Người Việt Nam “chặt chẽ” trong văn hóa tiền “boa”?
Trong một cuộc khảo sát cấp độ khu vực về việc người dân nước nào hay tặng tiền “ boa” nhất, người Thái đã đứng đầu danh sách với 84%, Việt Nam đứng gần cuối với 20%. Nhưng có thật người Việt Nam “chặt chẽ” trong văn hóa tiền “boa”?
Người Việt Nam không hào phóng trong khoản “boa”?
Theo một cuộc điều tra khảo sát được tiến hành bởi MasterCard đối với 8.000 người sống ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong khoảng thời gian từ tháng 10-11/năm 2013, kết quả cho thấy người Thái Lan hiện đang đứng đầu khu vực về mức độ hào phóng tặng tiền “boa” khi sử dụng các dịch vụ tại nhà hàng, khách sạn…
Khoảng 84% người Thái được phỏng vấn trả lời rằng họ có để lại tiền “boa” sau khi được phục vụ một bữa ăn ngon miệng. Con số này ở Bangladesh là 80%. Ấn Độ đứng thứ 3 với 74%. Philippines 73%. Hồng Kông 56%. Myanmar 42%. Indonesia 33%. Malaysia 31%. Singapore và Việt Nam 20%. Trung Quốc 15%. Hàn Quốc 10%. Nhật Bản đứng chót bảng với… 4%.
Kết quả cuộc khảo sát được thể hiện dưới dạng biểu đồ.
Cuộc khảo sát này không hỏi người được phỏng vấn về số tiền “boa” họ để lại mà chỉ nhằm thống kê về một thói quen, một cách hành xử tại những quốc gia khác nhau. Tìm hiểu về văn hóa tiền “boa” đem lại cho chúng ta một góc nhìn độc đáo về nền văn hóa bản địa.
Ngoài ra, cũng theo điều tra này, Thái Lan hứa hẹn là một thị trường năng động cho ngành công nghiệp dịch vụ khi người dân thường xuyên chia sẻ hình ảnh về bữa ăn của mình trên mạng xã hội. Trung bình cứ 2 người được phỏng vấn thì có 1 người thường đăng ảnh chụp lại cảnh dùng bữa của mình lên mạng.
Văn hóa tiền “boa” không tồn tại ở nhiều nước
Tiền “boa” là một vấn đề văn hóa thú vị, ở những nước khác nhau, quan niệm về tiền “boa” cũng rất khác nhau. Ví dụ: Ở Đức, bạn nên đưa tiền “boa” cho người phục vụ một cách tế nhị thay vì để lại trên mặt bàn trước khi rời khỏi quán; ngược lại, ở Nhật, người phục vụ sẽ cảm thấy bị sỉ nhục nếu bạn đưa tiền “boa” cho họ.
Thực tế, văn hóa tiền “boa” không phổ biến ở tất cả các nước. Thậm chí, ở nhiều quốc gia, người ta còn dị ứng với chuyện trao – nhận tiền “boa”.
Video đang HOT
Ở Úc và New Zealand, người phục vụ không chờ đợi nhận tiền “boa” bởi các chi phí đã được tính toán kỹ càng để cân đối với mức lương cơ bản, việc trả lương làm ngoài giờ cũng được thực hiện rất nghiêm túc… Nếu bạn sử dụng dịch vụ vào dịp cuối tuần hay vào các ngày nghỉ lễ, chi phí dịch vụ sẽ được tự động nâng lên cao hơn. Người Úc chỉ chi tiền “boa” khi vào những nhà hàng thực sự sang trọng, đắt tiền.
Ở Bỉ, hóa đơn tại các nhà hàng, khách sạn, cửa tiệm… đều đã tính phí dịch vụ, ngoài ra, nhân viên phục vụ ở Bỉ cũng được trả lương khá tốt nên họ không chờ đợi nhiều vào việc được tặng tiền “boa” để cải thiện thu nhập.
Ở Trung Quốc, không ai cần phải “boa” cho ai, đặc biệt là người trong nước với nhau, ngoại trừ một trường hợp, đó là những hướng dẫn viên du lịch và lái xe khách phục vụ cho những đoàn khách tham quan người nước ngoài, những người này thường trông đợi vào tiền “boa”.
Ngoài hai đối tượng kể trên, những người phục vụ trong các lĩnh vực dịch vụ khác ở Trung Quốc không chờ nhận tiền “boa”. Trước hết, đây không phải một nét văn hóa quen thuộc đối với họ. Thứ hai, ở một số nơi còn đề rõ quy định không “boa” cho nhân viên. “Boa” còn có thể bị coi là bất lịch sự, đánh giá thấp người phục vụ.
Ở Hàn Quốc, “boa” không phải một nét quen thuộc trong văn hóa bản địa. Thường người dân nơi đây chỉ vui vẻ cầm số tiền dư – những khoản tiền lẻ không lớn – mà người sử dụng dịch vụ từ chối nhận lại.
Ở Nhật, tiền “boa” hoàn toàn không được coi trọng. Người Nhật tự hào về bản thân mình khi họ có thể đưa ra những dịch vụ tốt, chuẩn mực, việc để lại tiền “boa” vì họ đã làm tốt phần việc của mình không khác gì một sự sỉ nhục.
Ở Singapore, dù là một quốc gia có nhiều người nước ngoài tới kinh doanh, du lịch và học tập nhưng văn hóa tiền “boa” vẫn không thâm nhập sâu rộng vào đời sống của người dân bản địa. Thực tế, ở nhiều khách sạn và điểm tham quan du lịch, người phục vụ không nhận tiền “boa”.
Bích Ngọc
Tổng hợp
Theo Dantri
Kpop đã xâm lấn Vpop đến mức nào?
Làn sóng nhạc đại chúng Hàn Quốc đã tác động sâu sắc đến thói quen nghe nhạc của khán giả, cách làm nhạc của nghệ sĩ trẻ cũng như quy trình tìm kiếm, đào tạo ca sĩ tại Việt Nam.
Khán giả Việt mê mẩn nhạc Hàn
Từ nửa cuối thập niên 2000, văn hóa đại chúng Hàn Quốc đã tạo nên làn sóng hâm mộ trên toàn châu Á, trong đó có Việt Nam. Âm nhạc là một trong những lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến thói quen nghe nhạc của khán giả Việt, đặc biệt là những người trẻ.
Câu chuyện Kpop thành công tại Việt Nam có vẻ đã cũ, tuy nhiên đây là hiện tượng đáng quan tâm bởi nền giải trí Hàn Quốc còn trẻ và có điểm xuất phát tương tự Vpop. Làn sóng Kpop chiến thắng trên lãnh thổ hình chữ S không phải về doanh thu thương mại mà là sự tác động mạnh mẽ đến tinh thần yêu nhạc, chia sẻ và hoạt động của các fanclub một cách mạnh mẽ và thường xuyên nhất.
Khán giả hâm mộ Việt đón nhóm nhạc thần tượng T-Ara tại sân bay.
Câu lạc bộ của các thần tượng Kpop mọc lên như nấm sau mưa với số lượng thành viên đông đảo và không ngừng tăng lên. Trên mạng xã hội, các fan club hoạt động rôm rả với khả năng cập nhật và chia sẻ thông tin cũng như sản phẩm âm nhạc của các nghệ sĩ Hàn lên đến từng giờ, thậm chí từng phút. Mới đây, trang mạng Kpopstarz của Hàn Quốc còn đưa tin về một teen Việt là quản lý fanpage của nhóm nhạc thần tượng SNSD.
Hình ảnh của một teen-boy Việt Nam xuất hiện trên trang mạng Hàn Quốc
Số lượng người nghe nhạc Hàn ngày càng tăng và không có dấu hiệu giảm. Bên cạnh việc hâm mộ tích cực, nhiều khán giả trẻ cũng thiếu ý thức khi tham gia vào cộng đồng này. Có không ít fan cuồng KPop trong thời gian qua với những hành động đáng báo động.
Nghệ sĩ trẻ cũng chịu ảnh hưởng
Không chỉ có khán giả yêu thích nhạc Kpop, nhiều nghệ sĩ trẻ Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng ít nhiều. Những cụm từ như "hơi hướm phong cách Hàn Quốc", "giống Kpop"... trở nên khá quen thuộc đối với lớp ca sĩ, nhạc sĩ 9X trong vài năm trở lại đây.
Theo nhiều khán giả, Sơn Tùng chịu ảnh hưởng khá rõ nét từ làn sóng âm nhạc KPop
Sơn Tùng MT-P là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua. Không thể phủ nhân MT-P ảnh hưởng rõ nét từ làn sóng âm nhạc Kpop. Trong cách lựa chọn dòng nhạc cũng như sản phẩm hình ảnh (movie clip) của anh không khó để phát hiện sự giống nhau với sản phẩm của nền giải trí Hàn Quốc. Những bài hát như Cơn mưa ngang qua, Nắng ấm xa dần,Em của ngày hôm qua trở thành hit và có ảnh hưởng sâu rộng đến khán giả Việt.
Bên cạnh việc chịu ảnh hưởng thì một vài cái tên được khán giả chỉ trích là đạo nhạc Kpop. Mới đây rapper Mr.T và nữ ca sĩ Thùy Trang đã &'mượn' giai điệu một ca khúc nhạc Hàn trong sản phẩm mới của mình khiến nhiều Kpop fans phải lắc đầu. Trước đó, clip ca nhạc Vỡ tan của MiA dù được khen là mới mẻ, hình ảnh đẹp, vũ đạo chuẩn nhưng vẫn chịu ảnh hưởng quá lớn từ một sản phẩm trước đó của nữ ca sĩ BoA...
Sản phẩm âm nhạc mới của Thùy Trang và Mr.T dính "nghi án" đạo Kpop.
Quy trình tìm kiếm, đào tạo nhân tố trẻ
Mô hình nhạc pop Hàn Quốc không chỉ tác động đến người nghe nhạc hay một số cá nhân làm nhạc trẻ. Kpop còn thúc đẩy hình thức, quy trình tìm kiếm và đào tạo nhân tố mới cho làng nhạc Việt.
Đầu tiên phải kể đến 365 daband, nhóm nhạc của "bà bầu" Ngô Thanh Vân với mô hình như một nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc. Bước đi táo bạo và từng nhận nhiều chỉ trích từ một bộ phận khán giả, đến nay 365 đã thu được không ít hành công. 365 là nhóm nhạc có nhiều bản hit, hoạt động bền vững và gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến trào lưu hâm mộ của khán giả trong nước.
Bên cạnh mô hình đào tào từ một công ty giải trí trong nước, làng giải trí Hàn Quốc cũng bắt đầu chú ý đến Việt Nam như một nơi cung cấp nhân tài. Từ các cuộc thi nhỏ lẻ như nhảy cover Kpop cho đến những cuộc thi lớn hơn như Kpop Star Hunt hay Ngôi sao Việt đều có yếu tố Hàn rất nhiều.
Hai thí sinh Hương Giang và Ngô Đặng Jane chiến thắng tại cuộc thi KPop Star Hunt
Năm 2012, cuộc thi Kpop Star Hunt lần đầu diễn ra tại Việt Nam. Hai thí sinh Hương Giang và Ngô Đặng Jane đã chiến thắng và giành tấm vé đến Hàn Quốc đào tạo trong 6 tháng. Tuy quy mô cuộc thi này chưa lớn nhưng hình thức của nó giống như vòng thử giọng bài bản mà các công ty giải trí xứ kim chi đang áp dụng.
Chương trình "Ngôi sao Việt" mang đậm dấu ấn KPop
Mới đây, sóng truyền hình quốc gia phát sóng chương trình Ngôi sao Việt. Ngoài hai giám khảo người Việt Nam là ca sĩ Phương Thanh và Johny Huy Trần, ghế nóng còn lại là nhạc sĩ người Hàn Quốc Mario. Nhiều thí sinh không ngại thể hiện phong cách, văn hóa và cả tiếng Hàn Quốc. Mô hình tuyển chọn và đào tạo của Kpop đã thể hiện rất rõ trong chương trình này.
Từng có thời điểm, khán giả Việt thích nghe nhạc Âu - Mỹ, nhạc Hoa và nhiều ca sĩ cũng bị ảnh hưởng theo... Tại thời điểm hiện tại việc Kpop bành trướng ở Việt Nam là điều khá dễ hiểu. Trong thời đại dễ tiếp cận với các xu hướng văn hóa, chính khán giả và nghệ sĩ Việt là người cần có ý thức trong việc tiếp cận và thưởng thức âm nhạc đại chúng.
Theo Tri thức
Top 6 ngôi sao siêu giàu của làng giải trí Hàn Dù đang còn trẻ nhưng khối lượng tài sản họ nắm giữ trong tay khiến nhiều người phải choáng ngợp. 1. Jang Geun Suk Tuy mới 27 tuổi nhưng Jang Geun Suk đã sở hữu một khối tài sản khổng lồ. Anh được xem là một trong những ngôi sao có mức thu nhập bình quân hàng năm thuộc dạng cao ngất ngưởng....