Người Việt tự chế máy bay: ‘Siêu phẩm’ thứ hai mạnh cỡ nào?
Nhận ra những ưu, khuyết điểm của máy bay đồng trục, kỹ sư Bùi Hiển quyết định đưa máy bay vào “viện bảo tàng” của nhà ông để làm kỷ niệm.
‘Cha đẻ’ máy bay Việt Nam tươi cười bên phiên bản thứ hai của mình. Ông hy vọng lần này, máy bay bay cao và xa hơn.
“Tôi muốn lần này, máy bay phiên bản thứ hai bay cao và xa hơn phiên bản đầu tiên. Bởi tôi rút được kinh nghiệm những gì máy bay trước đó còn hạn chế” – kỹ sư Bùi Hiển quả quyết.Chiếc máybay đầu tiên ông mất 3 năm trời để chế tạo, nhưng chiếc thứ hai này mất khoảng gần một năm.
Để lái chiếc máy bay đồng trục, ông Hiển đã phải mất ba tháng nghiên cứu, tập lái ở trong xưởng sản xuất của mình. Còn với chiếc máy bay mới, ông Hiển chỉ mất một tháng là có thể làm quen hoàn toàn.
Ông Hiển phân tích việc chọn lựa động cơ, trước đây phiên bản đầu tiên ông sử dụng động cơ của ca-nô, dù công suất máy cho đủ vòng quay, đủ sức gió nhưng có một khiếm khuyết là máy quá nóng.
Với ca-nô còn có nước để làm mát, nhưng khi bay trên trời, sức nóng của máy làm trực thăng không bay được cao và thời gian bay ngắn.
Vì thế lần này, ông quyết định mua một động cơ ô tô thể thao dạng công thức 1 của Mỹ, với công nghệ Nhật Bản, công suất gấp đôi công suất máy ca-nô hiệu Yamaha.
Cận cảnh chiếc máy bay thứ hai của kỹ sư Bùi Hiển.
Video đang HOT
Theo ông Hiển, động cơ cũng chỉ là một trong những phần quan trọng của máy bay. Những phần còn lại như cánh quạt, kết cấu khí động học, cân bằng, bộ số, bộ truyền động, bộ não điều khiển… ông phải tự làm, mày mò chế tạo ra, điều này không hề đơn giản tí nào.
“Đâu phải lúc nào cũng có sẵn tài liệu để học hỏi, nghiên cứu, nhiều cái tự mình mày mò, tính toán chế tạo ra. Có khi tính toán cộng trừ nhân chia với cả đống giấy nháp đủ thứ công thức, con số, nhiều khi tính sai phải tính lại”, kỹ sư Hiển tâm sự.
Khi được hỏi về mục đích chế tạo chiếc máy bay, ông Hiển thành thật nói: “Tôi đầu tư tâm huyết, trí lực, tiền bạc vào hai chiếc máy bay này không phải vì mục đích kinh doanh kiếm lời, mà chỉ đơn giản để mang nó đi thi thố với đời, chứng minh cho thế giới biết là người Việt có thể làm được mọi thứ. Đến một người nông dân cũng có thể làm được máy bay”.
Kỹ sư Bùi Hiển kiểm tra lại các bộ phận máy bay.
Tuy nhiên, nếu nhà nước cởi mở cho vấn đề máy bay tư nhân thì ông cũng có thể tham gia vào việc chế tạo, tư vấn, kinh doanh mặt hàng “siêu phẩm” này.
Ông Hiển nêu tầm quan trọng của máy bay trực thăng trong đời sống xã hội như tưới nước, rải hóa chất cho đồng ruộng, tìm kiếm người bị nạn, tuần tra cao tốc,…
“Thêm nữa trực thăng có nhiều điểm lợi so với các máy bay khác là không cần bến bãi rộng, đường bay lớn, hay nhân công nhiều, mà nó chỉ cần một bãi đáp nhỏ, đội ngũ nhân sự ít, tiết kiệm được nhiều thứ trong khi hiệu quả lớn”, ông Hiển nói thêm.
Điều ông Hiển mong mỏi, các nhà sáng chế nông dân như ông cần được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động. Hiện tại, khó khăn với “cha đẻ” máy bay “made in Vietnam” chính là việc đăng ký và cấp phép thử nghiệm máy bay phiên bản thứ hai.
Ông Hiển cho biết đã làm đơn, làm kế hoạch một cách bài bản để gửi đi nhiều cơ quan quản lý, nhưng câu trả lời vẫn là…chờ đợi.
Tính đến thời điểm hiện nay, ở Việt Nam chỉ duy nhất “phương tiện bay” của kỹ sư Bùi Hiển là bay được, nhấc cao so với mặt đất hơn 1m, thời gian dừng trên không trung từ 10-15 phút. Cùng thời gian này, cũng có một chiếc máy bay ở Hà Nội và một chiếc ở Tây Ninh nhưng tất cả đều thử nghiệm thất bại.
Theo VTC
VN chế tạo thành công radar phát hiện mục tiêu tàng hình
- Phát hiện mục tiêu tàng hình, chống nhiễu tốt, độ tin cậy cao...là những tính năng của radar RV-02 do Việt Nam tự thiết kế và chế tạo đạt được
Tối 10/7/2014, kênh Quốc phòng Việt Nam cho biết Việt Nam đã thành công trong việc chế tạo radar cảnh giới tầm trung RV-02. Đây là sản phẩm của Dự án chế tạo đài radar RV-02 do Viện Kỹ thuật Quân sự Phòng không - Không quân phối hợp cùng các đơn vị khác thực hiện.
Hệ thống radar RV-02 ra đời với sự chủ động hoàn toàn về công nghệ thiết kế, chế tạo, gia công ở tất cả các khâu, dựa trên nền tảng sản phẩm RV-01 hợp tác thiết kế cùng với Belarus. Những hạn chế của RV-01 đã được nghiên cứu và khắc phục cùng với những ứng dụng tiên tiến nhất trong công nghệ sản xuất radar. RV-02 đã đạt được nhiều bước đột phá về tính năng kỹ chiến thuật.
Hệ thống RV-02 tích hợp trên 2 xe thiết bị được thiết kế riêng để đảm bảo tính cơ động, trong đó chỉ có 2 xe ô tô và một số thiết bị cơ sở được nhập khẩu, còn lại, Viện Kỹ thuật Quân sự PK-KQ phối hợp cùng các đơn vị khác chủ động thiết kế và chế tạo, từ cơ khí đến phần mềm.
RV-02 sở hữu giàn anten có chiều dài 21,6m với 28 chấn tử được thiết kế và gia công với kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo phát hiện mục tiêu ở cự ly cách xa hàng trăm km trên mọi điều kiện địa hình và thời tiết khác nhau.
Trên giàn cố định các vị trí để lắp đặt cáp quang truyền sóng, đây cũng là một cải tiến quan trọng của RV-02 trong việc truyền tín hiệu vì cáp quang giúp quá trình truyền tín hiệu được tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn nhiều so với hệ thống dây cáp cao tần như các đài radar cũ.
Với RV-02, quá trình phát, thu sóng được tối ưu hóa với 28 kênh xử lý số, tương đương với 28 chấn tử anten, cùng 28 khối thu - phát được thiết kế theo tiêu chuẩn.
Sự chủ động về công nghệ của RV-02 còn được thể hiện trong các thiết kế tối ưu về thân, bệ, cột. Chiều cao của giàn anten RV-02 là 11m tính từ mặt đất, độ cao này đảm bảo cho hệ thống có thể bám bắt tốt nhất các mục tiêu trên không trong phạm vi hàng trăm km. Tuy nhiên, với tốc độ quay 6 vòng/phút, hệ thống thân, bệ của radar được thiết kế với những tiêu chí đặc biệt.
Bệ radar có dạng xoay, đồng thời đảm bảo tính chắc chắn để đỡ được toàn bộ giàn anten có trọng lượng xấp xỉ 18 tấn. Xe hiện sóng sắp xếp đơn giản với 3 máy tính, giống như một sở chỉ huy thu nhỏ, trong đó các hệ thống được sắp xếp theo phương án tích hợp để giảm tối thiểu diện tích và tăng tối đa hiệu quả sử dụng.
Cáp quang được sử dụng để thay thế cho các thường của các thế hệ radar cũ. Theo đó, tốc độ truyền tín hiệu của radar đạt khả năng tối ưu, đồng thời hệ thống mạng LAN cũng được thiết kế với hiệu quả xử lý và giao tiếp tốt nhất giữa các bộ phận phối hợp trên RV-02.
RV-02 với sự tham gia của hệ thống thủy lực điều khiển tự động, có thời gian triển khai-thu hồi chỉ khoảng 10-15 phút, thấp hơn nhiều so với thời gian triển khai - thu hồi của các đài radar cũ là từ 45 phút - 1 giờ.
Quá trình vận hành của RV-02 rất đơn giản và hiệu quả. Hệ thống thiết bị hiện đại giúp RV-02 đạt được các tính năng ưu việt như khả năng bám bắt các mục tiêu có diện tích phản xạ nhỏ hoặc sử dụng công nghệ tàng hình. (Nguồn QPVN)
Theo_Báo Đất Việt
Viết về ngành giao thông vận tải nhận giải thưởng lớn Từ ngày 21-6, Báo Giao thông phát động cuộc thi viết "Phóng sự - ký sự, phóng sự ảnh và bài viết kỷ niệm sâu sắc về ngành GTVT", nhằm kỷ niệm 70 ngày truyền thống ngành. Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng kiểm tra xe quá tải ở Hà Tĩnh Đại diện Báo Giao thông cho hay, cuộc thi với mục...