Người viết kịch bản
Bố là dân điện ảnh đưa con trai nhỏ đi xem bóng đá.
Ảnh minh họa
Bố vui vẻ giảng giải cho con:
- Trong bóng đá, con có thể coi khán giả là người xem phim, huấn luyện viên là đạo diễn, còn các cầu thủ là diễn viên.
- Thế ai là người viết kịch bản hả bố?
- Ừm… là giới cá cược con ạ!
Theo Datviet
Nguyên nhân khiến đài TVB 'xuống dốc' không phanh
Dàn diễn viên không còn trẻ, kịch bản thiếu muối... đã dẫn tới tình trạng đài TVB hôm nay
Những năm gần đây, chất lượng phim của đài TVB đang trên đà đi xuống, điều này có thể thấy rõ qua hệ thống rating (chỉ số người xem) hàng tuần của nhà đài. Vào thời điểm 3-4 năm về trước, 1 bộ phim có rating trung bình 30 được coi là bình thường và dưới 30 được gọi là thấp thì nay một bộ phim trung bình 29, 30 đã được xem là thành công và cao.
Video đang HOT
Hệ thống rating không thể quyết định chính xác phim hay và dở, tuy nhiên sự thật khó mà phủ nhận phim TVB dở thì nhiều mà hay thì lại ít. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này?
Dàn diễn viên già nua, thường cưa sừng làm nghé
Khoảng 6-7 năm đổ lại đây, hầu như các vai nam nữ chính của đài TVB đều là những gương mặt gần 30, trên 30 và có khi... ngấp nghé 50 diễn. Từ sau giai đoạn lăng xê cho thế hệ diễn viên mới năm 2003 với Hồ Hạnh Nhi, Dương Di, Lâm Phong, Huỳnh Tông Trạch... thì có vẻ sau lứa của họ vẫn chưa có ai để thay thế đủ sức đứng vai chính. Và ngay bản thân lứa của năm 2003 đó tới giờ đã hơn 30 vẫn cần sự "dìu dắt" của các diễn viên gạo cội 50, 60 tuổi như Lưu Tùng Nhân, Mễ Tuyết, Lý Tư Kỳ và nghiễm nhiên, những diễn viên già này lại thành... vai chính và đẩy các diễn viên trẻ xuống thứ. Hay những diễn độ tuổi 40 như Trần Cẩm Hồng, Mã Tuấn Vỹ... vẫn cưa sừng làm nghé đóng trai.. 20 vì không dàn nam nào độ 20 có thể diễn vai chính được cũng tạo sự mất cân đối cho phim TVB.
Mã Tuấn Vỹ và Trần Cẩm Hồng trong "Bồ Tùng Linh" phải đóng trai tân 20 dù đã hơn 40
Điều này hoan toàn trái ngược với thời hoàng kim của phim TVB vào thập niên 90, khi mà các nam nữ trẻ tuổi xinh tươi lúc đó như Cổ Thiên Lạc, Tuyên Huyên, Quách Khả Doanh, Trần Cẩm Hồng... đều tự mình "đứng vững" và làm tên tuổi bảo chứng thu hút khán giả, ít khi phải nhờ vào tên tuổi gạo cội như hiện nay.
Với sự thiếu hụt dàn diễn mới chưa đủ trình lên chính và dàn hiện tại vẫn còn "thiếu sức hút" nên việc TVB phải mời "viện trợ" là các cựu diễn viên TVB nổi tiếng một thời quay về giúp đỡ nhằm "thu hút" khán giả lại vô tình làm cho kịch bản phim... già hóa. Bộ phim mới nhất "Thần thương thư kích" có sự trở lại của Trương Triệu Huy và Châu Hải Mỵ đóng chính những tưởng có thể kéo rating ảm đạm lên thì lại đứng một chỗ. Nội dung chán là một phần, phần nhiều vì hai người này đã có tuổi mà vẫn cưa sừng làm nghé cố tỏ ra trẻ trung và ko hợp thị hiếu với khán già trẻ.
Thiếu hụt diễn viên, TVB phải nhờ "Cô Long" Lý Nhược Đồng quay về viện trợ
Phong cách lăng xê "kỳ lạ" của TVB
Gần đây, TVB đã bắt đầu nhận ra sự "già nua" trong đội hình diễn viên của mình, cộng thêm sự ra đi hàng loạt của các ngôi sao khi thấy TVB khó để phát triển nữa thì TVB đã bắt đầu lăng xê những cô gái gần 30 lên vai chính. Việc này cũng không có gì đáng nói nếu như họ không bị vấp phải khả năng diễn xuất kém và không tiến bộ nhiều qua từng bộ phim.
Nếu ngày xưa các "bình hoa di động" đều có cơ hội để khắc phục vì họ còn trong tuổi xuân thì 20 hơn thì nay việc này khó mà thực hiện. Như Câu Văn Tuệ là điển hình, diễn viên non kém thiếu biểu cảm làm khán giả chán ngán. Hay Huỳnh Thúy Như một bước lên mây lần đầu đóng phim cho ngay vai chính và qua 2 bộ phim vẫn không thấy nhiều tiến bộ thì khán giả cũng khó mà ủng hộ, nhất là khi cô này đã 30.
Huỳnh Thúy Như 30 tuổi mới đóng phim, còn phải mất thời gian dài dài để lên tay tỷ lệ thuận với nhan sắc già đi
Các diễn nam của TVB thì không được ưu ái như diễn viên nữ khi họ phải chờ tới hơn 30 và nếu may mắn có được vai diễn tốt thì TVB mới để ý tới họ. Điều này dẫn tới việc thiếu hụt nam diễn viên trẻ trầm trọng và việc cưa sừng làm nghé như đã nói là chuyện thường ngày ở huyện.
Hơn 30, Lương Liệt Duy mới được TVB chú ý
Kịch bản "đầu voi đuôi chuột', thiếu đầu tư
Đã qua rồi thời mà mỗi bộ phim TVB phát sóng đều nhận lời khen về chất lượng nội dung, khi hiện giờ các bộ phim hay đều tập trung vào dịp lễ Khánh đài giai đoạn cuối năm là chính.
"Cung Tâm Kế" - phim có rating cao và kịch bản thiếu muối với những màn đấu đá dùng kế... trẻ con
Kịch bản không có gì mới, vẫn những mô típ quen thuộc tới nhàm chán làm nên thương hiệu TVB như cặp đôi oan gia, hay cặp đôi tình đầu ý hợp trải qua khó khăn... cùng những diễn biến ai ai cũng biết. Nhiều bộ phim được quảng bá hoành tráng như "Mỳ gia đại chiến", "Cung tâm kế", "Phú quý môn"... tới khi lên sóng thì toàn những tình tiết miễn cưỡng tới... thiếu muối và những nhân vật hiền lành tới ngu muội. Phim hài thì cười không nổi, phim điều tra thì sạn vô số, phim cổ trang thì toàn cảnh dựng sẵn cũng làm cho fan phải lắc đầu mong TVB chịu khó đầu tư hơn. Còn không thì giảm lượng lại và đầu tư chất còn hơn.
"Mỳ gia đại chiến" có dàn diễn viên mạnh nhưng kịch bản thiếu cao trào và chiều sâu".
Thiếu sự cạnh tranh
Từ khi đối thủ ATV tàn lụi, không còn ai để cạnh tranh, TVB như "tự sướng" tại đất Cảng Thơm. Việc không có đối thủ cạnh tranh dẫn tới việc TVB chỉ làm theo những gì cho là phù hợp và chất lượng phim càng ngày càng tệ là minh chứng rõ nhất.
Trong kinh doanh, có cạnh tranh mới có tiến bộ, nhìn qua Đại Lục và Hàn, việc cạnh tranh rating gay gắt giữa các đài để thu hút quảng cáo và tài trợ là việc như cơm bữa. Từ đó đẩy mạnh nội dung chất lượng phim lên. Việc đài HKTV thành lập không có giấy phép vì chính phủ Hồng Kông đắn đo cấp cũng như TVB "đâm sau lưng" những tưởng sẽ giúp TVB độc tôn, nhưng sẽ hại TVB trong tương lai gần. Tuy nhiên nhờ HKTV xuất hiện mà TVB đã mất kha khá diễn viên khi họ chạy qua đài mới này. TVB thì bắt đầu chiến dịch "kêu sao cũ về viện trợ' để cứu rating ảm đạm.
Trương Khả Di đã qua đài HKTV đóng vì kịch bản mới mẻ, lương cao
Nếu TVB không thể khắc phục những điểm trên thì không sớm thì muộn họ sẽ bị thụt lùi và con rồng phim ảnh châu Á năm nào sẽ chỉ còn là dĩ vãng.
Theo Vietnamnet
Sự thực về chi tiết gây tranh cãi nhất của "Man of Steel" Biên kịch David S. Goyer của "Man of Steel" đã giải thích về vụ Superman giết chết tướng Zod trong bộ phim, tạo ra vô số tranh cãi sau đó. Một trong những khoảnh khắc gây tranh cãi nhất trong bom tấn mùa hè 2013Man of Steel là khi Siêu nhân (Henry Cavill) giết chết Tướng Zod (Michael Shannon) ở phần cuối bộ...