Người Việt và những lần “xấu xí” khiến người nước ngoài hoảng sợ
Siêu thị Nhật cảnh báo thói ăn cắp vặt; nhà hàng buffet Thái cảnh báo thói lãng phí đồ ăn… Cách hành xử của một số người Việt đã tạo ra một hình ảnh “xấu xí”…
Bài viết Người Hà Lan hoảng sợ khi tặng áo mưa, người Việt lên cướp đã nhận được rất nhiều ý kiến của bạn đọc. Đa số đều cho rằng hành động của một số người Việt là đáng hổ thẹn, làm xấu hình ảnh Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. Đáng tiếc, đây không phải là lần duy nhất những hành động này xảy ra.
Sở hữu gương mặt đẹp và vóc dáng quyến rũ, hotgirl Peaw Sumaporn Wandee, sinh năm 1991, MC của kênh truyền hình dành cho nam giới Maxxi TV đã thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều thành viên cộng đồng mạng Việt Nam. Trang Facebook cá nhân của cô cũng vì thế mà tràn ngập bình luận của người Việt.
Tuy nhiên, bên cạnh những bình luận nghiêm túc là không ít những câu chữ thể hiện sự đùa cợt một cách thái quá, thậm chí là xúc phạm tới Wadee như “bao nhiêu đô một đêm vậy em?”, “còn trinh hãy nói chuyện với bố!”, “có phải pê đê không?”…
Hành động này đã khiến Wadee bức xúc tới mức cô đã đăng tải riêng một status trên Facebook cá nhân của mình, chỉ trích những bình luận thô tục của một số bạn trẻ Việt Nam:
“Gửi các bạn VN. Tôi rất không ưa khi các bạn lấy hình chụp của tôi đăng tải lên những trang web không phù hợp và có những lời lẽ bình luận thô tục. Các bạn bình luận gì tôi không hiểu, nhưng xin phép được xóa hết những bình luận của người VN”.
“Tôi biết là có người hiểu và không hiểu nên xin lỗi những bạn nào có ý tốt thật sự. Còn với những bạn không tôn trọng tôi thì tôi cũng không cần phải giao lưu làm gì cả!”.
Thậm chí, Wadee còn “rất không thích và bực bội” khi người Việt Nam bình luận trên Facebook của cô bằng tiếng Việt: “Nếu muốn trò chuyện với tôi thì hãy viết tiếng Anh, hiểu không?”.
Siêu thị Nhật “đe” người Việt ăn cắp
Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt được viết bằng tiếng Việt, ở dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật, đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Theo anh Đặng Công Trọng, du học sinh Nhật Bản, tác giả của bức ảnh này, tấm biển được dán trong một siêu thị tại thành phố Saitama, một trong những thành phố đông dân nhất tại nước này.
Đa phần cộng đồng mạng đều đồng quan điểm khi cho rằng tấm biển viết bằng tiếng Việt nên đối tượng mà nó hướng tới là người Việt.
Trong khi một số ý kiến của cư dân mạng lí giải rằng tấm biển này chỉ mang mục đích cảnh báo thì nhiều người khác lại cho rằng đây là điều đáng xấu hổ, bởi nó là bằng chứng rõ ràng về thói ăn cắp vặt của người Việt tại Nhật Bản.
Theo anh Trọng, hành vi ăn cắp vặt của người Việt tại Nhật đang xảy ra phổ biến tới mức “không ít trường hợp mỗi khi nhắc đến ai đó, người Nhật thường nói cụm từ “”bê tô na mư zin”. Lên tàu nhiều khi thấy người Việt Nam thì người Nhật còn kéo khoá túi lại rồi ôm khư khư trước bụng”.
Thói hư tật xấu người Việt là do lỗi hệ thống?
Đây không phải là lần đầu tiên những dòng cảnh báo được cho là dành riêng cho người Việt xuất hiện tại nước ngoài.
Nhà hàng Thái, Singapore nhắc khách Việt ăn uống đúng mực
Không hiếm các tấm biển được viết bằng tiếng Việt được đặt tại các nhà hàng, cảnh báo thói quen ăn uống thiếu văn minh của người Việt.
Video đang HOT
Hồi tháng 9/2012, cộng đồng mạng Việt Nam lan truyền một tấm biển bằng tiếng Việt, được đặt tại một nhà hàng buffet ở Thái Lan với nội dung “Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cám ơn”.
Có người cho rằng, những tấm biển với nội dung tương tự thế này xuất hiện khá nhiều tại các nhà hàng trên đất Thái.
Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận cũng từng tận mắt chứng kiến và chụp lại tấm biển mà anh nói rằng đã khiến bản thân cảm thấy khó chịu suốt mấy ngày.
Tấm biển được đặt tại một nhà hàng buffet tại khu trung tâm của Singapore với dòng chữ: “Xin vui lòng không lãng phí thức ăn. Phạt $5 cho mỗi 100g thức ăn thừa. Xin cám ơn!”.
Bức ảnh mà nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận chia sẻ trên trang cá nhân là minh chứng đáng buồn cho thói quen ăn uống thiếu văn minh của người Việt.
Những cảnh báo này đã phần nào phản ánh văn hóa ăn buffet lãng phí của người Việt Nam, lấy đồ ăn vô tội vạ cho “bõ” số tiền bỏ ra, ngay cả ở trong nước.
Những tật xấu khó bỏ của người Việt
Lâu nay người Việt cứ ru nhau bằng những từ hoa mỹ mà chẳng bao giờ nhìn nhận thẳng vào sự thật xấu xí của mình như thói lừa lọc dối trá, sĩ diện hão, thói ham ăn, hay ghen tỵ…
Tôi có từng đọc cuốn sách “Người Trung Quốc xấu xí “của tác giả Bá Dương. Đây là cuốn sách phê phán những cái xấu của đời sống văn hoá, chính trị Trung Quốc. Ngay khi vừa xuất bản, cuốn sách đã được nhiều người đón nhận. Ngay cả ở Trung Quốc, nhiều người cũng thích thú cuốn sách này vì họ có dịp nhìn lại mình để hoàn thiện.
Đúng là người Trung Quốc xấu xí thật. Nhưng đấy là chuyện về Người Trung Quốc.Còn người Việt chúng ta cũng xấu xí không kém.
Lâu nay, người Việt cứ ru nhau bằng những mỹ từ như: hào hoa, thanh lịch như người Tràng An, người Việt Nam hiền hoà mến khách, nhân hậu… rồi nước Việt Nam rừng vàng biển bạc…. Ôi! Toàn lời tán tụng sáo rỗng.
Đành rằng ở đâu cũng có người tốt người xấu, không có chỗ nào mà có toàn người tốt, cũng chẳng có nơi nào toàn người xấu. Nhưng khi cái xấu ngày càng nhiều và diễn ra hàng ngày trước mắt thì nó sẽ dần được xem như điều bình thường.
Dĩ nhiên, không phải người Việt nào cũng xấu xí, nhưng nếu bạn đọc nội dung bên dưới mà thấy mình cũng có khi như vậy thì hãy suy nghĩ nhé.
1. Khạc nhổ ngoài đường. Nếu bạn chưa từng bị dính nguyên bãi nước bọt, đờm, nước mũi khi đang đi trên đường phố Việt Nam thì bạn chưa cảm nhận hết cái sự điên cuồng, khó chịu đến phẫn nộ của những phi vụ hôi thối này.
Có lần tôi nghe kể chuyện về một cô Tây sang Việt Nam du lịch lần đầu tiên. Cô ngồi trên xích lô ngắm phố phường và vô tình hứng luôn bãi nước bọt của người đi xe máy phía trước. Vậy là cô đổi vé máy bay về nước trong ngày hôm ấy và hứa sẽ không quay lại Việt Nam lần nữa.
2. Nói chuyện lớn tiếng chỗ đông người. Tiếng Việt có âm sắc, huyền, hỏi, ngã, không giống như nhiều ngôn ngữ khác. Vì thế, nhiều người nước ngoài, nhất là người Âu Mỹ lần đầu nghe tiếng Việt sẽ thấy rất chói tai. Vậy mà, nhiều người nói rất lớn tiếng chỗ đông người, nghe cứ như đang cãi nhau.
Hôm qua tôi đi ăn một quán ở TP HCM. Tôi đang ngồi ăn thì có nhóm khách là nhân viên văn phòng kéo vào và từ đó cái quán thành cái chợ và bữa ăn trưa kém ngon vì sự ồn ào.
3. Hỉ mũi sột soạt tại quán ăn. Nhiều người chẳng thèm biết cảm giác của người xung quanh ra sao khi cứ vô tư hỉ mũi sột soạt chỗ quán ăn đông người (nhất là những quán bán đồ ăn có vị cay như bún bò, bún riêu…). Nếu các bạn đang ngồi ăn mà nghe hỉ mũi thì cái thú ẩm thực cũng mất luôn.
4. Lãng phí đồ ăn. Các bạn hãy thử đi ăn buffet xem, nhiều người lấy đồ ăn cả bàn ăn không hết. Họ ráng gồng mình để ăn cho đủ với số tiền bỏ ra. Ăn không được thì bỏ. Thế nên nhiều nơi phải dán dòng chữ bằng tiếng Việt: Xin lấy thức ăn vừa đủ là như vậy!
5. Sĩ diện. Nhiều người Việt không sống đúng với thực tế của bản thân. Họ vay mượn, làm đủ mọi cách để có quần áo, xe cộ, nhà cửa, máy móc cho bằng người khác. Họ sĩ diện và tạo vỏ bọc hào nhoáng bên ngoài và bất chấp cái ruột bên trong trống rỗng.
6. Ghen ăn tức ở: Nhiều người hay thở dài rằng ở đời giàu bị người ta ghét, nghèo bị người ta khinh. Nhiều người ngại công nhận mình thua kém và người khác tài giỏi hơn mình. Họ thường tìm cách vạch lá để tìm sâu.
Nếu ai đó thành công, họ sẽ nói do A, B, C như thế này thế kia và tìm cách chê bai chỉ trích (như trường hợp của Mr. Đông, tác giả Flappy Bird vừa rồi). Vì thế nói văn hoá phương Tây thiên về khuyến khích, văn hoá Việt Nam thiên về chỉ trích là không hề sai chút nào!
7. Dối dối trá lừa lọc. Tật xấu này, tôi thấy dường như với người Việt đã là chuyện rất bình thường chứ không có gì to tát. Người ta khất hẹn với bạn thường bịa lý do nào đó thay vì nói thẳng nói thật.
Nói dối dù gây hại hay không thì nó cũng đã tạo nên một thói quen xấu và hậu quả là bây giờ nhiều người nói nhưng mình không thể tin. Cuộc sống mà chúng ta không có lòng tin nhau cũng mệt mỏi.
8. Hùa theo số đông. Người Việt thích làm những gì mà nhiều người đang làm, thích ăn uống ở nơi thấy nhiều người xếp hàng, thích mua hàng hoá đang có quảng cáo trên tivi, thích bàn tán chuyện báo chí đang đề cập…
Nói chung là ai cũng muốn chứng tỏ mình sành điệu và bắt kịp thời cuộc, cho nên nhiều trận chê hội đồng và khen theo phong trào vô tình làm nên nhiều hiện tương quá lố… Những tật xấu này chưa có biểu hiện sẽ bớt đi mà ngày càng nở rộ.
Qua đây, hy vọng rằng chúng ta sẽ nhìn nhận lại bản thân để có những cư xử văn minh trong thời buổi hiện nay thay vì ngồi chỉ trích, ghen ăn tức ở với nhau.
Theo Yan News/Vnexpress
Quân đội Mỹ ngày càng lộ nhiều "thói hư tật xấu"
Quân đội Mỹ đang phải chứng kiến số binh sĩ bị sa thải vì vi phạm kỷ luật và phạm tội ngày càng tăng nhanh trong những năm gần đây.
Theo hãng tin AP, số sĩ quan Mỹ bị sa thải khỏi quân ngũ do vi phạm đạo đức đã tăng gấp 3 lần trong 3 năm qua. Trong khi đó, số binh sĩ buộc phải giải ngũ do nghiện ma túy, nghiện rượu, phạm tội và nhiều tội danh khác đã tăng từ 5.600 người trong năm 2007 - thời điểm tình hình căng thẳng chiến sự tại Iraq lên tới đỉnh điểm, lên hơn 11.000 người trong năm 2013.
Trong giai đoạn chiến tranh đỉnh điểm tại Iraq và Afghanistan, quân đội Mỹ nắm trong tay khoảng 570.000 binh sĩ. Trong đó, số binh sĩ ra chiến trường chiếm lượng đông đảo nhất so với các nhiệm vụ khác.
Quân đội Mỹ tại Iraq
"Trong 10 - 12 năm gần đây, việc liên tiếp triển khai số lượng lớn binh sĩ ra chiến trường đã khiến chúng tôi sao nhãng vấn đề đạo đức của binh sĩ", Tướng Ray Odierno - Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ trả lời AP hồi tuần trước.
Lời bình luận của Tướng Odierno đã được Đại tướng Martin Dempsey - Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đề cập vài lần trong những tháng gần đây. Ông Dempsey nhấn mạnh sự suy thoái đạo đức của quân đội Mỹ được hình thành trong 10 năm tham chiến. Đây chính là thời điểm quân đội Mỹ bị mất cân bằng nhân cách và năng lực.
Năm 2013 chứng kiến hàng loạt vụ bê bối như tấn công tình dục, vô kỷ luật, chi tiêu công quỹ phung phú liên quan tới các nhân vật cấp cao trong quân đội Mỹ.
Điển hình Đại tướng William "Kip" Ward - Chỉ huy Bộ Tư lệnh châu Phi (AFRICOM) đã bị giáng chức vì chi tiêu công quỹ phung phí; Thiếu tướng Jeffrey A. Sinclair - Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn Dù 82 quân đội Mỹ ở Afghanistan bị tố cáo tấn công tình dục; và hàng loạt binh sĩ bị buộc tội đánh bạc, uống rượu.
Đại tướng William "Kip" Ward bị giáng chức vì chi tiêu công quỹ phung phí.
Gần đây, các quan chức phụ trách phóng tên lửa hạt nhân của Không quân Mỹ cũng bị cáo buộc tội danh gian dối. Trong khi đó, 6 quan chức Hải quân Mỹ đang bị điều tra về việc tham nhũng số tiền khổng lồ tại California.
Ví dụ điển hình về tình trạng suy đồi đạo đức nghiêm trọng trong quân đội Mỹ là việc 2 binh sĩ lực lượng Thủy quân lục chiến tè bậy lên thi thể chiến binh Taliban cũng như việc nhiều binh sĩ chụp ảnh với phần thi thể của quân nổi dậy tại Afghanistan.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và nhiều lãnh đạo quân sự cấp cao đã phải lên tiếng thừa nhận vấn đề đạo đức hiện là ưu tiên hàng đầu trong các bài giảng đào tạo binh sĩ và sĩ quan.
Năm 2010, 119 quan chức thuộc Lục quân Mỹ đã buộc phải giải ngũ do vi phạm đạo đức. tới năm 2013, con số này đã tăng lên 387 người. Trong khi đó, số binh sĩ Lục quân Mỹ vi phạm đạo đức bị sa thải là 5.706 người trong năm 2007 và con số này đang có chiều hướng gia tăng.
Thậm chí, tại thời điểm nước Mỹ cần triển khai số lượng lớn quân ra các mặt trận, nhiều binh sĩ từng vi phạm đạo đức vẫn được giữ lại làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, khi tình hình chiến sự bớt căng thẳng, các tướng chỉ huy đã có thêm thời gian để sàng lọc những binh sĩ đủ tiêu chuẩn để giữ lại và sa thải những người vi phạm.
Trong bối cảnh quân đội Mỹ bắt đầu giảm số lượng binh sĩ xuống 490.000 người vào năm 2015, các tướng chỉ hủy sẽ có thêm thời gian để giải quyết vấn đề đạo đức trong quân đội. Theo dự kiến, số binh sĩ Mỹ hoạt động trong quân đội sẽ còn giảm xuống còn 420.000 người vào cuối thập niên này nếu chương trình cắt giảm chi tiêu quốc phòng tiếp tục được thi hành.
Lực lượng Hải quân Mỹ cũng từng chứng kiến tình trạng vi phạm đạo đức của binh sĩ tăng cao. Trong năm 2006, hơn 8.400 thủy thủ đã bị sa thả do vi phạm đạo đức. Tuy nhiên, khi số lượng thủy thủ phục vụ trong Hải quân Mỹ đi vào hoạt động ổn định với 323.000 người, số trường hợp vi phạm đạo đức đã giảm đáng kể. Năm 2013, Hải quân Mỹ ghi nhận 3.700 thủy thủ bị sa thải.
Trong đó, 1/3 trường hợp phải giải ngũ liên quan tới tình trạng nghiện ma túy và nghiện rượu. Hơn 1.400 vụ mỗi năm bị đưa ra xử tại các tòa án dân sự và hình sự do "phạm tội nghiêm trọng".
Năm 2013, Hải quân Mỹ ghi nhận 3.700 thủy thủ bị sa thải.
Hải quân Mỹ được đánh giá là lực lượng hoạt động minh bạch nhất bởi tổ chức này thường nhanh chóng công khai tên tuổi của những quan chức bị sa thải do vi phạm đạo đức hay năng lực lãnh đạo kém trước dư luận. Trong 8 năm qua, số quan chức Hải quân Mỹ bị sa thải mỗi năm duy trì khá ổn định từ 84 - 107 người.
Lực lượng Không quân vốn có quy mô hoạt động nhỏ hơn so với Hải quân và Lục quân, nên số vụ vi phạm đạo đức trong đội ngũ lãnh đạo và binh sĩ biên chế cũng ít hơn. Số sĩ quan bị đưa ra tòa án quân sự xét xử trong năm 2001 là 20 người và trong năm 2007 là 68 người. Với các binh sĩ, số người phải hầu tòa hạ từ mức 4.500 người trong năm 2002 xuống còn 2.900 người trong năm 2013.
Thủy quân lục chiến - lực lượng hoạt động với quy mô nhỏ nhất trong quân đội Mỹ, ghi nhận số binh sĩ vi phạm kỷ luật đang có chiều hướng giảm. Năm 2007, số binh sĩ thuộc lực lượng này bị sa thải là 4.400 người. Tới năm 2013, con số này đã giảm còn hơn 3.000 người.
Tuy nhiên, hiện nay, giới lãnh đạo quân đội Mỹ vẫn đang đau đầu tìm lời giải cho bài toán xác định và sửa chữa những lỗi vi phạm đạo đức của các quân nhân.
Bộ trưởng Hagel nhấn mạnh ông sẽ chỉ định một vị quan chức cấp cao chuyên trách xử lý vi phạm đạo đức trong các lực lượng quân đội Mỹ. Ngoài ra, ông Hagel sẽ liên tục đưa vấn đề này ra bàn thảo với các lãnh đạo quân đội trong những cuộc họp giao ban.
Theo Infonet
Những kiểu ngược đãi du khách chỉ có ở Việt Nam Ném tiền bo vào mặt khách, đe dọa hoặc lừa đảo họ là những thói hư tật xấu của một bộ phận người Việt khiến du khách một đi không trở lại. Ném tiền bo vào mặt khách Một du khách người Pháp lần đầu tiên tới Việt Nam vào đầu tháng này để khám phá những địa danh nổi tiếng đã bị...