Người Việt Nam mua ô tô đắt đỏ nhất thế giới
“Việt Nam là một trong những nước đắt đỏ nhất thế giới nếu muốn sở hữu một chiếc xe hơi”.
Đắt gấp 3 lần thế giới
Tổng giám đốc hãng xe hơi Porsche Việt Nam, ông Andreas Klingler đưa ra nhận xét tại cuộc hội thảo “Thực trạng và giải pháp tháo gỡ khó khăn phát triển ngành công nghiệp và thị trường ô tô Việt Nam” vừa được tổ chức ngày 27/9, trong khuôn khổ triển lãm ô tô Việt Nam 2012 đang diễn ra tại Hà Nội.
Chiếc Porsche 911 tại Vietnam Motor Show 2012
Video đang HOT
Ông Andreas Klingler lý giải nguyên nhân giá ô tô ở Việt Nam rất đắt là do thuế và phí cao. Mặc dù thuế nhập khẩu đang giảm theo cam kết với WTO nhưng các loại phí thuế liên quan đang tăng, vì vậy các loại xe hơi vẫn đắt lên theo năm. Vị Tổng Giám đốc của Porsche Việt Nam phàn nàn, trong khi cơ sở hạ tầng được cải thiện rất chậm, có vẻ như giải pháp duy nhất để bảo đảm lưu lượng giao thông vừa phải trên đường phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là giảm bớt lượng ô tô cá nhân và lưu thông của phương tiện này. Các chính sách về thuế và phí cao đang thể hiện điều đó. Việc duy trì xe hơi ở một giá cao ” “nhân tạo” làm cho ngày càng có ít người mơ tới sở hữu một chiếc xe hơi”.
Đồng tình với ý kiến của vị Tổng giám đốc hãng xe hơi Porsche Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cũng cho rằng, không ở đâu giống như ở Việt Nam, thu nhập đầu người còn khiêm tốn nhưng giá một chiếc ô tô lại đắt gấp 3 lần so với thế giới. Để có được một chiếc ô tô như nhau, người Việt Nam phải bỏ ra một khoản tiền cao gấp nhiều lần so với các nước láng giềng trong khu vực và trên thế giới. Đây là một điều vô lý, người tiêu dùng Việt Nam cần được hưởng như người dân các nước. Theo ông Hùng, ô tô không còn là mặt hàng xa xỉ, mà là phương tiện đi lại, vận tải… giúp cho sản xuất tiêu dùng gần nhau. Có thể, các dòng ô tô có thương hiệu, có thể thu phí và thuế cao, nhưng các dòng ô tô dùng để đi lại, rẻ tiền, dung tích thấp… không nên đối xử như ô tô đắt tiền.
Theo Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, mua một chiếc ô tô, người tiêu dùng phải gánh nhiều loại phí và thuế như lệ phí trước bạ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu xe nguên chiếc, thuế VAT… làm cho giá thành đội lên tới 3 lần. Cùng một khoản tiền, ở ta mua được 1 chiếc xe, ở nước ngoài mua được 2 đến 3 chiếc. Chính phủ cần tính toán để giá ô tô trong nước ngang bằng với giá ô tô trong khu vực và thế giới. Xét về lĩnh vực vận tải, việc mua ô tô giá cao, làm cho phí dịch vụ vận tải cao hơn, tác động tiêu cực đến ngành vận tải nước nhà.
Không chỉ giá ô tô đắt, chi phí để nuôi ô tô ở Việt Nam cũng rất cao so với thế giới. Ví dụ như gửi xe ô tô đi giao dịch có giá trung bình 30 nghìn đồng/xe/lượt. Gửi xe ô tô qua đêm mất 2 triệu đồng/tháng. Nếu trung bình 1 chiếc xe đi 1.500km/tháng tốn hết khoảng hơn 100 lít xăng, số tiền chi ra cũng hơn 2,5 triệu đồng/tháng. Sắp tới có thể xe ô tô phải tính phí lưu hành hơn 2 triệu đồng/tháng. Như vậy, mỗi năm người sở hữu xe mất cả trăm triệu nuôi xe, đó là chưa kể các loại phí cầu đường, phà… Con số này cao hơn cả ở các nước phát triển nhất thế giới như Mỹ, Anh, Singapore…
Thị trường sụt giảm
Phó vụ trưởng vụ Công nghiệp nặng Bộ Công Thương, ông Ngô Văn Trụ cho biết, thị trường ô tô Việt Nam có những sụt giảm nhanh chóng, bắt đầu từ năm 2010. Thị trường ASEAN 5 tháng đầu năm 2012 tăng 151% so với cùng kỳ năm ngoái. Thái Lan là nước tăng trưởng cao nhất tới 208%, trong khi đó, Việt Nam là nước duy nhất có thị trường ô tô suy giảm. Như vậy, mặc dù tác động vĩ mô của thị tình hình kinh tế thế giới có ảnh hưởng đến thị trường, tuy nhiên tác động chính làm ảnh hưởng thị trường vẫn đến từ các yếu tố nội tại. Theo ông Trụ, các chính sách thuế, phí biến động hàng năm và thị trường ô tô nhỏ thường biến động theo chính sách làm cho thị trường ô tô trong nước suy giảm.
Vậy tại sao trong khi thị trường ô tô toàn cầu đang tăng trưởng đáng kể (tăng 30%), nhưng thị trường trong nước suy giảm?Vị Tổng Giám đốc của Porsche Việt Nam lý giải hai nguyên nhân, thứ nhất là xe đắt đỏ, thứ hai là cơ sở hạ tầng không tốt. Dẫn chứng từ báo cáo của Bộ xây dựng năm 2008, có 6,18% diện tích đất ở Hà Nội được sử dụng cho hệ thống giao thông, trong khi đó, theo chuẩn thế giới, diện tích sử dụng cho hệ thống giao thông từ 15% đến 20%. Theo ông Đỗ Hữu Hào, nguyên thứ trưởng Bộ Công Thương, không hẳn người dân không có tiền mua ô tô mà chính bởi những loại phí, thuế cao và thảo luận về phí lưu thông làm cho người dân không muốn mua ô tô.
Có mặt từ sớm tham dự hội thảo, đại diện phía doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, ông Bùi Ngọc Huyên, TGD hãng ô tô Xuân Kiên (VINAXUKI) làm nóng buổi hội thảo bởi những ý kiến khá gay gắt về mức thuế và phí quá cao, đẩy giá thành của ô tô sản xuất trong nước lên cao. Ví dụ như một chiếc ô tô 4 chỗ loại rẻ nhất của VINAXUKI xuất xưởng giá 220 triệu đồng, nhưng thực tế chi phí để cho ra sản phẩm có hơn một trăm triệu đồng. Người mua lại tiếp tục chịu các loại thuế, phí, đăng ký… Ông Huyên cho rằng, Việt Nam chưa có một chính sách dài hạn để phát triển ngành ô tô trong nước. Trong khi Nhà nước có chính sách ưu đãi những doanh nghiệp tham gia nội địa hóa sản phẩm nhưng VINAXUKI không được hưởng chế độ ưu đãi nào dù đầu tư nhiều máy móc, thiết bị để nội địa hóa ô tô đến 56%-58%. “Tôi hoàn thành dự án thành công, đến cơ quan Nhà nước xin ưu đãi, họ bảo phải về thuê tư vấn viết lại. Tại sao tôi phải viết lại khi dự án tôi viết thành công, chiếc ô tô vẫn ra đời. Tôi thà không lấy ưu đãi, chứ không thể viết lại dự án hoàn hảo”.
Các chuyên gia trong ngành công nghiệp ô tô kiến nghị, giải pháp hữu hiệu nhất là Chính phủ cần minh bạch và hạ thấp các mức phí, thuế. Việc để người Việt phải bỏ tiền gấp 2 đến 3 lần so với các nước giàu có khác để mua một chiếc xe ô tô là vô lý. Ngoài ra, phí trước bạ hiện nay là 15% và 20% với Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội là quá cao, cần đưa về mức dưới 10%. Loại phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân cũng không nên có đưa ra. Có như vậy, sẽ “cứu” thị trường ô tô đang trầm lắng, phát triển một ngành công nghiệp ô tô bền vững.
Theo 24h
Luxgen và tham vọng vươn lên với công nghệ cao trên xe hơi
"Là người mới không chỉ ở thị trường ô tô Việt Nam mà còn trên thị trường thế giới, Luxgen sẽ sử dụng lợi thế về công nghệ khi hợp tác chặt chẽ với tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới HTC để đưa ra những sản phẩm thông minh, giá hợp lý".
Đó là thông tin mà ông K.C.Hu, Tổng giám đốc tập đoàn ô tô Luxgen, đưa ra khi trao đổi với phóng viên VnMedia ngay trước thềm triển lãm ô tô Việt Nam 2012.
PV: Thưa ông, dù đã tới Việt Nam nhưng Luxgen vẫn còn khá mới mẻ với người tiêu dùng ?
Ông K.C.Hu: Vâng, đúng vậy. Luxgen là thành viên của tập đoàn Yulon- tập đoàn được thành lập năm 1953, khởi nguồn từ dệt may và hiện trở thành tập đoàn ô tô lớn nhất Đài Loan. Hiện tại chúng tôi có quyền lắp ráp, phân phối nhiều thương hiệu xe hơi nổi tiếng thế giới như Nissan, Mitsubishi, Fuso. Sau khi tung ra thị trường sản phẩm đầu tiên vào tháng 8/2009, Luxgen nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và trở thành thương hiệu ô tô hàng đầu, tiến tới sánh ngang những thương hiệu nổi tiếng của Đài Loan trong lĩnh vực công nghệ thông tin như HTC, Acer, Asus...Đặc biệt, chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với HTC trong việc ứng dụng công nghệ cao cho xe ô tô.
Có nhiều người hỏi tôi tại sao lại là Luxgen ? Đơn giản là viết tắt của Luxury - sang trọng và Genius - thông minh. Ở đây sang trọng không chỉ là phong cách thiết kế của xe mà còn là chất lượng dịch vụ đi kèm, trong khi thông minh là yếu tố được tích hợp nhờ phát triển công nghệ thông tin.
Luxgen5 sedan sẽ lần đầu xuất hiện tại triển lãm ô tô Việt Nam 2012
Trong khi các hãng ô tô của Nhật, Đức...có lịch sử hàng trăm năm thì Luxgen mới chỉ ra đời được vẻn vẹn 3-4 năm. Vậy đâu là lợi thế và cơ hội của các ông ?
Với điểm yếu là người đến sau trên thị trường ô tô vốn đã rất chật chội, chúng tôi cần xác định điểm mạnh của các hãng đi trước là gì để học hỏi. Và chúng tôi nhận thấy công thức của thành công là tận dụng lợi thế về CNTT của Đài Loan, thế mạnh của người đi trước, cộng thêm thêm chất lượng phục vụ người tiêu dùng với giá cả hợp lý nhất. Mỗi một nhân tố này thì không đủ, nhưng tổng hợp trong 1 xe ô tô thì chúng tôi có thể đưa ra một sản phẩm vừa sang trọng, thân thiện môi trường, chất lượng tốt, giá cả hợp lý, từ đó tạo thành công.
Ông có thể nói rõ hơn về sự khác biệt này ?
So sánh về kích thước tổng thể và tiện nghi đi kèm so với các đối thủ Lexus, Infiniti, xe của Luxgen đều vượt trội, trong khi giá cả lại thấp hơn đáng kể. Chúng tôi đã chọn đúng và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thích SUV, không thích SUV cỡ nhỏ như CR-V nhưng lại không đủ tiền mua SUV cỡ lớn.
Mặc dù ông nhấn mạnh lợi thế kích cỡ, giá bán, nhưng trước hết ô tô là phương tiện vận chuyển với những yếu tố cơ bản như sự ổn định, vận hành, an toàn...
Tôi hoàn toàn đồng ý với anh đây là những tiêu chí rất quan trọng của xe. Khi thiết kế các sản phẩm của Luxgen, chúng tôi không nghĩ đến việc chỉ bán sản phẩm ở 1 nước, 1 khu vực mà hướng tới thị trường toàn thế giới. Vì thế, trước khi tung ra thị trường, xe Luxgen đã được thử nghiệm ngặt nghèo ở những điều kiện thời tiết khắc nghiệt như núi cao, sa mạc...để đảm bảo xe của chúng tôi có thể vận hành tốt ở mọi điều kiện thời tiết.
Tôi có thể tự tin tất cả các chỉ số về an toàn, vận hành của xe Luxgen đều ngang bằng hoặc vượt trội so với đối thủ. Tuy nhiên, thị trường ô tô thế giới đã phát triển nên những yếu tố nêu trên là yếu tố cơ bản, xe nào tung ra thị trường cũng phải đáp ứng đầy đủ. Ngoài ra với xe Luxgen, chúng tôi tận dụng lợi thế công nghệ để tạo ra sự khác biệt với các đối thủ khác. Chẳng hạn, nhiều công nghệ hoàn toàn mới chỉ có trên xe Luxgen như: giao diện cảm biến - màn hình 9 inch điều khiển nhiều chức năng của xe Công nghệ mới Eagle view cho phép mở rộng tầm quan sát, sử dụng hiệu quả khi đỗ xe, di chuyển ở đường chật chội. Công nghệ sideview, camrera thân xe, giúp lái xe phát hiện những vật cản ở điểm mù khi chuyển làn..
Xin ông cho biết chiến lược của hãng Luxgen tại Việt Nam ?
Trong thời gian đầu, mục tiêu về hình ảnh Luxgen tại Việt Nam cũng như các thị trường khác trên thế giới là mục tiêu số 1 chứ không phải chỉ tập trung thúc ép về doanh số. Chúng tôi nhấn mạnh xe thông minh, giá hợp lý, trong khi so với đối thủ cạnh tranh có nhiều tiện nghi hơn, mang lại sự tiện dụng cho người dùng. Thực tế chiến lược này của chúng tôi đã phát huy tác dụng rất lớn. Năm ngoái ở thị trường Đài Loan, Luxgen đã vượt so với các đối thủ Honda CR-V, Ford Escape, Mitsubishi Outlander. Ngay trên thị trường Trung Quốc mới vào quý 4/2011 đạt kết quả ngoài mong đợi, hiện bán đều đặn khoảng 3.000 xe/tháng.
Chúng tôi lạc quan về tương lai phát triển của công nghiệp ô tô Việt Nam khi đất nước các bạn đang phát triển rất mạnh mẽ về mọi mặt, với khoảng 90 triệu dân nhưng tỷ lệ người dân có xe vẫn còn rất thấp.
Ông có thể chia sẻ đôi chút về Luxgen5 sedan, sản phẩm mới tại triển lãm năm nay ?
Có thể nói ngắn ngọn là chúng tôi đã đưa vào Luxgen5 sedan những thiết bị, công nghệ mới lần đầu tiên trên thế giới, và tôi tin đây là những tiêu chuẩn mới của ngành công nghiệp ô tô thế giới. Đơn cử như trên xe có thiết bị tương tác với điện thoại di động mà người lái có thể điều khiển xe qua điện thoại và ngược lại hay công nghệ LDWS, tránh xe chệch làn đường, cảnh báo lái xe khi xe sang làn bên cạnh. Ngoài ra, Luxgen5 hỗ trợ tầm nhìn ban đêm, phát hiện vật chắn ngang đường cách xa 100 mét và rộng tới 40 mét, dù trong điều kiện ánh sáng cực thấp 0,1 lux....
Xin cảm ơn ông !
Theo vnmedia
Gian hàng '3 không' tại Triển lãm ô tô lớn nhất Việt Nam Chỉ có 2 chiếc xe. Không người mẫu. Không đèn đóm hay âm nhạc. Không tổ chức show giới thiệu. Đó là gian hàng "không giống ai" của Vinaxuki tại Triển lãm ô tô Việt Nam 2012. Nếu có một cuộc bình chọn nào đó tại Triển lãm ô tô Việt Nam năm nay, hẳn gian trưng bày sản phẩm của Công ty...