Người Việt duy nhất lọt vào tốp 500 người quyền lực nhất thế giới
Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh vừa trở thành người Việt Nam duy nhất lọt vào tốp 500 người quyền lực nhất hành tinh, do tạp chí Foreign Policy bầu chọn.
Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh
Tạp chí Foreign Policy của Mỹ hôm 29/4 công bố danh sách 500 người có ảnh hưởng nhất trong các lĩnh vực như chính trị, tài chính, tôn giáo, quân sự. Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Lê Lương Minh là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng nằm trong danh sách quyền lực nhất. Tại Đông Nam Á, Tổng thống Myanmar Thein Sein và lãnh đạo đối lập ở nước này, bà Aung San Suu Kyi cũng có tên trong danh sách.
Video đang HOT
Theo KoreaHerald, hơn một phần năm trong tốp những người tinh hoa đến từ Mỹ, thể hiện vị trí nổi bật vững chắc của nước này trên vũ đài thế giới. Trong số 141 người Mỹ có Tổng thống Barack Obama và ông trùm đế chế phần mềm Bill Gates.
Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh hôm 9/1 nhậm chức Tổng thư ký (TTK) ASEAN. Ông là người Việt Nam đầu tiên nhậm chức tổng thư ký của Hiệp hội. Vị trí TTK ASEAN được luân phiên mỗi 5 năm giữa 10 quốc gia thành viên của khối.
Nhiệm vụ này được trao cho Việt Nam trong bối cảnh ASEAN đang ở trong một giai đoạn lịch sử quan trọng tiến tới việc thành lập Cộng đồng, và cũng đang đứng trước những thử thách trong việc củng cố đoàn kết nội khối.
Theo xahoi
"Biển Đông vẫn là trọng tâm của ASEAN trong 2013"
Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh nhấn mạnh ASEAN thúc đẩy đối thoại, giải quyết hòa bình vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, trên cơ sở thỏa thuận DOC.
Ngày 11/4, tại Brunei, các hội nghị quan chức cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 22 (sẽ diễn ra trong các ngày 24-25/4) đã kết thúc với ba hội nghị quan trọng gồm Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN lần thứ 9 và Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN lần thứ 12.
Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại nước chủ nhà, Hoàng thân Mohamed Bolkiah đã chủ trì các hội nghị, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo ngành ngoại giao các nước thành viên ASEAN và Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các hội nghị.
Trong chương trình làm việc, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN tập trung trao đổi về tiến độ xây dựng Cộng đồng ASEAN, quan hệ đối ngoại và vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, tình hình quốc tế, khu vực cũng như các vấn đề có tầm quan trọng liên quan đến hòa bình, an ninh và hợp tác ở khu vực, trong đó có việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông và thúc đẩy sớm Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Brunei Mohamed Bolkiah khẳng định Biển Đông tiếp tục là một trọng tâm của ASEAN trong năm 2013, bên cạnh các chương trình hợp tác an ninh, quốc phòng, kinh tế và xã hội.
Hoàn tất COC là mục tiêu hàng đầu của nước Chủ tịch ASEAN trong năm nay, và với tư cách là nước Chủ tịch ASEAN, Brunei ưu tiên giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại trên tinh thần đảm bảo an ninh và ổn định, đồng thời sẽ tham vấn các nước lớn và các nước liên quan về vấn đề này.
Thông cáo báo chí của Chủ tịch hội nghị cho biết các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã xem xét, đánh giá những tiến bộ đạt được kể từ Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 diễn ra ở Phnom Penh, Campuchia hồi tháng 11/2012, trong có có hợp tác chính trị và an ninh, sự chấp thuận quốc tế được mở rộng đối với Hiệp định Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) của ASEAN, các vấn đề liên quan đến việc công bố Triển vọng an ninh ASEAN và thảo luận những nội dung được các cơ quan khác nhau của ASEAN khuyến nghị trình các nhà lãnh đạo ASEAN xem xét trong các cuộc họp cấp cao sắp tới.
Các nhà lãnh đạo tham dự các hội nghị cũng đã trao đổi quan điểm về các vấn đề cùng quan tâm, lợi ích chung trên cả bình diện khu vực và quốc tế nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, tin tưởng lẫn nhau, hợp tác thúc đẩy an ninh hàng hải, và đảm bảo giải pháp hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được công nhận, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) khẳng định sự cần thiết phải kiềm chế của tất cả các bên trong việc tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hay gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Các bộ trưởng ngoại giao tiếp tục khẳng định Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông của ASEAN, sự cần thiết duy trì động lực về đối thoại và tham vấn đã đạt được từ các cuộc tham vấn quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 19 và giao nhiệm vụ cho các quan chức cấp cao ASEAN tích cực làm việc với Trung Quốc nhằm sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận.
Trả lời phóng vấn báo chí sau khi kết thúc các hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa cho rằng việc nhất trí thúc đẩy các cuộc đàm phán với Trung Quốc để sớm hoàn tất COC là kết quả nổi bật nhất của các hội nghị lần này và những vấn đề các bên cùng quan tâm sẽ tiếp tục được đề cập trong các hội nghị quan chức cấp cao lần tới để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 23, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và Hội nghị Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), dự kiến sẽ diễn ra trong quý cuối cùng của năm nay./.
Theo Dantri
ASEAN có thể bị tổn hại vì tranh chấp Đó là phát biểu của tân TTK ASEAN Lê Lương Minh khi trả lời phỏng vấn tờ The Wall Street Journalvào ngày 16.1. Báo này dẫn lời ông cho hay việc gia tăng căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trên biển Đông có thể gây tổn hại cho sự phát triển và thống nhất của ASEAN. TTK Lê Lương Minh nói: "Sự...