Người Việt chốt 104 đơn hàng online mỗi năm
Số liệu đáng chú ý theo báo cáo chỉ số thương mại điện tử của Công ty chuyển phát bưu kiện DPD Group.
DPD Group cho biết con số này nhiều hơn gần gấp đôi so với con số trung bình 66 đơn hàng 1 năm, khảo sát từ 6 quốc gia tại khu vực Đông Nam Á. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử tại Việt Nam đã và đang góp phần đáng kể vào quá trình phục hồi kinh tế.
Các kênh bán hàng trực tuyến đã được thúc đẩy một cách gián tiếp trong giai đoạn giãn cách vì đại dịch COVID-19. Theo Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020. Thực tế này là cơ sở để các chuyên gia tin rằng thị trường thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm nay, nhất là khi hoạt động logistics đã gần như trở lại bình thường so với trước dịch.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử tại Việt Nam đã và đang góp phần đáng kể vào quá trình phục hồi kinh tế. (Ảnh minh họa – Ảnh: NLĐ)
Khi thương mại điện tử phát triển, các nhà bán hàng và doanh nghiệp sẽ ngày càng sở hữu tập khách hàng lớn hơn, ngày càng nhiều dữ liệu cần xử lý và lưu trữ trên các trang bán hàng trực tuyến hơn. Nhiều doanh nghiệp dường như đã sẵn sàng với các hạ tầng công nghệ tập trung phục vụ cho sự bùng nổ này của thương mại điện tử ở Việt Nam.
“Chúng ta đổi mới về công nghệ, cách bán hàng, tiếp cận. Chúng ta không thể sử dụng công cụ một cách thô sơ được. Có rất nhiều công ty cung cấp giải pháp đó, đó là công cụ giúp người bán hàng chuyên tâm sản xuất, bán ra những sản phẩm tốt”, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, cho biết.
Video đang HOT
Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam cho rằng lĩnh vực mới mẻ này còn nhiều dư địa phát triển nội địa và sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Theo khảo sát của Lazada, 81% người Việt Nam khi được hỏi chia sẻ rằng, mua sắm trực tuyến là một thói quen không thể thiếu mỗi ngày trong cuộc sống của họ.
Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2021 sẽ diễn ra vào 3/12
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2649/QĐ- BCT về việc tổ chức "Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2021" vào thứ sáu ngày 3/12/2021 trên phạm vi toàn quốc.
Các loại quảng cáo cho ngày Black Friday tại Trung tâm thương mại Aeon. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Theo Bộ Công Thương, tổ chức sự kiện trực tuyến hoàn toàn Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2021 phát huy lợi thế ứng dụng công nghệ số và thương mại điện tử, áp dụng các giải pháp giám sát và thúc đẩy hàng chính hãng, hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của các doanh nghiệp tham gia. Đồng thời đẩy mạnh tiêu dùng hàng Việt và các giải pháp, dịch vụ do doanh nghiệp, Start-up Việt phát triển nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong nước về hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam.
Ngày mua sắm trực tuyến 2021 cũng ứng dụng các giải pháp công nghệ số trên nền tảng Internet và mạng viễn thông thể thúc đẩy giao dịch trực tuyến, thương mại điện tử hiệu quả và đảm bảo an toàn an ninh thông tin. Trên cơ sở đó, phổ biến, nâng cao trải nghiệm của người dân, người tiêu dùng về những nền tảng công nghệ số được ứng dụng trong thương mại điện tử.
Mục tiêu Quyết định nêu rõ, từ năm 2021 trở đi, Việt Nam sẽ hướng đến nghiên cứu và kết hợp triển khai Ngày hội mua sắm trực tuyến của khu vực, thúc đẩy và bắt kịp cùng xu hướng phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới đang diễn ra mạnh mẽ trong khu vực.
Theo đó, thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng các giải pháp thanh toán điện tử, hướng đến phát triển giải pháp thanh toán đảm bảo trong thương mại điện tử là nền tảng để xây dựng niềm tin của người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến, tạo tiền đề cho việc tổng hợp, đề xuất với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động khuyến mại trong thời gian diễn ra chương trình.
Trong khuôn khổ ngày mua sắm trực tuyến 3/12/2021 còn diễn ra Tuần lễ mua sắm trực tuyến từ ngày 27/11/2021 đến ngày 5/12/2021 với hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại và mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100% (Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 và khoản 2 Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ- CP ngày 22/5//2018 của Chính phủ).
Công dân, người tiêu dùng trên toàn quốc truy cập địa chỉ webiste: https://onlinefriday.vn và ứng dụng Online Friday trên các nền tảng di động để lấy thông tin về các chương trình khuyến mãi, giảm giá của các doanh nghiệp tham gia chương trình và mua sắm tại các website, ứng dụng của các doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
Để thực hiện Quyết định, Bộ Công Thương giao nhiệm vụ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan để thực hiện các hoạt động phát động, truyền thông cho chương trình tổ chức lễ phát động chương trình Tuần mua sắm trực tuyến và Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2021 diễn ra vào ngày 26/11/2021.
Chương trình trên các nền tảng số từ 27/11/2021 để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về các sản phẩm khuyến mại có trong chương trình Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2021. Triển khai hình thức mã giảm giá chung MUASAMVIETNAM và MUASAMVN trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo Lãnh đạo Bộ Công Thương.
Đồng thời xây dựng đảm bảo vận hành các hệ thống kỹ thuật phục vụ Chương trình. Tổ chức triển khai tiếp nhận, tổng hợp các chương trình, hoạt động khuyến mại của thương nhân để hỗ trợ đăng ký, thông báo các thủ tục hành chính liên quan.
Bộ Công Thương cũng yêu cầu Cục Xúc tiến thương mại chủ động thông tin, hướng dẫn thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận tiện cho thương nhân thực hiện thủ tục hành chính đăng ký hoạt động khuyến mại với Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó, Cục Xúc tiến thương mại cung cấp thông tin chương trình khuyến mại, phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan để chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm hoạt động khuyến mại theo quy định của pháp luật; phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để tổng hợp, đánh giá kết quả Chương trình.
Ngoài ra, các đơn vị khác thuộc Bộ Công Thương, Văn phòng Bộ phối hợp tuyên truyền, quảng bá về Chương trình tại trụ sở, website của Bộ Công Thương và trên các phương tiện truyền thông.
Đối với Vụ Thị trường trong nước chủ trì, phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát động chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước gắn với các hoạt động phát động, truyền thông cho Chương trình.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan, tiếp nhận thông tin của người tiêu dùng phan ảnh về hoạt động khuyến mại vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian diễn ra Chương trình để kịp thời xử lý theo quy định.
Tổng cục Quản lý thị trường, Cục quản lý thị trường chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ và nắm bắt thông tin. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để triển khai, thực hiện.
Đối với các Hiệp hội, ngành hàng có liên quan phối hợp với Bộ Công Thương thông tin, khuyến khích hội viên doanh nghiệp tham gia Chương trình.
Về phía các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình tại địa phương đảm bảo mục đích, thời gian thực hiện; chủ động thông tin, hướng dẫn thương nhân tham gia các hoạt động và Chương trình tại địa phương; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận tiện cho thương nhân thực hiện thủ tục hành chính và thực hiện hoạt động khuyến mại tại địa phương; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình tại địa phương, báo cáo cấp có thẩm quyền.
Ngoài ra, thương nhân, tổ chức và cá nhân có liên quan chủ động tổ chức các hoạt động khuyến mại, phối hợp, tham gia các hoạt động của chương trình đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.
WB: Kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực Ngày 12/11, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố bản tin Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11 năm 2021. Công nhân làm việc tại Công ty TNHH ITM Semiconductor Vietnam tại khu công nghiệp Vsip, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh minh họa: Thái Hùng/TTXVN Theo đó, ghi nhận một số điểm...