Người Việt có khoảng 500 tấn vàng, lại kiến nghị huy động
Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam ước tính còn khoảng 500 tấn vàng trong dân và đề nghị Ngân hàng Nhà nước huy động lượng vàng này.
Bởi lượng vàng trong dân còn rất lớn nên Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia.
“”Thông qua Sở giao dịch vàng quốc gia, Nhà nước có thể phát hành chứng chỉ vàng, hoặc trái phiếu vàng để huy động vàng trong dân. Đặc biệt, thông qua Sở Giao dịch vàng, các doanh nghiệp có thể mua vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, thay vì nhập khẩu, góp phần tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước…”, ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam nhấn mạnh.
Người dân chen chúc đi mua vàng ngày Thần tài
Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng vàng sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, Hiệp hội này đề xuất NHNN xem xét cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu. Ước tính nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu hàng năm cho sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ ở Việt Nam hiện khoảng hơn 20 tấn/năm.
Video đang HOT
Từng trao đổi với PV về vấn đề huy động vàng trong dân, chuyên gia tài chính-ngân hàng – TS Nguyễn Trí Hiếu thừa nhận, đây là bài toán mà nhiều năm nay vẫn chưa giải được bởi rất khó thay đổi được tâm lý của người dân khi họ luôn coi dự trữ vàng như là “của để dành”, tiết kiệm để dự phòng cho những biến cố lớn. Vàng lại là nguồn tích trữ có khả năng giảm thiểu rủi ro trước nguy cơ lạm phát, là tài sản có thể tích trữ truyền đời, nghĩa là vàng là tài sản tiết kiệm an toàn và ít rủi ro hơn cả…. Từ tâm lý đó, nên bài toán làm sao để “moi” được của để dành của dân chúng để đưa vào NHNN là vấn đề dù được nói nhiều nhưng cho tới nay vẫn chưa khi nào thực hiện được.
Bởi thế, để huy động được vàng trong dân, TS Hiếu đề nghị NHNN nên đứng ra phát hành chứng chỉ huy động vàng và trả lãi cho số vàng huy động từ dân. Gửi vàng tại NHNN dân sẽ tin tưởng hơn bất cứ tổ chức tín dụng nào khác.
“Không như trước kia lần này không để các nhà băng kinh doanh vàng nữa mà Ngân hàng trung ương sẽ phát hành chứng chỉ vàng ngắn, trung và dài hạn để gom vàng về. Sau đó số vàng này có thể cho Bộ Tài chính vay dùng làm tài sản thế chấp các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nước ngoài vay ngoại tệ với lãi suất hợp lý đem về phục vụ các dự án phát triển kinh tế xã hội.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn, cung vốn ra thị trường bế tắc, ngân hàng chỉ nên cho Bộ Tài chính vay vàng và Bộ Tài chính là đầu ra duy nhất với số vàng huy động của ngân hàng. Ngoại trừ việc đấu thầu vàng để ổn định thị trường, Ngân hàng Trung ương không nên kinh doanh vàng, vì nếu như vậy nó sẽ đi ngược với vai trò của nhà quản lý thị trường vàng và trở thành đối thủ cạnh tranh với tất cả các thành phần kinh tế khác.
Trong trường hợp này, dưới sự giám sát của các cơ quan Quốc hội chúng ta phải tin tưởng Bộ Tài chính. Việc sử dụng số vàng huy động này của Bộ Tài chính và dưới sự giám sát của các cơ quan của Quốc hội sẽ tạo được sự tin cậy cao với dân chúng.
NHNN cũng phải đảm bảo vàng gom được trong dân sẽ được trả lại cho dân trong bất kỳ lúc nào, thời điểm nào. Nó giống như việc gửi tiền có kỳ hạn và không kỳ hạn vậy. Bên cạnh đó, chất lượng vàng gửi cũng phải được đảm bảo, tốt nhất là nên thống nhất tiêu chí, nguyên tắc một loại vàng khi người dân gửi và ngân hàng trả cho người dân”, TS Nguyễn Trí Hiếu chỉ rõ.
Theo_Báo Đất Việt
Lãi suất huy động và cho vay bằng VND tương đối ổn định
Lãi suất huy động và cho vay bằng VND tại các NHTM tương đối ổn định, theo báo cáo của NHNN trong tuần cuối tháng 4.
Thông tin trên CafeF, theo NHNN, hiện, mặt bằng lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4-7,2%/năm.
Trong khi đó, lãi suất cho vay bằng VND ổn định. Hiện nay, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn, các NHTM nhà nước tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn.
Ngoài ra, lãi suất cho vay USD cũng tương đối ổn định. Hiện lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,8-6,2%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8-5,2%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 5,3-6,2%/năm.
Theo NHNN, hiện, mặt bằng lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng. (Ảnh minh họa).
Trong một diễn biến khác, thông tin từ NHNN, ngày 6/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành các văn bản chấn chỉnh tình trạng lách lãi suất để huy động USD của các ngân hàng thương mại
NHNN cho biết nhận được nhiều thông tin phản ánh trên thị trường xuất hiện một số ngân hàng lách luật vượt trần lãi suất huy động USD (0%/năm) để thu hút ngoại tệ. Do đó, để bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật, an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng và ổn định thị trường tiền tệ, Thống đốc NHNN yêu cầu các ngân hàng phải nghiêm túc chấp hành các quy định hiện hành cũng như chỉ đạo của Thống đốc về lãi suất huy động, đặc biệt là huy động USD. Nghiêm cấm các ngân hàng thực hiện các biện pháp kỹ thuật để lách, vượt trần lãi suất huy động USD; nghiêm cấm cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn.
NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng cường kiểm tra, kiểm toán nội bộ, chủ động phát hiện những vi phạm về mức lãi suất huy động; chỉ đạo chấn chỉnh và xử lý nghiêm người đứng đầu các chi nhánh, đơn vị trực thuộc để xảy ra vi phạm, không chấp hành các quy định và chỉ đạo của NHNN.
"Các tổ chức tín dụng xảy ra tình trạng vi phạm các quy định về lãi suất huy động sẽ không được không xem xét, chấp thuận đề nghị mở mới chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM, văn phòng đại diện, cung cấp dịch vụ mới hoặc triển khai nghiệp vụ kinh doanh mới; hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng (nếu xét thấy cần thiết)" - văn bản của NHNN nêu rõ.
Ngoài ra, NHNN cũng yêu cầu các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin và giám sát việc chấp hành lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng thuộc chức năng quản lý trên địa bàn. Đồng thời, xử lý nghiêm theo quy định đối với những trường hợp vi phạm, quy trách nhiệm cụ thể đối với cá nhân, tổ chức liên quan (nếu có).
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Lãi suất cho vay rục rịch tăng? Bên cạnh việc tăng lãi suất huy động, các ngân hàng cũng tăng lãi suất cho vay... Lãi suất cho vay tăng Báo VOV đưa tin, trong một thời gian dài, từ cuối năm 2015 đến nay các ngân hàng liên tục đẩy lãi suất huy động lên cao khiến lãi suất cho vay tăng theo. Chứng kiến cuộc đua lãi suất giữa...