Người Việt tại Hồng Kông lần thứ 4 biểu tình phản đối Trung Quốc
Những người Việt sinh sống tại Hồng Kông ngày 6/7 đã lần thứ 4 xuống đường để phản đối các tuyên bố chủ quyền hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Các phụ nữ Việt mặc áo dài, đội nón lá và giương cờ trong cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc tại Hồng Kông ngày 7/7.
Khoảng 40 người biểu tình mặc trang phục quân đội và áo dài đã tuần hành từ trụ sở chính quyền Hồng Kông tại Tamar thuộc quận Admiralty tới Tòa nhà tài nguyên Trung Quốc tại quận Wan Chai.
Đám đông cầm quốc kỳ Việt Nam, chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các biểu ngữ in những khẩu hiệu như “Trung Quốc, hãy chấm dứt đe dọa cảnh sát biển Việt Nam”, và “Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam”.
Video đang HOT
Họ cũng hát vang quốc ca Việt Nam và các bài hát yêu nước qua loa phóng thanh cầm tay.
“Chúng tôi muốn nói với mọi người rằng quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam”, Annie Mo Pak-fung, một người Việt sống tại Hồng Kông đã lâu và là người tổ chức cuộc tuần hành, cho biết.
“Chính phủ Trung Quốc tỏ ra rất hung hăng và khiêu khích. Tất cả những gì chúng tôi muốn là hòa bình trong vùng lãnh hãi của chúng tôi’, Mo nói thêm.
Từ đầu tháng 5, Trung Quốc đã triển khai trái phép một giàn khoan dầu sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây phẫn nộ trong cộng đồng quốc tế.
Cuộc tuần hành hôm qua là cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc lần thứ 4 do những người Việt tại Hồng Kông tổ chức. Cuộc tuần hành đầu tiên diễn ra hồi tháng 5, sau khi Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương-981.
An Bình
Theo Dantri/SCMP
Trung Quốc giảm số tàu cá quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981
Ngày 6/7, Trung Quốc vẫn duy trì khoảng hơn 100 tàu các loại bảo vệ quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981, trong đó có 5 tàu quân sự. Số tàu cá giảm xuống chỉ còn 30 chiếc, thay vì 32-35 chiếc như mọi ngày.
Đại diện Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, hôm nay (6/7), diễn biến tình hình thực địa ngoài khu vực giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shinyou 981) vẫn rất căng thẳng.
Khi các tàu của ta cơ động vào giàn khoan để đấu tranh tuyên truyền thì tàu của Trung Quốc vẫn hung hăng đồng loạt tăng tốc độ, áp sát, ngăn cản và hú còi không cho các tàu của ta vào gần giàn khoan. Tuy nhiên, các tàu của ta vẫn chủ động tiến vào giàn khoan để đấu tranh tuyên truyền ở khoảng cách từ 10-11,5 hải lý so với giàn khoan, đồng thời thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tàu Trung Quốc vẫn vây ép, ngăn cản tàu của Việt Nam
Trên khu vực tàu các của ta đánh bắt thủy sản, Trung Quốc thường xuyên duy trì số tàu cá vỏ sắt có mặt tại hiện trường giàn khoan, dưới sự hỗ trợ của 2 tàu Hải cảnh của Trung Quốc thường xuyên bám sát, ngăn cản, ép hướng các tàu cá của ngư dân Việt Nam, không cho các tàu cá của ta tiến vào gần khu vực giàn khoan để khai thác thủy sản.
Cục Kiểm ngư cũng khẳng định rằng dưới sự hỗ trợ của các tàu Kiểm ngư, các tàu cá của ta vẫn an toàn và bám sát ngư trường và tiếp tục khai thác thủy sản ở khu vực phía Tây Tây Nam, cách giàn khoan khoảng hơn 40 hải lý và đảm bảo an toàn.
Thảo Nguyên
Theo Dantri
Động cơ của Trung Quốc đằng sau việc phát hành tấm bản đồ khổ dọc? Không chỉ đơn phương tuyên bố chủ quyền một cách phi lý trên Biển Đông, tấm bản đồ khổ dọc mà Trung Quốc công bố và lưu hành ngày 23/6 vừa qua còn bao trùm cả vùng biển Hoa Đông. Động cơ của Trung Quốc đằng sau việc làm này là gì? Từ xưa đến nay, bản đồ Trung Quốc đều được đặt...