Người Việt béo nhanh, bệnh nhiều
Thống kê về chế độ ăn uống và tình hình bệnh tật nửa thế kỷ qua cho thấy, bữa ăn của người Việt ngày càng nhiều chất nhưng kỹ năng ăn uống dường như không được cải thiện nếu không muốn nói ngày càng… dại.
Trường ca thịt
Chuẩn bị cho cuộc khai trương hội chợ hàng Tết Quý Tỵ lớn nhất khu vực phía Bắc tối 28-1 ở Hà Nội, đã thấy hàng chục quầy ẩm thực trong tổng số 800 quầy đăng ký của hơn 600 doanh nghiệp. Lại không thiếu các món quay, rán, nướng.
Đến hẹn lại lên, nguồn thực phẩm chủ lực chuẩn bị cho Tết Quý Tỵ vẫn là thịt. Đầu tháng 1-2013, bất chấp tình trạng nhiều nông hộ giảm đàn lợn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát vẫn đảm bảo sẽ không lo thiếu thịt.
Ăn uống đúng cách, tập thể dục đều đặn là thần dược ngăn bách bệnh. Ảnh: Nguyễn Hoài – Ảnh: Hồng Vĩnh.
Cái ông lo lại là nguy cơ thiếu rau xanh cục bộ nếu thời tiết tiếp tục rét đậm, rét hại như hiện nay.
Tổng điều tra dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (DDQG) cho hay, so với gần 50 năm trước, bữa ăn của người Việt thay đổi ghê gớm, theo chiều hướng nhiều hơn về lượng và tăng về đạm hay protein.
Năm 2000, tức 15 năm sau đổi mới, mức protein cải thiện hẳn, lên đến 20 gram/người. Mười năm sau, con số ấy vọt lên 30,6 gram, gấp hơn hai lần so với gần 50 năm trước. Mặc dù chưa có thống kê chính thức nhưng theo PGS.TS.
Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện DDQG, năm 2012 chỉ số này tiếp tục tăng. Tương tự, các loại dầu thực vật, dầu mỡ tổng hợp, và protein tổng hợp cũng tăng chóng mặt.
Nếu tính các thực phẩm cụ thể thì cũng thấy chiều hướng đó. Với thói quen không thể thiếu bát cơm trong bữa ăn truyền thống, lượng gạo tiêu thụ tính theo đầu người hiện nay ít hơn không bao nhiêu so với thời kỳ đói kém nhất.
Video đang HOT
Năm 1985, một năm trước khi bắt đầu công cuộc Đổi mới, mức tiêu thụ gạo của người Việt lúc đó là 450 gram/người. Đến năm 2012, số đó giảm không bao nhiêu khi vẫn đứng ở mức 350 gram/người.
Với rau – củ – quả- hạt, vừng-lạc, hạt có dầu, và đậu đỗ, mức tiêu thụ lại giảm. Đây là nhóm được cho là thần dược kiềm chế hàng loạt bệnh không lây nhiễm. Giảm mạnh nhất là các loại khoai củ. Năm 1985, lượng khoai củ tiêu thụ trên 70 gram/người.
Đến năm 2012, loại thực phẩm có nhiều tính năng tích cực cho hệ tiêu hóa này chỉ còn dưới 10 gram/người. Hầu như vắng bóng hoàn toàn khoai củ trong các bữa ăn truyền thống. Thay vào đó, chúng chỉ thỉnh thoảng xuất hiện trên mấy gánh hàng rong.
Nhưng nhóm tăng dữ dội nhất không gì khác chính là thịt. Đêm trước Đổi mới, năm 1985, mỗi người chỉ được 20 gram thịt các loại thì đến năm 2009, lên đến 80 gram/người và năm 2012, con số ấy tăng gấp năm lần so với năm 1985.
Đến siêu thị cũng chỉ để chọn đồ chế biến sẵn, lạp xường như thế này. Ảnh: Nguyễn Hoài
Đến siêu thị cũng chỉ để chọn đồ chế biến sẵn, lạp xường như thế này. Ảnh: Nguyễn Hoài.
Nửa số người trưởng thành bụng phệ
Từ năm 2006, Viện DDQG đưa ra bức tranh về tình trạng sức khỏe của người Việt với gam màu gần như đối lập với sự cải thiện bữa ăn mấy chục năm qua.
Từ đó đến nay, chưa có nghiên cứu tương tự nào nhưng các nhà nghiên cứu đều nhận định tình trạng có xu hướng tệ hơn.
Thừa cân và béo phì tiếp tục gia tăng và đáng báo động ở nước ta”, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nói sau cuộc họp của lãnh đạo Bộ Y tế với Ban Soạn thảo các Chương trình thuộc Đề án Tổng thể Phát triển Thể lực Tầm vóc người Việt Nam chiều qua tại Hà Nội.
Tiếp cận ở góc độ “thừa cân và béo phì” ở người Việt Nam 25-64 tuổi trên quy mô toàn quốc, các nhà khoa học thu thập hàng loạt số liệu như cân nặng, chiều cao, huyết áp, tỷ lệ mỡ cơ thể, vòng bụng, vòng mông, nồng độ đường huyết, và lipid máu, tần suất tiêu thụ một số thực phẩm liên quan, hoạt động thể lực, và tiền sử các bệnh mãn tính của họ.
Kết quả điều tra dinh dưỡng trên 17.213 đối tượng này tại 64 tỉnh/thành đại diện cho 8 vùng sinh thái toàn quốc cho thấy tỷ lệ thừa cân/béo phì là 16,3%.
Tỷ lệ này gia tăng theo tuổi, ở nữ giới cao hơn so với nam giới, thành thị cao hơn nông thôn (32,5% và 13,8%). Đặc biệt, tỷ lệ béo bụng, tức tỷ số vòng bụng/vòng mông cao, lên đến hơn 39,7% và tăng theo tuổi trên cả nam và nữ. Năm 2012, một số nhà khoa học tin rằng tỷ lệ này đã lên đến gần 50%.
Trong số các yếu tố liên quan thừa cân và béo phì hiện nay, các nhà khoa học đổ lỗi cho khẩu phần ăn quá nhiều động vật, cho thói quen ăn ngoài gia đình, tăng sử dụng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia và ít vận động.
Đây được cho là nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng chuyển hóa – nhóm các nguy cơ bao gồm tăng huyết áp, thừa insulin, thừa mỡ v.v…, ở người Việt trưởng thành hiện nay.
Theo Quốc Dũng (Tiền Phong)
Thực đơn cho người bệnh tim mạch
PGS. TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị khẳng định: "Một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ là một trong những biện pháp điều trị hữu hiệu bệnh tăng huyết áp và xơ vữa động mạch".
Ăn uống đúng cách
"ối với phần lớn các bệnh tim mạch, bạn nên kiêng ăn mặn và chất béo. Nó không những làm bệnh thuyên giảm mà bạn còn bớt được chi phí tiền thuốc điều trị". Đó là lời khuyên của PGS.TS.Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị.
Hạn chế ăn mặn có ýnghĩa đặc biệt quan trọng nếu bị các bệnh suy tim, tăng huyết áp. Ăn mặn nghĩa là bạn phải hạn chế muối. Muối có nhiều trong nước chấm, các loại thức ăn khô như cá khô, chà bông, mắm...
Hãy tập thay đổi từ từ, đầu tiên đừng dùng nước chấm khi ăn, tránh các loại mắm, cá thịt khô, nếu cần hãy nấu ăn riêng.
Trên phương diện khoa học, việc ăn thiên về chất bột đường mà không có chất đạm sẽ gây ra nguy cơ rối loạn chuyển hóa chất béo và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Do đó, chỉ nên ăn chay xen kẽ với chế độ ăn có thịt, cá và các chất protide khác như trứng, sữa... thì có lợi cho sức khỏe hơn, nhất là ở những người lớn tuổi.
PGS.TS Trần Đình Toán cho biết thêm: "Chế độ ăn hợp lý là ăn ít muối, các thành phần dinh dưỡng cân đối giữa tỷ lệ chất béo, chất đạm động vật, chất đạm thực vật và chất bột đường. Các món ăn nên thay đổi hằng ngày, nên ăn nhiều cá, các loại hải sản. Vì chất acide béo Omega 3 có trong các loại hải sản rất tốt cho hệ tim mạch".
Nên ăn nhiều các loại rau quả, trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất vi lượng.
Chất xơ còn giúp hoạt động của hệ tiêu hóa dễ dàng, tránh được táo bón. Một số trái cây còn chứa các chất có tác dụng tốt đối với bệnh tim mạch, như bưởi có thể làm giảm mỡ trong máu, cà chua có thể giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não... ể tim hoạt động tốt, lượng potasium trong máu phải ổn định, không quá nhiều hay quá ít.
Người bị bệnh tim nên uống nước theo nhu cầu cơ thể, chỉ uống khi cảm thấy khát. Nếu bệnh của bạn chỉ ở mức độ nhẹ, việc hạn chế uống nước là không cần thiết. Những trường hợp suy tim nặng chỉ nên hạn chế uống khoảng 1 lít nước mỗi ngày. Nên nhớ rằng uống quá ít nước cũng rất nguy hiểm vì có thể gây tụt huyết áp, choáng váng, chóng mặt.
Từ bỏ rượu bia, thuốc lá
Y học đã chứng minh việc nghiện rượu bia có ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Việc sinh hoạt điều độ luôn là nguyên tắc quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe. Rượu bia có thể không ảnh hưởng đến bệnh tim nhưng lại gây bệnh dạ dày, bệnh gan.
Ngoài ra, có một thể bệnh tim đặc biệt gọi là bệnh cơ tim do rượu. Nếu bị bệnh này, bạn phải kiêng cữ rượu bia hoàn toàn.
Còn thuốc lá là thứ cần phải kiêng cữ tuyệt đối khi bị bệnh tim mạch. Thuốc lá ảnh hưởng rất xấu đối với các bệnh do nguyên nhân xơ vữa động mạch như thiếu máu não, thiếu máu cơ tim.
Nếu không bỏ thuốc lá, bạn có thể bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim... Và nhất thiết bạn phải cố gắng bằng mọi cách bỏ hút thuốc lá ngay khi biết mình bị bệnh tim mạch.
Thanh Huyền
Theo Dân trí
Thực phẩm cực tốt để giảm stress Khi căng thẳng, chúng ta thưng tìm đến thức ăn như t cách giải tỏa stress. Điều đáng lo ngại ở đây là chúng ta hay nghĩ ăn sao cho thoải mái là được và cứ vô tư chọn những loại thức ăn mình thích mà không biết đôi khi sự lựa chọn đó có còn làm bạn ức chế hơn. Để giải...