Người Việt giữa cơn ’sóng thần’ COVID-19 tại Ấn Độ
Hiện chỉ còn khoảng 100 người Việt tại Ấn Độ giữa cơn sóng thần COVID-19 đang bùng lên dữ dội ở quốc gia này.
Tính đến 25/4, Ấn Độ có 4 ngày báo cáo số ca COVID-19 mới cao nhất thế giới. Trong làn sóng COVID-19 thứ 2, hệ thống y tế nước này quá tải, những người mắc bệnh đối mặt với nguy cơ cao không được chữa trị kịp thời.
Cư dân nước ngoài cũng phải đối mặt với những rủi ro lớn.
Nhiều cán bộ ĐSQ Việt Nam nhiễm bệnh
Trước khi dịch bệnh xảy ra, ở Ấn Độ có khoảng 1.000 người Việt Nam sống rải rác ở các tiểu bang, thành phố khác nhau với đặc thù công việc và cuộc sống khác nhau.
Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ Đỗ Thanh Hải thông tin tình hình người Việt. (Ảnh chụp màn hình)
Theo Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ Đỗ Thanh Hải, ưu tiên của các cơ quan Việt Nam trong suốt năm 2020 đến nay là bảo vệ công dân và đưa người Việt ở nước ngoài hồi hương. 6 chuyến bay đã được tổ chức, đưa gần 1.000 người Việt từ Ấn Độ về nước.
Video đang HOT
“Số người Việt Nam hiện tại ở Ấn Độ khoảng xấp xỉ 100. Cũng rất may là chúng ta đưa được phần lớn bà con về để tránh ‘cơn bão’ thứ hai”, ông nói.
Để hỗ trợ người Việt tại Ấn Độ đối phó với dịch bệnh, Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan luôn duy trì đường dây nóng để lắng nghe tâm tư, tình cảm, nhu cầu, nguyện vọng của mọi người, sẵn sàng hỗ trợ họ khi cần thiết và hỗ trợ cho các hoàn cảnh đặc biệt.
“Ví dụ như vừa qua, một số kỹ sư xây dựng đang công tác tại Ấn Độ mắc bệnh và một số chuyển biến rất xấu. Chúng tôi theo sát tình hình và cũng đã làm việc với Bộ Ngoại giao và cơ quan chức năng của Ấn Độ để đưa một số trường hợp nặng vào bệnh viện chữa trị. Rất may những trường hợp này được chữa trị kịp thời và đến nay tình hình sức khỏe cũng dần ổn định” , ông Hải thông tin.
Trong quá trình công tác, nhiều cán bộ Đại sứ quán cũng nhiễm bệnh nhưng vẫn đặt nhiệm vụ lên trên, cố gắng vừa duy trì đảm bảo sức khoẻ mà vẫn bám trụ lại địa bàn để hỗ trợ cộng đồng.
Một bệnh nhân COVID-19 thở oxy trong ô tô trong khi chờ giường bệnh ở New Delhi, ngày 24/4. (Ảnh: AP)
Nguy cơ tử vong cao
Theo ông Đỗ Thanh Hải, qua 6 chuyến giải cứu, số lượng người Việt Nam tại Ấn Độ không còn nhiều, sống rải rác tại các tiểu bang khác nhau. Nhưng giống như người dân Ấn Độ, người Việt Nam phải đối diện với rất nhiều khó khăn.
“Thứ nhất là nguy cơ lây nhiễm cao. Lấy ví dụ, tại New Dehli, cứ 3 người xét nghiệm thì khả năng có 1 một người bị nhiễm”, ông cho biết.
Tiếp đến là điều kiện sống không thuận tiện, việc phong toả và giới nghiêm khiến việc đi lại, mua bán nhu yếu phẩm khó khăn hơn thường ngày.
Thứ ba là nguy cơ mắc bệnh cao, khi mắc rồi rất dễ bị nặng và nguy cơ tử vong cao, vị Tham tán giải thích. “Đa số người Ấn Độ điều trị ở nhà, chỉ khi bệnh nặng mới đến viện. Hiện tại bệnh viện thiếu hụt thuốc men, giường bệnh, oxy, máy thở, phòng chăm sóc đặc biệt… và không đủ điều kiện để chăm sóc người bệnh”.
Ngoài ra, cộng đồng cũng phải đối mặt với sức ép tâm lý, tình cảm. Tham tán Đỗ Thanh Hải nhận định: “Những người ở xa quê, trong môi trường dịch bệnh và phải đối phó với những thách thức trong cuộc sống khiến họ có tâm lý rất căng thẳng”.
Vì sao lây lan nhanh đến vậy
Chuyên gia và cơ quan chức năng nhận định có 3 nguyên nhân chính khiến dịch bùng phát như hiện nay.
Thứ nhất, Ấn Độ là quốc gia đông dân cư, tập trung đông ở các thành phố lớn, điều kiện sống của một số cộng đồng khó khăn. Đây là môi trường lý tưởng để dịch bệnh phát triển.
Thứ hai là do xuất hiện một số biến chủng mới chưa được nghiên cứu đầy đủ. Theo một số đánh giá thì các biến chủng này nguy hiểm hơn bởi tốc độ lây nhiễm cao hơn, triệu chứng bệnh nặng hơn, đồng thời có khả năng trốn miễn dịch. Mức độ lây nhiễm của biến chủng mới cao gấp 3-4 lần biến chủng cũ.
” Thứ ba, theo chúng tôi là nguyên nhân chính, đó là do tâm lý chủ quan. Trong tháng 1-2/2021, số ca bệnh của Ấn Độ (giảm) về 10.000 người/ngày, số người chết dưới 100. Rất nhiều người dân cho rằng Ấn Độ đang bước vào giai đoạn cuối của dịch bệnh, lơ là không đeo khẩu trang, tập trung đông người.
Các lễ hội thể thao, tôn giáo tập trung có khi lên từ trăm nghìn người đến cả triệu người. Đây là môi trường lý tưởng để virus lây lan trên diện rộng “, ông Hải nói.
Thủ tướng Singapore nhận định ký kết RCEP là một bước tiến lớn đối với thế giới
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, phát biểu tại Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trước lễ ký, Thủ tướng Singapore khẳng định việc ký kết RCEP "là một bước tiến lớn đối với thế giới, vào thời điểm khi mà chủ nghĩa đa phương đang mất dần chỗ đứng và tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại".
Bộ trưởng Chan Chun Sing ký RCEP dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Lý Hiển Long. Ảnh: MCI/TTXVN
Nhà lãnh đạo Singapore khẳng định việc ký kết RCEP cho thấy "cam kết tập thể của chúng ta đối với việc duy trì các chuỗi cung ứng mở và kết nối, đối với việc thúc đẩy thương mại tự do hơn và sự phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ hơn, đặc biệt trong bối cảnh khi đối mặt với dịch bệnh viêm đường hô hấp COVID-19, các nước trở nên hướng nội và theo xu hướng bảo hộ hơn".
Ông cũng lưu ý rằng sự đa dạng của các nước tham gia RCEP cho thấy các nền kinh tế ở những giai đoạn phát triển khác nhau đều có thể hợp tác với nhau và đóng góp cho sự phát triển của nhau, cũng như cho hệ thống thương mại đa phương. Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng sự đa dạng này và những mối liên kết mạnh mẽ giữa các nước tham gia với Mỹ, châu Âu và các nước còn lại trên thế giới cũng phản ánh tính bao trùm và rộng mở của hiệp định.
Thủ tướng Singapore hy vọng Ấn Độ sẽ tham gia RCEP trong tương lai để thỏa thuận thương mại này phản ánh được đầy đủ các mô hình hội nhập và hợp tác khu vực ở châu Á.
RCEP là Hiệp định thương mại lớn nhất thế giới được ký kết giữa 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand sau 8 năm đàm phán. Hiệp định bao trùm gần 1/3 dân số thế giới và đóng góp khoảng 30% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
RCEP sẽ loại bỏ tới 90% thuế nhập khẩu giữa các nước thành viên của Hiệp định trong vòng 20 năm kể từ khi có hiệu lực và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ bên trong khu vực. RCEP cũng thiết lập một bộ nguyên tắc thương mại chung và bao gồm các lĩnh vực phi truyền thống không có trong các hiệp định đang tồn tại, như thương mại điện tử, chính sách cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ.
Hiệp định sẽ có hiệu lực khi 6 nước thành viên ASEAN và 3 nước đối tác phê chuẩn.
Lãnh đạo Đông Á đánh giá cao vai trò chủ tịch ASEAN của Việt Nam Các lãnh đạo tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á đánh giá Việt Nam đã thành công trong điều phối nỗ lực chung, tăng cường hợp tác và ứng phó Covid-19. Đánh giá được các nước đưa ra trong Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì chiều tối 14/11 tại Hà Nội, với sự...