Người Việt mua gần 30.000 xe ô tô trong tháng 10
Trong tháng 10/2019, doanh số toàn thị trường ô tô Việt Nam đạt 28.948 xe, bao gồm 21.355 xe du lịch; 7.228 xe thương mại và 365 xe chuyên dụng.
Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) vừa công bố, doanh số bán hàng của các thành viên trong tháng 10/2019, đạt 28.948 xe, tăng 4,3% so với tháng 9/2019, tăng 0,3% so với tháng 10/2018.
Cụ thể, doanh số xe du lịch đạt 21.355 xe, tiếp đó là xe thương mại với 7.228 xe và xe chuyên dụng đạt 365 chiếc.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc giúp doanh số xe du lịch tăng 2%, xe thương mại tăng 11% và xe chuyên dụng tăng 14% so với tháng 9/2019.
Biểu đồ so sánh giữa ô tô du lịch, thương mại và chuyên dụng (trên); Biểu đồ so sánh ô tô nhập khẩu và sản xuất lắp ráp (dưới).
Về nguồn gốc, sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 16.406 xe, giảm 3% so với tháng trước; và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 12.542 xe, tăng 16% so với tháng trước.
Như vậy, kết thúc 10 tháng của năm 2019, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 259.282 xe tăng 16% so với cùng kì năm ngoái.
Video đang HOT
Trong đó xe ô tô du lịch đạt 190.049 xe tăng 26%; xe thương mại đạt 64.751 chiếc giảm 2% và xe chuyên dụng giảm 27% khi chỉ đạt 4.482 xe so với cùng kì năm ngoái.
Tuy doanh số ô tô sản xuất lắp ráp trong nước vẫn luôn cao hơn ô tô nhập khẩu nhưng tính đến hết tháng 10/2019, tổng doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước (106.138 xe) giảm 12% trong khi xe nhập khẩu (đạt 153.144 xe) tăng 118% so với cùng kì năm ngoái.
Theo giới kinh doanh dự báo, thị trường ô tô từ nay tới cuối năm sẽ càng ngày càng sôi động hơn, vì cuối năm thường là mùa bán hàng không chỉ ô tô mà tất cả các mặt hàng. Cùng với đó, nhiều mẫu xe mới, phiên bản nâng cấp liên tục được các hãng tung ra dịp cuối năm giúp tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng./.
Theo VOV
4.000 ô tô Trung Quốc nhập 9 tháng qua, bao nhiêu chiếc gắn bản đồ "đường lưỡi bò"?
Trong thời gian 9 tháng năm 2019, Việt Nam đã nhập hơn 4.000 chiếc xe ô tô các loại từ Trung Quốc, trị giá khoảng 162 triệu USD, giá trung bình khoảng 930 triệu đồng/chiếc.
Theo cơ quan hải quan, khoảng 90% lượng xe nhập Trung Quốc ở Việt Nam là xe tải, xe chuyên dụng.
Thông tin hàng loạt xe hơi Trung Quốc gần đây có bản đồ định vị vệ tinh đường 9 đoạn trên biển Đông (đường lưỡi bò) phi pháp của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đang gây bức xúc dư luận, Tổng cục Hải quan thông báo 9 tháng qua đã có khoảng 4.000 chiếc xe Trung Quốc nhập vào Việt Nam, tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Trong số khoảng 4000 chiếc xe ấy, hiện nay cơ quan hải quan đã phát hiện có 8 chiếc có sử dụng bộ định vị có gắn bản đồ "đường lưỡi bò" phi pháp của Trung Quốc. Dự kiến cả 8 chiếc này đều sẽ bị tịch thu, xử lý.
Cùng chiếc xe Volkswagen có đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc, thời gian qua có hơn 4.000 chiếc xe từ nước này nhập vào Việt Nam
Hầu hết xe Trung Quốc vào Việt Nam là xe tải, giá xe trung bình khá cao khoảng 930 đồng/chiếc; còn các loại xe dưới 9 chỗ ngồi nhập về Việt Nam số lượng khiêm tốn và không được tiêu thụ nhiều, giá trung bình dưới 700 triệu đồng bao gồm nhiều mẫu xe đa dụng (SUV) và xe truyền thống sedan.
Các dòng xe con của Trung Quốc có hình dáng bên ngoài khá bắt mắt, các tiện ích bên trong của xe Trung Quốc khá đẹp và khá giống với các dòng xe Audi, Jaguar, Land Rover... của châu Âu.
Mặc dù có giá rẻ, hình dáng đẹp song xe Trung Quốc hiện vẫn không được lòng khách Việt Nam do nghi ngại về chất lượng. Bên cạnh đó, "cú phốt" truyền thông bẩn bằng đưa đường lưỡi bò vào bản đồ định vị vệ tinh của chiếc xe, các hãng xe Trung Quốc đã tự làm khó nhà phân phối của mình ở Việt Nam và thêm một ấn tượng xấu đối với người tiêu dùng Việt.
Về con số nhập khẩu, so với năm 2017 và năm 2016, lượng xe nhập hiện nay của Trung Quốc giảm khá mạnh. Năm 2017, lượng xe Trung Quốc nhập vào Việt Nam hơn 6.000 chiếc, trị giá hơn 227 triệu USD; năm 2016, lượng xe Trung Quốc cũng nhập vào Việt Nam hơn 8.800 chiếc, trị giá hơn 340 triệu USD.
Xe nhập Trung Quốc về Việt Nam thời gian 2016 - 2017 chủ yếu là xe tải như Hovo, JAC, FAW, Dongfeng...Đây là những loại xe tải siêu trường, siêu trọng nên khá phù hợp với quá trình phát triển các ngành công nghiệp khai thác, xây dựng và san lấp ở Việt Nam.
Tuy nhiên, gần đây xe tải Trung Quốc cũng bị cạnh tranh quyết liệt bởi các hãng xe liên doanh xe Nhật như Hino, xe Hàn như Hyundai hay xe liên doanh như Thaco, Kia, Suzuki... giá phù hợp, có chất lượng tốt hơn và cũng có thương hiệu hơn xe Trung Quốc nên rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh xe Trung Quốc gặp khó hoặc phá sản do không bán được xe.
Về lượng xe con, xe Trung Quốc ở Việt Nam không lâu và không được cộng đồng xe Việt chào đón. Cách nay khoảng 15 năm, nhiều mẫu xe Trung Quốc cỡ nhỏ, giá rẻ đã tìm cách xâm nhập vào Việt Nam như Lifan, Geely, Chery... Tuy nhiên, các mẫu xe này sớm thất bại thảm hại.
Sau đó, kế hoạch xâm nhập Việt Nam lần thứ 2 của xe Trung Quốc bắt đầu từ năm 2017 trở lại đây. Các mẫu xe con từ Trung Quốc lần này thay hình đổi dạng: đẹp hơn, thời thượng hơn và bắt mắt hơn.
Nhưng cho dù là nước có sản lượng xe lớn nhất thế giới trung bình khoảng hơn 12 triệu xe/năm và có khoảng 44 thương hiệu xe nội địa cùng gần chục thương hiệu xe toàn cầu, các dòng xe có xuất xứ Trung Quốc không được nhập ồ ạt vào Việt Nam.
Nguyên nhân bởi theo thông tin từ Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan, xe con của các hãng xe toàn cầu có xuất xứ Trung Quốc không xuất vào Việt Nam bởi vướng thuế nhập khẩu cao, hiện xe xuất xứ từ Trung Quốc bị áp thuế khoảng 50% theo Nghị định 153/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ giai đoạn 2018 - 2020. Chính vì thế, các dòng xe nhập từ nước này về Việt Nam rất khó cạnh tranh với các mẫu xe từ các nước khác đặc biệt là xe không thuế từ ASEAN.
Đối với các dòng xe nội địa của Trung Quốc, dù được quảng cáo liên doanh với các hãng lớn của Nhật, Đức về hệ động cơ, khung sườn hay mua thiết kế... song luôn vẫn bị kiện vì nhái thiết kế, kiểu dáng công nghiệp của các dòng xe châu Âu, Mỹ. Vì vậy, nó khó xuất sang các nước phát triển mà thị trường trọng điểm đang là các nước châu Phi, Nam Á...
Tại Việt Nam, các mẫu xe con như Haima, Baic, Zoyte... mới được nhập vào Việt Nam qua một công ty tại Hải Phòng và một số doanh nghiệp tại TP. HCM và Đà Nẵng. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP. HCM, xe Trung Quốc đều có đại lý, showroom và được bán rẻ hơn 30% đến 50% so với giá xe cùng chủng loại bán trên thị trường.
Hiện nay, các xe Trung Quốc dù giá rẻ, song vẫn chưa thể thuyết phục được khách hàng Việt, nhất là trong bối cảnh chất lượng xe còn nhiều nghi ngại thì việc cài cắm chủ quyền phi pháp vào sản phẩm được xem như một kiểu gian thương và biện pháp huỷ hoại thương hiệu của chính mình. Người tiêu dùng Việt hoàn toàn có quyền tẩy chay sử dụng sản phẩm có cài cắm vấn đề chính trị, lợi ích dân tộc thuần tuý với mục đích xấu.
Theo Dân trí
Thị trường ô tô sẽ lập kỷ lục mới về doanh số bán hàng? Với sức tiêu thụ bình quân của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và của TC MOTOR gần 32.000 xe/tháng trong 9 tháng qua, thị trường ô tô Việt Nam cả năm 2019 có thể xác lập kỷ lục mới về doanh số bán hàng. Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) vừa công...