòa bình.
Cuộc tuần hành diễn ra sau một loạt các cuộc tuần hành ở cả trong và ngoài nước Việt Nam nhằm phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu trị giá 1 tỷ USD Hải Dương-981 vào vùng biển của Việt Nam hồi đầu tháng này.
Tại cuộc tuần hành hôm nay ở Manila, một số người “mặc” vỏ rùa cắt từ bìa các-tông màu xanh, mang tranh cổ động với dòng chũ “Việt Nam- Philipines chung tay xua đuổi Trung Quốc”, “Trung Quốc ngừng bắt nạt Việt Nam và Philippines” hay “Chúng tôi ủng hộ Việt Nam”.
Những người biểu tình cũng hô vang khẩu hiệu “Hoàng Sa Việt Nam”, nơi Trung Quốc đã đặt giàn khoan trái phép.
Chính trị gia Philipines cũng xuống đường cùng người Việt
Hãng tin AFP cho hay, giới chính trị gia Philipines cũng tham gia vào cuộc tuần hành cùng cộng đồng người Việt Nam ở Manila.
Video đang HOT
“Chúng tôi ở đây là để phản đối những gì Trung Quốc đang làm đối với Việt Nam. Chúng tôi cần kêu gọi sự ủng hộ của những người bạn địa phương và quốc tế”, Arya Nguyen, một trong khoảng 60 người Việt ở Philipines tham gia cuộc tuần hành cho biết với hãng thông tấn AFP.
“Nếu họ (chính phủ Trung Quốc) có thể làm điều đó với Việt Nam, họ có thể làm điều đó với tất cả mọi người”, Janicee Buco, một đại diện phía Philippines của một tổ chức cộng đồng có tên Hiệp hội Việt-Philippines cho hay.
Vào tuần này Philippines đã ra cáo buộc hình sự đối với 9 thành viên thủy thủ Trung Quốctrên một tàu cá mà cảnh sát Philippines bắt giữ ở vùng biển tranh chấp trên Biển Đông vì đã đánh bắt hàng trăm con rùa biển lớn nằm trong danh sách các loài được bảo vệ.
Manila cũng cáo buộc Bắc Kinh đang có những hoạt động cải tạo đất nền trái phép ở bãi đá Gạc Ma trên Trường Sa, Biển Đông. Trung Quốc đã chiếm bãi đá Gạc Ma của Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988.
Theo giới chức Philippines, hoạt động của Trung Quốc có thể là nhằm chuẩn bị xây một đường băng hoặc một căn cứ quân sự. Bộ Ngoại giao Philippines cáo buộc Trung Quốc đã vi phạm Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC) đã được ký giữa ASEAN và Trung Quốc.
Trong khi đó, tại cuộc họp báo thường kỳ vào ngày hôm qua 15/5 ở Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khi được hỏi về hoạt động của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma đã khẳng định, “mọi hành vi làm thay đổi hiện trạng tại vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa là vi phạm tuyên bố về ứng xử của các bên về Biển Đông.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Trào nước mắt nhớ về trận chiến Gạc Ma năm xưa
Chiều 13/3, tại Đà Nẵng, cuộc giao lưu xúc động mang tên "Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa" được tổ chức với rất nhiều nước mắt của các chiến sĩ và thân nhân các liệt sĩ đã chiến đấu trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma 26 năm trước...
Buổi giao lưu cũng là lễ phát động chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Quỹ Tấm lòng vàng của báo Lao động tổ chức, phát động quyên góp gây quỹ tri ân những quân nhân đã hy sinh trong các trận chiến bảo vệ Hoàng Sa (1974), Trường Sa (1988), để chia sẻ những mất mát, góp phần giảm bớt những khó khăn của gia đình, thân nhân của những người đã ngã xuống vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đồng thời, buổi lễ cũng để vinh danh tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc về những người đã đóng góp máu xương cho Tổ quốc, những người bất tử trong lòng dân tộc.
Buổi giao lưu phát động chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa" vừa diễn ra tại Đà Nẵng chiều 13/3
Dự buổi giao lưu "Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa" có sự tham dự của những người mẹ, người cha, vợ con của các chiến sỹ đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma - quần đảo Trường Sa ngày 14/3/1988; cùng những cựu binh còn sống - nhân chứng cho những trang sử bi hùng của dân tộc.
Có những ngày lịch sử như ngày 14/3 của 26 năm về trước...
...đau đáu tim cha,...
...thắt lòng mẹ khi nghĩ về những người con anh dũng
Tham dự chương trình, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tá Vũ Huy Lễ, nguyên thuyền trưởng HQ505 bày tỏ xúc động khi gặp lại những đồng đội cùng chứng kiến trận Hải chiến Trường Sa năm xưa như anh Lê Hữu Thảo, anh Nguyễn Minh Hiền..., và gặp gỡ thân nhân những đồng đội đã hy sinh vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tá Vũ Huy Lễ (phải) xúc động gặp lại đồng đội
Dâng hoa tặng mẹ của anh hùng liệt sỹ Trần Văn Phương
Anh Vũ Xuân Khoa (26 tuổi), con trai thuyền trưởng Vũ Phi Trừ, thuyền trưởng HQ604 đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma 14/3/1988, xúc động nói: "Khi bố hy sinh, tôi mới được 3 tháng tuổi. Nghe mẹ kể, trước chuyến đi định mệnh, bố về quê có hứa sẽ đưa hai mẹ con vào Cam Ranh định cư cùng bố. Thế nhưng, không ngờ đó là chuyến đi mãi mãi của bố. Từng được đặt chân trên hòn đảo nơi bố hy sinh, tôi như chứng kiến hình ảnh của bố trước phút chiến đấu quả cảm. Tôi tự hào về bố"......
Anh Vũ Xuân Khoa, con trai thuyền trưởng Vũ Phi Trừ tự hào về bố
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tá Vũ Huy Lễ nhắn nhủ đến thế hệ trẻ: "Tuổi trẻ của cha anh đã sẵn sàng hy sinh để tuổi trẻ hôm nay được học tập, công tác và lao động. Nên người trẻ hôm nay phải phấn đấu sống sao để đóng góp sức mình cho đất nước, đền đáp công ơn của bao lớp người đi trước đã hy sinh cho hòa bình hôm nay".
Chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa" công bố đã vận động được gần 1,2 tỷ đồng ngay sau buổi phát động chương trình trong chiều 13/3.
Khánh Hiền
Theo Dantri
Philippines công bố ảnh tố hoạt động của Trung Quốc trên bãi ngầm Trường Sa Philippines hôm nay đã công bố ảnh do quân đội nước này chụp, chứng minh Trung Quốc vi phạm thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc về Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông, khi thực hiện các hoạt động cải tạo đất trên bãi đá Gạc Ma thuộc Trường Sa. Hình ảnh do máy bay do thám chụp vào...