Người Việt đã thực sự hạn chế tới nơi công cộng mùa dịch COVID-19 hay chưa: Những số liệu sau của Google sẽ cho bạn câu trả lời
Dữ liệu định vị toàn cầu của Google đang chia sẻ công khai cho thấy sự sụt giảm đáng kinh ngạc hoạt động đi lại của người dân Việt Nam cũng như thế giới trong đại dịch COVID-19.
Bối cảnh số lượng ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới đang gia tăng với tốc độ chóng mặt, một loạt các quốc gia đã áp dụng các biện pháp cách ly xã hội, hay thậm chí phong tỏa để hạn chế người dân ra đường. Nhằm mang đến cái nhìn rõ ràng nhất về hiệu quả của các biện pháp nói trên, Google mới đây đã công bố dữ liệu được thu thập trực tiếp từ các thiết bị di động của người dùng tại 131 quốc gia có dịch COVID-19.
Đây là những con số được Google thống kê dựa trên dữ liệu từ những người dùng đã bật tính năng Lịch sử vị trí (Location History) trên Google Map. Khi bật tính năng này, Google Map sẽ tự động ghi lại mọi hoạt động di chuyển của người dùng, từ đó xác định địa điểm nào đang tụ tập đông người. Dữ liệu ghi nhận từ ngày 16/2 cho đến ngày 29/3/2020.
Vào cuối tháng 3, các địa điểm ăn uống, giải trí, mua sắm cũng như các địa điểm công cộng như công viên, vườn hoa đã vắng người hơn rất nhiều so với giữa tháng 2.
Theo dữ liệu thu thập được của Googe, số lượng người Việt Nam ghé thăm nhà hàng, quán cafe, trung tâm mua sắm, bảo tàng, thư viện và rạp chiếu phim vào cuối tháng 3 giảm 52% so với thời điểm 16/2. Trong khi đó, số lượng người đi đến cửa hàng tạp hóa, siêu thị, cửa hàng thuốc vào thời điểm này cũng giảm 29% so với giữa tháng 2. Đặc biệt, số lượng người tới các bến xe cũng giảm đến 49%; số lượng người tới các nơi công cộng như công viên cũng giảm khoảng 33%.
Video đang HOT
Tính năng Live Traffic của Google Map cho thấy tình hình giao thông của Hà Nội trong mùa dịch COVID-19, với màu xanh lá thể hiện đường phố thông thoáng chiếm chủ đạo
Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp đã cho phép nhân viên được phép làm việc tại nhà, thể hiện rõ ở mức giảm 20% lượng người đi làm, theo ghi nhận của Google. Đáng chú ý, dữ liệu của Google cũng cho thấy mức tăng 16% số lượng người ở nhà. Con số này tăng dần từ thời điểm trung tuần tháng 2 cho tới cuối tháng 3, cho thấy người Việt đã thực sự hạn chế đến nơi công cộng. Tất nhiên, những con số trên sẽ càng giảm mạnh từ ngày 1/4 cho đến 15/4 – thời điểm toàn quốc thực hiện việc ‘cách ly xã hội’ theo chỉ thị từ thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Khung cảnh vắng vẻ tại một con phố tại thủ đô Hà Nội trong thời điểm cả nước thực hiện 15 ngày ‘cách ly xã hội’
Tại Mỹ – quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất thế giới, lượng người tới nhà hàng, quán cafe, trung tâm mua sắm, bảo tàng, thư viện và rạp chiếu phim tính đến hết ngày 29/3 giảm 47% so với mốc 16/2/2020.
Tuy nhiên, chỉ số này chỉ bắt đầu giảm vào thời điểm trung tuần tháng 3 trở đi, khi số lượng ca nhiễm tại Mỹ liên tục tăng. Khi chính quyền các bang bắt đầu thực hiện một số biện pháp hạn chế đi lại, lượng người sử dụng các phương tiện giao thông công cộng cũng ít đi rất nhiều, với mức giảm tới 51% so với ngày 16/2. Trong khi đó, lượng người đi làm cũng giảm 38%, trong khi số người ở nhà tăng khoảng 12% so với mốc giữa tháng 2.
Chỉ khi số lượng ca nhiễm tăng mạnh, người Mỹ mới bắt đầu hạn chế đi ra đường
Tại Ý – quốc gia có số lượng người tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới tính đến ngày 6/4/2020, người dân nước này gần như ở nhà và hạn chế ra đường. So với thời điểm 16/2, lượng người tới các địa điểm ăn uống, giải trí giảm 94%. Tỷ lệ người dân mua thực phẩm, thuốc men tại nhà thuốc, siêu thị hay cửa hàng tạp hóa cũng giảm 85%. Mặc dù vẫn đang thực hiện lệnh phong tỏa trên toàn quốc, số lượng người đi làm tại Ý chỉ giảm khoảng 63%, đồng nghĩa với việc vẫn có khoảng 37% người dân vẫn đi làm hàng ngày.
Anh Việt
Google: Người Việt đã hạn chế 50% nhu cầu đi lại
Dữ liệu vị trí trên smartphone do Google công bố cho thấy tỷ lệ người Việt đi tới các nhà hàng, quán cafe, rạp chiếu phim đã giảm 52%.
Cuối tuần qua, Google thống kê về hoạt động đi lại của người dân tại 131 quốc gia có dịch nhằm hỗ trợ đưa ra biện pháp phòng ngừa Covid-19 tốt nhất. Dữ liệu này lấy từ bản đồ Google Maps. Từ việc thu thập vị trí trên smartphone ẩn danh, Google Maps có thể xác định địa điểm nào đang tụ tập đông người hay vắng vẻ. Dữ liệu không bao gồm thông tin nhận dạng cá nhân hoặc hiển thị số lượt truy cập vào bất kỳ mục cụ thể nào.
Người Việt hạn chế tụ tập đông người tại các nơi công cộng.
Tại Việt Nam, tính đến ngày 29/3, lượng người đi tới nhà hàng, quán cafe, trung tâm mua sắm, bảo tàng, thư viện và rạp chiếu phim giảm 52% so với ngày 16/2. Số người tới bến xe, trạm xe buýt cũng giảm 49%, đến công viên giảm 33% và đi mua hàng hóa, dược phẩm cũng giảm 29%.
Trong khi tỷ lệ người đi làm giảm 20%, dữ liệu vị trí trên smartphone lại cho thấy mức tăng tương ứng 16% số người ở nhà. Con số ngày được cho là sẽ tăng cao hơn sau khi Thủ tướng ra chỉ thị về cách ly xã hội từ 1/4 đến 15/4.
Trong khi đó, theo thống kê của Google, người dân Italy - nơi đứng thứ hai về số ca nhiễm Covid-19 tính đến 29/3 - gần như ở yên tại nhà. Cụ thể, lượng người tới nhà hàng, quán cafe, rạp chiếu phim, công viên... giảm trên 90%. Tỷ lệ đi mua thực phẩm, thuốc... giảm 85% và số người đi làm giảm 63%.
Người Italy gần như "dừng" di chuyển.
Tại Anh, ban đầu các chuyên gia ủng hộ chiến lược "thả dịch lên đỉnh" để đạt được "miễn dịch cộng đồng". Phải tới 23/3, Anh mới ra quyết định phong toả toàn quốc. Nhờ đó, số người di chuyển đến các địa điểm công cộng giảm 85% và lượng người tới văn phòng, nơi làm việc giảm 55%.
Châu An
Tự cách ly tại nhà mùa dịch Covid-19, người Việt tìm gì trên Google? Trong thời gian cách ly toàn xã hội bắt đầu từ ngày 1.4, cùng khuyến cáo người dân ở nhà của Bộ Y tế đã thúc đẩy các xu hướng tìm kiếm liên quan đến dịch vụ giao hàng, mua hàng và học trực tuyến. Google search cung cấp cho người dùng khá nhiều thông tin chi tiết về Covid-19 Từ cuối tháng...