Người Việt có một món ăn kèm “gây nghiện”, bỏ vào món nào cũng thấy ngon: có người còn… ăn thay cơm
Nhất là khi ăn với các món bún nước, vị chua chua, cay cay của món này quá hợp!
Ngoài các món mặn, món canh độc đáo thì Việt Nam cũng có nhiều món ăn kèm thú vị không kém. Mỗi địa phương lại có những loại gia vị và công thức sáng tạo đặc trưng, làm cho kho tàng món ăn kèm trong bữa cơm người Việt thêm phong phú. Trong các loại phổ biến thì có một món được ưa thích đến mức “gây nghiện”, có người còn ăn luôn thay cơm – Đó là măng ớt ngâm, hay còn gọi dân dã là măng ớt.
Vốn là đặc sản của các vùng cao Tây Bắc, Lạng Sơn, Yên Bái… nhưng măng ớt đã sớm được ưa chuộng rộng rãi khắp các vùng miền ở Việt Nam. Trong các gia đình vùng cao, gần như nhà nào cũng có một lọ, vại măng ớt lớn để ăn dần. Còn ở thành phố, măng ớt thường xuất hiện trong các quán ăn để ăn kèm với phở, bún, miến, mỳ, cháo…, món nào cũng hợp.
Công thức làm măng ớt không khó, nhưng lại cần sự khéo léo, đúng tỉ lệ, vì chỉ cần một sơ suất nhỏ trong quá trình ủ chua, sơ chế măng cũng có thể khiến hỏng cả mẻ măng ớt.
Măng ớt quyến rũ nhất chính là hương vị chua cay khó lẫn. Kết hợp với màu vàng đỏ kích thích, măng giữ được độ giòn và mùi hương hơi nồng… ăn kèm với món nào gần như cũng hợp. Đồ luộc thì thêm đậm đà, các món bún-miến-mì-bánh đa nước thì thêm chua cay, giảm vị ngấy trong các món chiên, xào, bỏ vào lẩu thêm cay nồng…
Video đang HOT
Mới đây trên MXH, có một topic về món măng ớt nói chung đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Như chọc “đúng mạch”, có rất nhiều người bày tỏ sự yêu thích, ưa chuộng món ăn kèm này.
Bài viết được đăng tải trong nhóm ẩm thực gần 100k thành viên. Trong đó, chủ post chia sẻ một lần ăn mì hộp bỏ “ngập” măng ớt, còn khẳng định ăn như vậy mới đã. Nguồn: Đặng Thanh Hoa/ CHÉN – BEATVN.
- “Mình nghiền kinh khủng mà không bao giờ làm được, toàn đi mua. Có đợt mùa đông ăn thay cơm kèm cá rán, hết bay nửa hũ”.
- “Đang mùa măng rồi đấy giờ tha hồ, mỗi tội không biết làm”.
- “Các ông bà, anh chị ở trên các vùng cao, dân tộc làm măng ớt siêu ngon, họ bỏ thêm nhiều nguyên liệu địa phương vào ý. Có đợt vợ chồng mình được chị hàng xóm (quê ở trên vùng cao) tặng một lọ mà ăn suýt xoa, vèo cái tuần hết luôn”.
- “Măng ớt ngon, mỗi tội hơi mùi, mà mình vẫn chứ chén sạch mới lạ”.
- “Mình đi ăn bún, bánh đa các kiểu cũng chỉ vì lọ măng này, ăn hết cái rồi thả măng vào bát nước. Trời ơi mê, ăn hết cả lọ nhà người ta luôn”.
Một điểm trừ nhẹ của măng ớt là có mùi khá nồng, hơi “hôi” nếu đậy nắp hũ lâu rồi mở ra. Nhưng dù vậy, đây vẫn là món ăn kèm rất được người Việt ưa chuộng vì dễ ăn, ngon miệng, tăng vị giác khi kết hợp với nhiều món.
Vấn vương hương vị lẩu mắm miền Tây
Từ thuở sơ khai, lẩu mắm chỉ là con mắm đem kho nêm nếm cho vừa ăn rồi chấm với các loại rau có sẵn trong tự nhiên như rau muống, rau nhút, điên điển, rau dừa, kèo nèo, tai tượng... Sau này để đáp ứng đa phần thị hiếu của thực khách miền Tây, mà cách chế biến có phần thêm cầu kỳ.
Mắm cá sặt là món ăn của người Việt, được chế biến theo kiểu nước lèo ăn bún theo sở thích của bà con Khmer, nấu trong lẩu theo cách của người Hoa. Thương lắm nồi lẩu mắm đằm thơm, bởi chất chứa và mang trong mình nét văn hóa đậm đà của 3 dân tộc Việt - Khmer - Hoa...
Lẩu mắm bắt nguồn từ Cần Thơ "gạo trắng nước trong" (Ảnh minh hoạ)
Lẩu mắm bắt nguồn từ Cần Thơ "gạo trắng nước trong" nhưng nguyên liệu chính là mắm cá sặc hay mắm cá linh ngon nhất thì phải xuống tận vùng Châu Đốc, thiên đường của những món mắm đồng. Đi dọc những căn nhà ở đây đừng lấy làm lạ khi bạn thấy những chiếc lu nhỏ được đậy nắp kín đáo, đấy là cách mà những món mắm được tạo thành. Cá, tôm, tép được ủ muối trong khoảng thời gian dài cho dậy vị và ngấm mùi, sau đó là vô số cách nấu để chế biến ra những "tuyệt tác" từ mắm.
Lẩu mắm là cách ăn cầu kì, biến tấu ngoạn mục từ món mắm bình dị của người miền Tây. Nước dùng ngọt ngào được ninh từ xương heo hay vị thanh mát của dừa tươi là nền tảng của một phần lẩu ngon. Sau đó, mắm cá sẽ được pha loãng và cho vào hầm cùng nước súp, với độ lửa thích hợp tạo nên bản hoà ca nhịp nhàng của vị mắm đặc trưng. Tuỳ vào người thợ mà có công thức nêm nếm sao cho hài hoà, nước dùng cần đậm đà vừa phải để không lấn át đi cái chất riêng của mắm. Người miền Tây hào phóng, lúc nào cũng "bồi" vào phần lẩu nào là cà tím, khổ qua, nấm,... để tăng thêm vị ngọt tự nhiên và sắc màu cho món ăn.
Rau xanh là một phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt, nhất là khi ăn lẩu mà thiếu rau thì lẩu cũng mất ngon. (Ảnh minh hoạ)
Đặc trưng của lẩu mắm là nước lèo mắm chưng, thường là mắm cá sặc, cũng có nơi dùng mắm lóc, mắm linh, mắm trèn. Thêm vào đó là một số gia vị khác nêm kèm, để át bớt mùi mắm. Thực ra đây là một hình thức mắm kho được nâng cao lên tầm nghệ thuật. Nghệ thuật này được thể hiện cả trong cách trang trí món ăn và cả cách ăn phối hợp đủ sắc, hương, vị trong từng miếng ăn làm sao đủ sắc trắng, xanh, tím, hồng, đủ vị mặn, ngọt, chua, cay.
Một nồi mắm ngon là phải dung nạp đầy đủ các món ăn kèm. Bạn có thể thoả thích kết hợp với vô số thực phẩm khác như: thịt ba rọi, cá basa, cá tra của vùng nước đậm phù sa hay những con tép, con tôm sần sật vị ngọt tự nhiên. Nói chung, nồi lẩu mắm hào phóng như chính người dân nơi đây, có thể làm hài lòng mọi khẩu vị.
Rau xanh là một phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt, nhất là khi ăn lẩu mà thiếu rau thì lẩu cũng mất ngon. Thường rau ăn kèm là những loại có sẵn trong vườn hay trong tự nhiên không cần phải đi đâu xa. Cứ xách rổ dạo một vòng quanh vườn là sẽ có đủ loại rau nào bắp chuối, nhãn lồng, tai tượng, kèo nèo, bông súng... Hoặc bơi xuồng đi hái ngó non lục bình là có thể lai rai một bữa. Tháng tám mùa nước nổi còn có thêm bông điên điển, ăn kèm với lẩu mắm nóng hổi thì tuyệt vời.
Lẩu mắm luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho người dân miền Tây tiếp đãi thực khách phương xa (Ảnh minh hoạ)
Khi ăn nếu thích bạn có thể ăn chung với bún. Cho rau phía dưới sắp bún lên trên chan vào tô nước lẩu còn nóng hôi hổi, thêm tí muốt ớt cay, chanh và thưởng thức.
Khi chuẩn bị, người ta dọn hết mọi thứ lên bàn ăn, mắm dọn ra nguyên màu sắc, ít nêm nếm, gia giảm, khi ăn thì lại thoải mái, đa dạng, tùy theo cách ăn của từng người.
Lẩu mắm luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho người dân miền Tây tiếp đãi thực khách phương xa. Không chỉ độc đáo ở mùi vị đặc trưng gây tò mò mà nồi lẩu mắm còn tô điểm những gam màu dung dị của miền sông nước. Để những người con xa quê lại phải vấn vương hương vị, nhớ mãi nồi lẩu mắm đậm đà của quê hương.
Đầu bếp nhà hàng chỉ cách làm dưa chuột muối chỉ trong 10 phút, để dành ăn được cả tuần Từng miếng dưa chuột vàng ươm, giòn giòn lại chua ngọt không chỉ ngon mà còn chống ngán hiệu quả. Nguyên liệu: 10 quả dưa chuột 100g muối biển 200ml giấm 200g đường 50ml rượu Soju hoặc rượu nấu ăn Cách làm: Cuống dưa chuột để lại khoảng 2mm. Rửa sạch quả dưa chuột sau đó để ráo 10 phút rồi dùng khăn...