Người Việt tại Hàn Quốc phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
Đông đảo người Việt tại Hàn Quốc hôm qua tổ chức cuộc biểu tình ở trung tâm thủ đô Seoul để phản đối hàng loạt hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Cuộc biểu tình diễn ra vào 13h30 trước bưu điện Seoul, ngay cạnh Đại sứ quán Trung Quốc tại Hàn Quốc, với sự tham gia của khoảng 200 người Việt. Ảnh: Cộng đồng Người Việt Nam tại Hàn Quốc
Đây là hoạt động do Hội Người Việt, Hội Phụ nữ và Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc phối hợp tổ chức nhằm phản đối những hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam nghiêm trọng của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là việc Bắc Kinh quân sự hóa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam gần đây. Ảnh: Vũ Đức Lượng
Phát biểu tại cuộc biểu tình, ông Trần Hải Linh, chủ tịch Hội người Việt tại Hàn Quốc nêu rõ: “Chúng tôi, cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hàn Quốc cũng như toàn thể người dân Việt Nam trên toàn thế giới, là những người yêu chuộng hòa bình, công lý. Chúng tôi tổ chức cuộc biểu tình ôn hòa lần này nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết, kiên quyết phản đối hành động của Trung Quốc xâm phạm trái phép chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam”. Ảnh: Vũ Đức Lượng
Đoàn biểu tình cũng đã cử đại diện trao Tuyên bố chung của cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc được dịch ra 4 thứ tiếng Việt, Anh, Hàn, Trung cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hàn Quốc, yêu cầu chính quyền Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động phi pháp ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế và các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt-Trung. Ảnh: Vũ Đức Lượng
Video đang HOT
Cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa trong hai giờ và được cảnh sát Seoul đảm bảo trật tự. Ảnh: Cộng đồng Người Việt Nam tại Hàn Quốc
Những người Việt tham gia sự kiện này đến từ nhiều ngành nghề, từ trí thức tới sinh viên và người lao động. Hoạt động cũng thu hút cả các gia đình Việt – Hàn và những người Hàn Quốc yêu chuộng hòa bình. Ảnh: Vũ Đức Lượng
Đoàn người biểu tình mang theo những băng rôn lớn và hô vang các khẩu hiệu như “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, “Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa tại Biển Đông”. Màu áo và màu quốc kỳ của họ nhuộm đỏ một góc phố Seoul. Ảnh: Vũ Đức Lượng
Đây là lần thứ hai Cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Ảnh: Cộng đồng Người Việt Nam tại Hàn Quốc
Trước đó, vào tháng 5/2014, Cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc đã tổ chức đồng loạt 3 cuộc biểu tình tại thủ đô Seoul và hai thành phố lớn khác là Busan và Gwangju để phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: Cộng đồng Người Việt Nam tại Hàn Quốc
Anh Ngọc
Theo VNE
Trung Quốc bồi đắp đất nối đảo Bắc và đảo Giữa ở Hoàng Sa
Các hình ảnh vệ tinh chụp ngày 2.3 cho thấy Trung Quốc đang mở rộng đáng kể việc nạo vét và bồi đắp phi pháp tại đảo Bắc ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Phần đất mới bồi đắp nối đảo Bắc và đảo Giữa (đảo Trung) từ tháng 1 đến tháng 3.2016 - Ảnh: Digital Globe ngày 2.3.2016
Những hình ảnh vệ tinh chụp từ ngày 2.3 đã được đăng trên chuyên san The Diplomat ngày 7.3, cho thấy những hoạt động nạo vét và bồi đắp của Trung Quốc tại đảo Bắc, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đã được mở rộng đáng kể.
Theo đó, phần mới được bồi đắp nối giữa đảo Bắc và đảo Giữa (đảo Trung), trong đó có một dải đá ngầm thẳng và dài, đủ để chứa một đường băng, cùng với đó là một đường lăn song song có kích thước tương tự công trình đường băng đã được xây dựng phi pháp tại đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Cụ thể, phần mới được bồi đắp tại đảo Bắc cách đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa chừng 12 km về phía bắc. Theo The Diplomat, hoạt động bồi đắp mới của Trung Quốc tại đảo Bắc lần đầu tiên quan sát được qua ảnh vệ tinh là từ ngày 9.1.2016. Trong hai tháng qua, Trung Quốc đã nạo vét các rạn đá ngầm để xây móng cho một bến cảng tại đây.
Hình chụp vệ tinh ngày 2.3 không còn thấy bóng dáng của các tàu nạo vét của Trung Quốc như hồi tháng 1, nhưng các đường ống để bơm cát được nạo vét vẫn còn nguyên trạng. Dù vậy, The Diplomat nhận định việc không còn thấy các tàu nạo vét không đồng nghĩa Bắc Kinh ngừng hoạt động xây dựng và cải tạo tại khu vực này.
Đảo Bắc nằm ở rìa phía nam của quần đảo Hoàng Sa, cách căn cứ hải quân Ngọc Lâm của Trung Quốc 300 km về phía đông nam, do vậy đây là nơi rất phù hợp để theo dõi khu vực nơi mà các tàu ngầm cũng như tàu nổi của Trung Quốc đóng tại căn cứ Ngọc Lâm thường xuyên phải qua lại. Theo The Diplomat, khu vực gồm đảo Bắc và đảo Giữa có kích thước cũng như hình dáng phù hợp cho một đường băng với tổng diện tích khoảng 5 km vuông. Nếu so sánh với vùng được bồi đắp ở đá Chữ Thập thì nơi này vẫn lớn hơn vì ở đá Chữ Thập chỉ có diện tích chưa đầy 3 km vuông.
Theo nhận định của The Diplomat, Trung Quốc có thể không xây dựng đường băng ở đảo Bắc. Mặc dù vậy, cách đảo Bắc khoảng 12 km, đảo Phú Lâm lại đã có những trang thiết bị và cơ sở quân sự nhưng lại có rất ít các bãi đá gần kề để hỗ trợ việc mở rộng.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh tại đảo Phú Lâm trước và sau khi Trung Quốc triển khai tên lửa phòng không - Ảnh: Fox News/Đồ họa: Phúc Hải
Có thể thấy sự chật chội trên đảo Phú Lâm thông qua việc đặt hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 mới đây. Theo đó, mặc dù HQ-9 được cho nằm ở một bãi biển nhưng hình ảnh vệ tinh lại cho thấy vị trí đặt HQ-9 không phải là một bãi biển mà chỉ là một vùng mới được bồi đắp. Khu vực đó đến tháng 12.2015 vẫn là một vùng nước nông ven bãi san hô ngầm, nó chỉ vừa được bồi đắp trong tháng 1.2016 mà thôi.
Bên cạnh việc mở rộng bồi đắp tại đảo Bắc, Trung Quốc cũng đã tăng cường các hoạt động trái phép tại đảo Cây cũng thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Mặc dù cho rằng còn quá sớm để biết ý định xây dựng của Trung Quốc trên đảo Bắc nhưng The Diplomat không loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ xây dựng thêm căn cứ quân sự phi pháp tại Hoàng Sa, thậm chí là gần đảo Phú Lâm như đảo Bắc.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập bãi Hải Sâm Trung Quốc vừa điều 7 tàu hải cảnh xâm nhập trái phép bãi Hải Sâm nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền VN. Bãi Hải Sâm nhìn từ vệ tinh - Ảnh: NASA Ngày 2.3, Reuters dẫn lời giới chức Philippines cho biết trong thời gian gần đây, đã có ít nhất 7 tàu đến bãi đá Hải Sâm, chặn đường...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

8 giờ đàm phán khẩn cấp: Ấn Độ và Pakistan thoát khỏi miệng hố chiến tranh như thế nào?

Thâm hụt ngân sách của Mỹ vượt 1.000 tỷ USD

Quan lại nhà Thanh đi làm không mệt, tan sở mới cực hình, bị tâm thần vì 1 lý do

Ông Trump tuyên bố giảm 59% giá thuốc ở Mỹ

Tổng thống Zelensky mời tân Giáo hoàng thăm Ukraine

Fed có thể chỉ giảm lãi suất hai lần trong năm 2025

Người Mỹ "trả góp" cả nhu yếu phẩm: Khủng hoảng đang tới gần?

Bắt giữ nghi phạm sau vụ cháy nhà Thủ tướng Anh Keir Starmer

3 nhà lãnh đạo có thể đưa xung đột Ukraine đến hồi kết

Ukraine sử dụng vũ khí mới mạnh hơn UAV

Tổng thống Ukraine bất ngờ loại một Trung tướng quân đội khỏi Bộ Chỉ huy Tối cao

Libya: Xung đột dữ dội ở thủ đô Tripoli
Có thể bạn quan tâm

Chè cổ thụ Phong Thổ, Tam Đường: Báu vật xanh của đất Lai Châu
Du lịch
20:08:23 13/05/2025
TP.HCM: Một người tử vong nghi bị điện giật khi bơm nước mưa
Tin nổi bật
20:08:12 13/05/2025
Ra mắt tai nghe thương hiệu Việt có chống ồn chủ động
Đồ 2-tek
20:04:51 13/05/2025
Johnny Trí Nguyễn chia tay Nhung Kate, nói rõ lý tưởng cả đời ngoài yêu đương
Sao việt
20:01:08 13/05/2025
4 anh em ruột xây 4 căn villa giống hệt nhau trong khuôn viên rộng 6.000m2 ở Thanh Hóa: Resort nào đọ nổi đây?
Netizen
20:00:48 13/05/2025
Ban Giám đốc Công an Vĩnh Long họp rà soát vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong
Pháp luật
19:32:01 13/05/2025
One UI 7 là dấu chấm hết cho Galaxy A14
Thế giới số
19:20:26 13/05/2025
Nếu không có scandal ngoại tình năm ấy, với nhan sắc này, Đổng Khiết hôm nay có thể nổi tiếng hơn nhiều
Sao châu á
19:18:54 13/05/2025
Hendrio nhập tịch Việt Nam, lấy tên Đỗ Quang Hên?
Sao thể thao
18:28:24 13/05/2025
Xe tay ga Honda 125cc, trang bị màn hình TFT4,2 inch, giá rẻ hơn Vision
Xe máy
18:16:23 13/05/2025