Người Việt ở châu Âu ủng hộ ‘hộ chiếu vaccine’
Minh Phương ủng hộ quy định “hộ chiếu vaccine” mà Pháp và nhiều nước áp dụng, khi tin nó giúp cuộc sống trở lại bình thường một cách an toàn.
“Tôi ủng hộ quy định này vì nó giúp mọi người tránh tình trạng phải đóng cửa lần nữa. Hiện tại tôi cũng chưa gặp khó khăn gì với quy định mới”, Minh Phương, người Việt sống ở thủ đô Paris, chia sẻ với VnExpress .
Bắt đầu từ ngày 9/8, người dân ở Pháp cần phải xuất trình giấy chứng nhận tình trạng sức khỏe để được phép vào quán cà phê, nhà hàng hoặc đi tàu liên tỉnh, như một phần mở rộng trong kế hoạch của Tổng thống Emmanuel Macron để giảm nguy cơ lây lan dịch và khuyến khích tiêm chủng.
Giấy chứng nhận sức khỏe được tạo bằng một mã quét QR, cấp cho những người đã tiêm chủng đầy đủ, có xét nghiệm âm tính với nCoV trong vòng 72 giờ hoặc đã phục hồi sau mắc Covid-19.
“Giấy chứng nhận này và chiến dịch tiêm chủng sẽ giúp chúng tôi tránh được các lệnh giới nghiêm và phong tỏa mới”, Bộ trưởng Y tế Olivier Véran nói.
Trước đó, từ ngày 21/7, chính phủ Pháp bắt đầu yêu cầu xuất trình thẻ chứng nhận sức khỏe tại các địa điểm văn hóa như rạp chiếu phim, nhà hát và bảo tàng. Quy định của Pháp đã vấp phải chỉ trích gay gắt từ một bộ phận dân chúng, khi các cuộc biểu tình phản đối liên tiếp diễn ra suốt nhiều tuần qua. Họ cho rằng quy định đang tước đi quyền tự do.
“Tự do sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu chúng ta lây nhiễm bệnh cho bạn bè, hàng xóm hoặc ông bà của mình. Tự do phải đi liền với trách nhiệm”, Tổng thống Macron nói.
Video đang HOT
Nhân viên tháp Eiffel kiểm tra “hộ chiếu vaccine” của khách tại Paris, Pháp hôm 21/7. Ảnh: AFP.
Minh Phương cho biết việc cấp mã QR và sử dụng nó khá đơn giản và thuận lợi. Giống như nhiều người, cô cảm thấy vui mừng khi cuộc sống đang dần trở lại bình thường, sau những tháng ngày phải phong tỏa hay áp các biện pháp hạn chế khác.
Để bảo vệ bản thân trước mối đe dọa từ Covid-19, đặc biệt là những biến thể mới dễ lây lan, Phương đã nhanh chóng hoàn thành chương trình tiêm chủng. “Tôi đã tiêm đủ hai mũi vaccine Pfizer”, cô nói.
Pháp là vùng dịch lớn thứ 5 trên thế giới, với hơn 6,4 triệu ca nhiễm và hơn 112.000 ca tử vong kể từ khi Covid-19 bùng phát. Quốc gia hơn 65 triệu dân bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng từ cuối tháng 12/2020. Hiện tại, hơn 68% dân số đã tiêm ít nhất một liều, trong khi hơn 57% hoàn thành chương trình tiêm chủng.
Giống như Pháp, Italy đã bắt đầu triển khai “hộ chiếu vaccine” nhằm từng bước đưa cuộc sống trở lại bình thường. Kể từ ngày 6/8, người ở Italy cần xuất trình “thẻ xanh” trước khi vào nhà hàng, bảo tàng, phòng tập thể dục, nhà hát. Quy định này cũng được áp dụng bắt buộc đối với giáo viên, nhân viên và sinh viên các trường học, cũng như hành khách trên các chuyến bay nội địa, phà và tàu đường dài.
Người sở hữu “thẻ xanh” phải đảm bảo một trong các yêu cầu như đã tiêm chủng ít nhất một liều, phục hồi sức khỏe sau nhiễm nCoV trong vòng 6 tháng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV trong vòng 48 giờ.
Lan Anh, sinh viên trao đổi tại Sicily, Italy, chia sẻ quy định của chính phủ là cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp hiện nay.
“Tôi ủng hộ quy định này, vì nó góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm nCoV. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, điều này là cần thiết”, cô nói.
Vì có tiền sử dị ứng, Lan Anh hiện chưa được tiêm vaccine Covid-19. Do đó, cô luôn thực hiện mọi biện pháp phòng tránh khác để bảo vệ bản thân như hạn chế tiếp xúc, đeo khẩu trang và sát khuẩn mỗi khi ra ngoài.
“Khu vực tôi sống cũng dỡ các biện pháp hạn chế rồi. Cuộc sống nhìn chung đã trở lại bình thường. Các biện pháp phòng tránh dịch giờ chủ yếu dựa vào ý thức của người dân”, Lan Anh chia sẻ.
Italy, quốc gia hơn 60 triệu dân từng là tâm dịch Covid-19 ở châu Âu vào năm ngoái, đã ghi nhận hơn 4,4 triệu ca nhiễm và hơn 128.000 ca tử vong vì đại dịch. Gần 67% dân số đã tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19, trong đó gần 56,7% tiêm đủ liều.
Italy là quốc gia châu Âu đầu tiên ra quy định tiêm chủng bắt buộc đối với bác sĩ và nhân viên y tế trong cả hệ thống công và tư. Những người không tiêm bị cấm tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.
Lan Anh chia sẻ cô đã hoàn thành chương trình học trao đổi ở Italy nên cũng hạn chế ra ngoài để tránh nguy cơ lây nhiễm. Theo dự kiến cô sẽ trở về Việt Nam vào tháng này, nhưng kế hoạch đang bị đình trệ do dịch.
“Hiện tại, tôi chưa thể chắc chắn được ngày về”, cô nói.
EC công bố số liệu về việc áp dụng chứng nhận kỹ thuật số
Tại châu Âu, tỷ lệ mắc COVID-19 đang cho thấy xu hướng giảm rõ rệt, song song với tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa căn bệnh này đang ngày một gia tăng.
Trên cơ sở ấy, nhiều quốc gia tại "Lục địa Già" đang dỡ bỏ dần các hạn chế đi lại, mang tới cuộc sống "dễ thở" hơn cho người dân cũng như triển vọng phục hồi mạnh mẽ cho ngành du lịch khi kỳ nghỉ hè tới gần.
Người dân xếp hàng chờ kiểm tra thân nhiệt tại nhà ga tàu hỏa ở Athens, Hy Lạp. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thông báo ngày 8/6 của Ủy ban châu Âu (EC), trên 1 triệu người ở châu lục này đã nhận được "Chứng nhận kỹ thuật số về COVID của EU" - một công cụ được đề xuất với mục tiêu tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân Liên minh châu Âu (EU).
Số liệu trên được Ủy viên phụ trách tư pháp của EU - ông Didier Reynders đưa ra trước Nghị viện châu Âu (EP), trong bối cảnh cơ quan này chuẩn bị tiến hành bỏ phiếu để thông qua chứng nhận kỹ thuật số về sức khỏe cho người dân tại lục địa.
Kết quả bỏ phiếu tại EP dự kiến sẽ được công bố sáng 9/6. "Chứng nhận kỹ thuật số về COVID của EU" dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7 tới sau khi được EP thông qua. Công cụ này đang được kỳ vọng sẽ trở thành "chìa khóa" để mở cửa nền kinh tế cho châu Âu, đặc biệt là ngành du lịch vốn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong mùa Hè 2020.
"Chứng nhận kỹ thuật số về COVID của EU" là một mã QR hiển thị trên các thiết bị di động thông minh hoặc có thể in ra giấy để tiện mang theo khi người dùng di chuyển liên quốc gia. Mã QR này sẽ cho phép cơ quan chức năng theo dõi dữ liệu dịch tễ liên quan COVID-19 của khách du lịch, như họ đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 hay chưa, có được xét nghiệm trong thời gian gần đây hay không, hoặc đã có kháng thể do từng mắc căn bệnh này. Người sở hữu chứng nhận có thể được sử dụng để đi lại trong EU mà không cần phải trải qua thời gian cách ly hoặc tiến hành thêm xét nghiệm.
Tính đến ngày 8/6, đã có 9 quốc gia EU phát hành chứng nhận này, trong đó bao gồm Hy Lạp, Tây Ban Nha, Croatia, Đức, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Litva và Ba Lan.
Trung Quốc có thể phạm 'sai lầm lớn' khi trả đũa châu Âu Trung Quốc đã phạm "sai lầm chiến lược lớn" khi trả đũa châu Âu bằng cách trừng phạt các chính trị gia EU, theo cựu quan chức thương mại Mỹ. Trong cuộc phỏng vấn hôm 7/6, Clete Willems, cựu phó giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ, cho rằng việc Trung Quốc áp lệnh trừng phạt các chính trị gia Liên...