Người Việt sinh con năm nào nhiều nhất?
Các gia đình ở thành thị thường có xu hướng sinh nhiều con hơn so với vùng nông thôn vào những “năm đẹp” và quan tâm cả can, chi theo tử vi.
Giáp Thìn 2024 được các nước châu Á sử dụng Âm lịch quan niệm là năm tốt để sinh con. Tại Việt Nam, ba ngày nghỉ Tết Giáp Thìn đầu năm, cả nước đã đón 7.680 em bé chào đời, tăng 9,6% so với cùng kỳ, theo thống kê của Bộ Y tế. Hai tháng qua, nhiều bệnh viện phụ sản ở TP HCM và Hà Nội ghi nhận số người đến khám thai, đăng ký sinh con tăng.
“Chọn năm tốt theo tử vi để sinh con là hiện tượng rõ ràng tại Việt Nam”, TS. Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong, đánh giá.
Rồng đại diện cho quyền lực, sức mạnh, là loài vật thần thoại duy nhất trong 12 con giáp. Nhiều cặp vợ chồng lên kế hoạch sinh con năm này vì tin rằng đứa trẻ sẽ dễ gặp may mắn, thành công trong đời.
Bé Trương Nhã An, một trong 5 công dân tuổi Rồng đầu tiên, cùng ba mẹ tại Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM. Ảnh: Thi Quân
TS. Tùng cùng TS. Đỗ Quý Toàn (Ngân hàng Thế giới) từng công bố nghiên cứu cho thấy vào những “năm đẹp”, số trẻ em sinh ra nhiều hơn 12% so với mức trung bình, dựa trên dữ liệu dân số giai đoạn 1977-1998.
Có tất cả 60 năm trong âm lịch, trong đó mỗi con giáp (chi) kết hợp với 5 can. Trích dẫn các sách về tử vi, nhóm tác giả nghiên cứu cho biết một năm được xem là đẹp cho việc sinh con hay không phụ thuộc vào cả can và chi. Ví dụ, năm Thìn đi với các can Nhâm và Giáp, được xem là đẹp; Canh, Bính, Mậu thì bình thường. Trong khi, hầu hết năm bắt đầu bằng can Đinh, Nhâm, Quý đều được coi là tốt, dù kết hợp với con giáp nào.
“Săn” con tuổi rồng trở thành “cơn sốt” không chỉ ở Việt Nam mà cả nhiều nước châu Á, phổ biến như Trung Quốc và Singapore. Tổng tỷ suất sinh (số trẻ em sinh ra trên số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản) vào các năm 2000 (Canh Thìn) và 2012 (Nhâm Thìn) của cả hai nước đều tăng mạnh, rồi giảm ngay năm kế tiếp.
Số liệu công bố trực tuyến của Tổng cục Thống kê về tổng tỷ suất sinh (TFR) từ năm 1999 đến nay, cho thấy thêm, người Việt không chỉ quan tâm tuổi rồng như hai quốc gia trên. Năm 2012, mức sinh của Việt Nam tăng, nhưng cũng giảm vào năm 2000.
“Người Việt có xu hướng quan tâm đến cả can chi, chứ không chỉ riêng con giáp khi chọn năm đẹp, như câu ‘Trai Đinh, Nhâm, Quý thì tài’ từ ngày xưa”, TS Tùng nhận xét.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Vụ trưởng Thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê, số liệu TFR hàng năm phản ánh mức sinh thực tế từ ngày 1/4 năm trước đến 31/3 năm sau. Nguyên nhân là các cuộc điều tra dân số thường niên đều lấy ngày 1/4 làm mốc để bắt đầu chu kỳ dữ liệu.
Như vậy, dữ liệu TFR năm 2004 – năm có tỷ lệ sinh tăng đột biến, thực chất phản ánh mức sinh năm 2003 (năm Quý Mùi) – giai đoạn có nhiều trẻ được sinh ra nhất trong 22 năm qua. Đây được quan niệm là năm “Dê vàng”, mang lại may mắn cho cả bé trai và gái. Nguyên nhân “năm đẹp” cũng được sử dụng để lý giải mức sinh cao bất thường nói trên trong nghiên cứu của Tổng cục Thống kê sau cuộc Tổng điều tra dân số 2009.
Ngoài ra, 2003 cũng là năm Pháp lệnh dân số ra đời, quy định cá nhân có quyền quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với hoàn cảnh. Nội dung này được cho là khiến người dân hiểu lầm chủ trương của Nhà nước về chính sách “kế hoạch hóa gia đình” – mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1-2 con, đã thay đổi. Nhà chức trách sau đó phải ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết pháp lệnh, tiếp tục tuyên truyền mạnh chính sách mỗi gia đình dừng lại ở 2 con.
Hiện tượng mức sinh cao vào “năm đẹp” thường xuất hiện ở khu vực thành thị nhiều hơn nông thôn. Theo TS. Phùng Đức Tùng, nguyên nhân có thể do các gia đình ở đô thị tiếp cận thông tin về tử vi dễ dàng, cũng như lên kế hoạch cẩn thận hơn cho việc có con. Kết quả nghiên cứu của ông và cộng sự cũng phát hiện, nhóm phụ nữ có học vấn càng cao, tỷ lệ chọn năm sinh con càng lớn.
Dữ liệu TFR 20 năm qua cũng cho thấy khu vực thành thị có biến động mức sinh vào “năm đẹp” nhiều hơn so với nông thôn.
Ở nông thôn, hiện tượng TFR tăng rồi giảm đột ngột vào “năm đẹp” xuất hiện rõ nét năm Quý Mùi (2003), Giáp Ngọ (2014) và Canh Tý (2020). Trong khi, tại các đô thị, mức sinh tăng vào các năm Quý Mùi (2003), Tân Tỵ (2001), Đinh Hợi (2007), Nhâm Thìn (2012), Ất Mùi (2015), Kỷ Hợi (2019). Ngoại trừ năm 2001 và 2020, những năm còn lại đều được xem là đẹp, theo quan niệm dân gian.
Thêm vào đó, tỷ lệ giới tính khi sinh tại Việt Nam cũng ở mức cao nhất (113-114 bé trai/100 bé gái) vào các “năm đẹp” để sinh con trai theo tử vi.
Vụ Phó Vụ Thống kê Dân số và Lao động Nguyễn Thị Thanh Mai cho rằng người Việt có tâm lý chuộng sinh con năm đẹp. Nhưng mức sinh đang trong xu hướng giảm 20 năm qua nên nhìn tổng thể TFR, một số giai đoạn có thể nhích lên một chút nhưng không rõ khác biệt. Theo bà, tâm lý chọn năm sinh “đẹp, xấu” của người dân sẽ không có lợi cho chính sách an sinh xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục.
Đồng quan điểm, TS. xã hội học Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính Quốc gia phân hiệu TP HCM) nói hiện tượng chọn “năm đẹp” sinh con phổ biến ở các đô thị lớn như TP HCM và Hà Nội trong 20 năm qua. Các gia đình hiện đại có ít con hơn, đồng nghĩa với việc họ có điều kiện chọn lựa thời điểm kỹ càng hơn.
Video đang HOT
Bé Vũ Ngọc Mai Anh, TP HCM, chào đời đêm giao thừa Xuân Giáp Thìn 2024, trở thành một trong những công dân tuổi rồng đầu tiên tại Bệnh viện Từ Dũ. Ảnh: Thi Quân
Dù vậy, không có bằng chứng nào cho thấy những người sinh vào “năm đẹp” có tỷ lệ thành công cao hơn.
Kết luận được TS. kinh tế Nguyễn Việt Cường (Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội) đưa ra sau khi phân tích thông tin của 73.000 người ở độ tuổi 25-64 dựa trên điều tra dân số năm 2010-2014. Ông nhận thấy nam giới sinh vào các năm bắt đầu bằng can Đinh, Nhâm, Quý không hề có khác biệt nào đáng kể về tỷ lệ tốt nghiệp cao đẳng, đại học hay cơ hội nhận công việc quản lý, chuyên môn cao so với những người sinh vào năm khác.
Việc sinh ra vào “năm đẹp” tốt cho con đơn thuần là niềm tin của từng gia đình. Nhưng trên bình diện toàn xã hội, số trẻ em ra đời trong một năm tăng đột biến sẽ để lại nhiều tác động xấu về y tế, giáo dục, theo chuyên gia.
Chính bà Thúy trực tiếp trải nghiệm điều này, dù hoàn toàn không có chủ ý chọn năm. Đón con đầu lòng năm 2003 (Quý Mùi) ở Hà Nội rồi sinh con thứ hai năm 2007 (Đinh Hợi) tại TP HCM, bà Thúy phải trải qua cảnh chen chúc trong các bệnh viện phụ sản ở cả hai thành phố lớn.
“Đông khủng khiếp, tôi và nhiều người phải nằm ở giường ngoài hành lang khi chờ sinh”, bà nhớ lại ký ức lúc chờ sinh hai con.
Tình trạng căng thẳng với gia đình tiếp tục vào những năm các con bắt đầu đi học cấp 1-2, thi vào lớp 10 khi tỷ lệ chọi cao đột biến. Tại TP HCM và Hà Nội, số lượng thí sinh thi vào lớp 10 công lập năm 2018, tương ứng với lứa trẻ em “Dê vàng”, tăng 10-25% so với năm liền kề.
Theo bà, những trẻ sinh vào năm được cho là đẹp, cuối cùng phải chịu áp nhiều áp lực ganh đua, vất vả hơn so với năm bình thường.
“Năm tốt là bất kỳ năm nào mà một cặp vợ chồng chuẩn bị đủ cả sức khỏe, tâm lý và điều kiện kinh tế để sinh con”, TS. Thúy nói.
Nhưng với riêng một số địa phương đang đối mặt tình trạng tỷ lệ sinh thấp như TP HCM, những “năm đẹp” như 2024 vẫn có thể là yếu tố tích cực trong bối cảnh mục tiêu là khuyến sinh, theo chuyên gia. Dù mức sinh theo xu hướng giảm liên tục hai thập niên qua, TP HCM vẫn có những thời điểm ghi nhận tỷ lệ sinh tăng mạnh, hầu hết vào các “năm đẹp”.
Năm ngoái, mức sinh của TP HCM giảm còn 1,32 con/phụ nữ, cách xa mức thay thế 2,1 – tỷ lệ đảm bảo số trẻ em gái sẽ đủ thay thế các bà mẹ để dân số phát triển bền vững. Mức sinh đứng cuối cả nước gần hai thập niên đẩy tốc độ già hóa TP HCM vào nhóm tăng nhanh. Ngành dân số liên tục cảnh báo nguy cơ thiếu hụt lao động trong tương lai, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. “Sinh đủ hai con” trở thành thông điệp được thành phố nhắc lại liên tục những năm qua.
Kỳ vọng tỷ lệ sinh của thành phố có thể “đạt tín hiệu khả quan” năm Giáp Thìn, nhưng thạc sĩ Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Dân số Kế hoạch hóa gia đình TP HCM, thừa nhận quyết định sinh con phần lớn vẫn phụ thuộc điều kiện thực tế về khả năng nuôi dạy và chăm sóc con cái của các cặp vợ chồng. Trong khi nhiều gia đình trẻ ngày càng đặt ra nhu cầu cao hơn về điều kiện phát triển cho con về cả giáo dục, y tế.
Đồng quan điểm, TS. Phạm Thị Thúy cho rằng yếu tố “năm tốt” theo quan niệm truyền thống có thể cải thiện nhẹ mức sinh của TP HCM, nhưng xu hướng giảm sinh về lâu dài vẫn sẽ tiếp tục.
“Ngại sinh con đã trở thành tâm lý chung của người trẻ trong đời sống hiện đại, khó có thể đảo ngược bởi lý do gì, kể cả quan niệm dân gian”, bà Thúy nói.
7 loại cây cảnh "siêu hút lộc" năm 2024: Tạo điểm nhấn không gian sống, kéo vận may cho gia chủ, tiền chảy đầy túi
Bước sang năm mới, trồng những thêm cây xanh trong nhà giúp không gian thêm sức sống, đem, có thể mang tới nhiều vận may cho gia chủ
Chỉ còn 4 chủ nhật nữa năm 2024. Năm tới là năm Giáp Thìn, tức là năm con Rồng - một loài vật trong thần thoại, tượng trưng cho thịnh vượng, uy vũ và khát vọng thành danh. Sau đây là một số loại cây hợp phong thủy, được cho là có thể mang lại may mắn, hạnh phúc, sức khỏe, thành công cho gia chủ trong năm mới.
Trúc phú quý
Không chỉ có tác dụng trang trí làm đẹp nhà, Trúc Phú Quý còn là hình ảnh tượng trưng cho sự giàu có, mang lại nhiều may mắn, cát lành cho gia chủ.
Trúc phú quý còn được gọi là trúc trường thọ, trúc may mắn, trúc vạn niên, trúc tiêu, trúc hạnh vận... Được dùng làm cây cảnh trang trí văn phòng, nhà ở nên trúc phú quý không phát triển cao như những loài trúc khác cùng họ. Cây trưởng thành thường chỉ cao khoảng 30-50cm.
Loài cây này có thân mọc thẳng đứng, đốt trên thân cây, mỗi đốt trúc cách nhau 2-3cm. Thân cây rất mềm dẻo nên có thể uốn thành nhiều hình thế tùy thích.
Số lượng cành trúc cũng mang ý nghĩa phong thủy nhật định. Cụ thể như sau:
-1 cành: Chiêu tài, hút lộc.
-2 cành: Sự thủy chung trong tình yêu và hôn nhân.
-3 cành: Hạnh phúc và sự toàn vẹn.
-4 cành: Tăng hiệu quả chiêu tài của cây.
-5 cành: Sức khỏe và gia đình hòa thuận.
-8 cành: Sự giàu có, dư dả.
-9 cành: Gắn liền với vận may.
Để hóa giải sát khí trong nhà, gia chủ nên đặt bình/chậu cây trúc phú quý trên nóc tủ lạnh, trong phòng bếp hoặc phòng vệ sinh, vị trí dầm hay xà ngang đều được.
Nếu muốn mang lại vận may trong học hành, sự nghiệp thì đặt cây ở vị trí Văn Xương, trên bàn làm việc, phòng khách. Khi đặt cây ở hướng Đông Nam, hãy tránh đề kim loại gần cạnh. Cửa chính và phòng khách cũng là những khu vực tốt để trưng bày chậu trúc phú quý.
Cây Kim Ngân
Kim Ngân là một trong những loại thực vật nổi tiếng nhất trong phong thủy. Cây này còn được goi là cây tiền hoặc cây may mắn. Lá cây xanh mượt quanh năm, tại cuống lá có năm lá tượng trưng cho ngũ hành, do đó cây Kim Ngân còn giúp cân bằng ngũ hành. Người ta quan niệm nếu đặt cây này trong góc phía Đông Nam của ngôi nhà, gia đình đó sẽ không bao giờ gặp long đong về chuyện tiền bạc, vì cây này tỏa ra nguồn năng lượng thịnh vượng rất lớn.
Cây Kim Ngân cũng rất dễ chăm sóc, không cần nhiều nước và chỉ cần tưới một it nước mỗi tuần một lần, thích ánh sáng nhẹ, có thể phát triển bình thường trong nhà dưới ánh sáng đèn điện. Cây này cũng không gây độc hại đối với con người hoặc vật nuôi.
Cây Ngọc Bích
Ngọc Bích cũng là một loại cây thường được sử dụng trong phong thủy, với mong muốn thu hút tiền tài cho gia chủ. Cây Ngọc Bích còn được gọi là cây phỉ thúy, cây tình bạn, cây may mắn, thuộc loại cây mọng nước, có nguồn gốc từ Nam Phi.
Lá có màu xanh mơn mởn, hình tròn như đồng xu, dày và mọng nước. Rìa lá Ngọc Bích chuyển sang màu đỏ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Theo phong thuỷ, cành lá cây Ngọc Bích tượng trưng cho tài sản, tiền bạc. Cây ra hoa sẽ thể hiện sự giàu sang, no ấm. Chính vì thế, người ta thường đặt cây này tại lối đi vào các cửa hàng, tại quầy thu ngân, chỗ để máy đếm tiền.
Theo ngũ hành, cây Ngọc Bích xếp vào hành "Kim" nên hướng thích hợp để đặt cây là hướng Tây và Tây bắc. Tránh đặt cây ở hướng Đông Nam gây ra xung khắc, tổn hại tài chính, sức khoẻ.
Hoa Hồng Môn (hoặc Hồng Hạc)
Trong năm 2023, loài hoa phổ cập hơn cả trên những trang phục dẫn đầu xu hướng thời trang chính là hoa Hồng Môn. Hồng Môn là một loài cây dễ chăm sóc, dễ sống, có thể sinh sôi nảy nở trong cả thời tiết nóng ấm lẫn lạnh giá. Loài cây này không đòi hỏi nhiều nước hay phân bón.
Hoa Hồng Môn có nhiều màu - trắng, hồng, xanh, đỏ - nhưng đặc biệt loại màu đỏ được gọi là "trái tim Hawaii". Tương tự như ý nghĩa của nhiều loài hoa màu đỏ, hồng môn đỏ đại diện cho tình yêu và sự lãng mạn. Ngoài ra, với chiếc lá hình trái tim rộng mở, hoa Hồng Môn trở thành một loài hoa của lòng hiếu khách.
Đặc biệt, trong phong thủy, màu sắc đậm và tươi sáng của Hồng Môn được cho là thu hút sự may mắn cho chủ nhân ngôi nhà. Một nghiên cứu của hiệp hội Trị liệu Tâm lý bằng Cây cảnh Hoa Kỳ (American Horticultural Therapy) cho thấy rằng khi đặt Hồng Môn ở góc học tập hay làm việc, gia chủ sẽ cảm thấy tích cực và dễ tập trung hơn. Đồng thời, sức sống mạnh mẽ, màu sắc rực rỡ của loài hoa này cũng được cho là rất tốt cho vận khí.
Húng quế
Húng quế là loài cây mọc hàng năm, thân thảo, hình vuông, cao khoảng 40-50cm, có khi cao hơn tùy chất đất và khoảng cách trồng. Đây là loại rau có mùi thơm, dùng để làm rau gia vị trong các bữa ăn hàng ngày.
Ngoài những đặc điểm trên cây Húng quế còn mang ý nghĩa phong thủy là phát tài, phát lộc mang may mắn cho gia chủ nếu trồng quanh nhà. Trồng Húng quế giúp bảo vệ gia chủ và thu hút may mắn, tiền tài.
Hương Thảo
Hương Thảo còn được gọi là mê điệt hương, tên khoa học là Rosmarinus officinalis, là một loại thực vật có hoa trong họ hoa môi. Hương Thảo là cây bản địa của vùng Địa Trung Hải. Trước đây, loài cây này được trồng nhiều ở phía Nam châu Âu, Tây Á và Bắc Phi. Tại Việt Nam, cây Hương Thảo được trồng ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam.
Ngoài công dụng trang trí, cây Hương Thảo còn được dùng để làm thuốc, thức ăn và tinh dầu. Đặc trưng của cây Hương Thảo là toả mùi thơm rất dễ chịu. Đặt chậu Hương Thảo như cây trồng trong nhà hoặc không gian làm việc, mùi hương thoang thoảng bay trong gió mang đến sự thư giãn cho gia chủ.
Theo quan niệm phong thủy, cây Hương Thảo là một loài cây linh thiêng có khả năng kết nối giữa sự sống và cái chết. Hương thảo còn biểu tượng cho lòng trung thành và sự tri ân, mang đến nhiều may mắn và bình an cho gia chủ, hợp với hầu hết các mệnh.
Để tăng thêm vượng khí, người mệnh Hoả nên đặt cây theo hướng Tây Nam hoặc Nam. Người mệnh Mộc nên đặt cây theo hướng Đông hoặc Đông Nam.
Hoa Lan
Hoa Lan đại diện cho vẻ đẹp và tình yêu, sự tinh tế, thống nhất và sự sinh sôi nảy nở. Vì vậy, hoa Lan là một trong những loại hoa yêu thích trong năm mới vì mang lại may mắn, sức sống và tuổi thọ.
Có hoa Lan trong nhà được cho là sẽ làm tăng mức độ hạnh phúc và thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình.
Hoa Lan luôn đa dạng về màu sắc, và mỗi màu sắc đều mang một ý nghĩa khác nhau. Cho dù lựa chọn hoa Lan để trang trí nhà cửa hay để biếu tặng thì màu sắc vẫn phải phù hợp với mệnh của chính người sử dụng. Cụ thể, người mệnh Kim phù hợp với hoa lan màu vàng hoặc những màu sáng như trắng. Mộc gắn với các cành cây, ngọn cỏ, vì vậy hoa Lan màu xanh sẽ là phù hợp nhất với người mệnh Mộc. Hoả với biểu tượng là ngọn lửa nên người mệnh Hoả sẽ phù hợp với hoa Lan có màu sắc rực rỡ như tím, cam, vàng. Người mang mệnh Thổ là mạng của đất, nên chọn hai màu hoa tương đồng là vàng và cam. Người mệnh Thủy thì chọn những loại Lan có màu xanh nhẹ, trắng, vàng là những màu tương sinh với bản mệnh.
*Thông tin có tính chất tham khảo, chiêm nghiệm
Nhà đầu tư chứng khoán mệnh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nên chọn nhóm cổ phiếu nào để "tương sinh" trong năm Giáp Thìn? Chứng khoán BSC đưa ra một số phân tích về việc lựa chọn cổ phiếu theo Ngũ hành trong năm Giáp Thìn 2024. Thuyết ngũ hành trong phong thủy từ lâu đã được ứng dụng phổ biến trong đời sống con người tại nhiều lĩnh vực như tài chính, kinh doanh, bất động sản,...Theo đó, học thuyết trên được xây dựng dựa theo...