Người Việt bàn lùi giấc mơ ô tô
Ở Việt Nam, mỗi câu chuyện bàn chuyện mua ô tô hơi gặp không ít cản trở, do người dân đã thường cường điệu hóa lợi ích của chiếc xe máy hiện tại, để tiếp tục bàn lùi “cố thủ”, tự tước bỏ giấc mơ xe hơi.
Bàn lùi mua ô tô, nhiều gia đình vẫn lựa chọn phương tiện xe máy để di chuyển dù đi đường dài
Xe máy tiện lợi nên không cần ô tô
Cách đây không lâu, nhóm bạn bè chúng tôi hẹn nhau ăn tối. Anh bạn đưa cả gia đình tới nhà hàng, hai đứa trẻ khá nghịch ngợm. Cho đến lúc ra về tôi mới biết gia đình anh di chuyển tới bằng xe máy. Bốn con người trên chiếc xe tay ga mong manh, xiên xẹo giữa đường phố đông đúc. Tôi đi ô tô lên phía trước đón đám trẻ lên xe đi về cùng cho an toàn. Hôm sau tôi có nói anh, cố gắng thu xếp mua ô tô, có vướng mắc về tiền bạc nhóm bạn bè sẽ giúp. Gia đình đông người, việc đầu tiên là nó sẽ mang đến sự an toàn hơn so với xe gắn máy, nắng mưa không còn là vấn đề, thứ hai là sự gắn kết của những thành viên trong gia đình bởi sẽ có cơ hội trò chuyện, nghe đám trẻ cười đùa và nhiều lợi ích cần thiết khác…
Anh đã đồng ý vì kinh tế gia đình anh bây giờ đã khá vững. Nhưng rồi bất ngờ anh từ chối lên ô tô chỉ vài ngày sau đó, hỏi mới biết vợ anh, nội ngoại, hàng xóm thi nhau kể bất lợi của ô tô và nâng tầm xe máy, không thể vượt qua các định kiến đó, anh từ bỏ cho nhẹ người vì không muốn một mình chống lại tất cả. Bởi những người xung quanh anh luôn bàn lùi vì cho rằng sự tiện lợi của xe máy là nhất, tiết kiệm tiền và tiện lợi trong việc di chuyển.
Hồi ức quá khứ cản bước tương lai
Chưa cần so sánh với những quốc gia giàu có, ngay trong chuyến công tác lần đầu tiên tới thủ đô Phnom Penh nước bạn Campuchia, bước chân ra khỏi sân bay tôi thực sự thấy ngạc nhiên bởi sự hiện diện xe hơi tại nơi đây. Ngoài đường phố phương tiện giao thông chiếm đa số là xe hơi, không tiếng còi, xe nối đuôi nhau khi dừng đèn giao thông cũng luôn giữ khoảng cách an toàn với nhau tới vài mét. Mặc dù Campuchia tương đồng câu chuyện đường phố chật hẹp của Việt Nam, thậm chí GDP của họ còn thua Việt Nam 3 bậc tại Đông Nam Á, nhưng xe hơi của họ đã phủ kín đường phố, theo một số liệu cho thấy riêng trong năm 2016 người dân Campuchia đã đăng ký mới gần 40.000 xe hơi với dân số xấp xỉ 16 triệu dân. Tôi chợt ước mơ rằng một lúc nào đó, đất nước chúng ta cũng sẽ được như vậy. Xe gắn máy sẽ dần biến mất hoặc chỉ dành cho những niềm đam mê xe mô tô nhỏ bé. Một sự thật không thể phủ nhận, xe hơi che chở con người bằng lớp vỏ kim loại dày dặn còn xe máy thì không.
Có lẽ do chúng ta đã trải qua một giai đoạn dài khó khăn thời bao cấp, khi chiếc xe đạp cũng một thời là tài sản lớn trong mỗi nhà. Bước chuyển tiếp đó là thời đại xe gắn máy, khoảng thời gian này quá dài khiến xe máy trở thành điều bất di bất dịch trong văn hóa giao thông của người Việt. Khi có ai đó bày tỏ hoặc thể hiện việc chuẩn bị sắm xe hơi trên mạng xã hội, trong nhóm bạn bè sẽ có vô số ý kiến trái chiều với những lời khuyên không nên mua, hoặc phàn nàn thái quá đổ lỗi rằng việc sở hữu nó là nguyên nhân gây kẹt xe.
Video đang HOT
Bàn về ô tô, 1 bàn tiến 9 bàn lùi
Mới đây, một bài viết với quan điểm người Hà Nội trung bình chỉ mất 4 năm đi làm là mua được ô tô đã gặp phải vô số ý kiến bàn lùi về một nền văn minh ô tô thủ đô. Có lẽ đối với họ, việc bảo vệ lỗi bất cập sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với việc tìm cách giải quyết vấn đề.
Xây dựng văn hóa giao thông tốt hơn mới là gốc rễ để giải quyết vấn đề kẹt xe
Ô tô không phải là nguyên nhân chính gây kẹt xe. Đứng ở trên cao nhìn xuống có thể nhận thấy rõ rệt sự lộn xộn chấp hành làn đường của xe hơi và xe máy, của những phương tiện cố tình di chuyển ngược chiều gây nên tình trạng ùn tắc. Nhưng điều này có thể điều chỉnh bằng xây dựng văn hóa giao thông tốt hơn. Và tất nhiên, trong một tương lai gần, người dân có quyền hy vọng vào một hệ thống giao thông công cộng hoàn chỉnh, sạch sẽ, an toàn hơn nữa.
Khi bàn mua xe hơi, chúng ta chỉ tập trung thấy người khác đang lãng phí tiền bạc và gây kẹt xe. Chúng ta quên rằng đó là điều tất yếu của một xã hội phát triển, chúng ta không quan tâm việc sở hữu tài sản giá trị có xứng đáng với nỗ lực lao động của họ hay không, lợi ích của một chiếc xe hơi như thế nào. Tiếc thay, rất ít người thấy được điều tích cực đó, họ chỉ muốn nhìn vào điểm tiêu cực để bàn lùi việc mua xe. Có lẽ khi không thể tiến, họ muốn tất cả cùng lùi lại với họ.
Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một người đang sống và làm việc tại Hà Nội.
Hoàng Minh Trí
Tín hiệu tuyệt vời cho thương hiệu trong nước: 76% người Việt chỉ mua thương hiệu Việt hoặc xài phần lớn thương hiệu nội trong Covid-19
Trước tác động của dịch bệnh, người tiêu dùng có xu hướng ủng hộ thương hiệu trong nước.
Khảo sát trên bình diện toàn cầu của Nielsen cho thấy 11% người tiêu dùng cho biết họ chỉ mua thương hiệu trong nước, 54% sẽ mua phần lớn thương hiệu trong nước. Ở Việt Nam, tỷ lệ này còn cao vượt trội, cùng với lời hiệu triệu doanh nghiệp dùng sản phẩm chéo của nhau...
Chia sẻ tại sự kiện trực tuyến " Hậu Covid-19 - Sẵn sàng cho một cuộc sống mới", bà Đặng Thúy Hà - Giám đốc Khu vực miền Bắc Nielsen Việt Nam - cho biết ngành hàng hóa tiêu thụ nhanh (FMCG) 2 tháng đầu năm tại khu vực Đông Nam Á ghi nhận mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm ngoái.
Mức tăng trưởng này cao đặc biệt ở các quốc gia như Indonesia, Singapore, Malaysia.
Bên cạnh đó, theo ghi nhận của Nielsen, người tiêu dùng đã thay đổi hành vi, từ tiêu dùng mua mang đi chuyển sang xu hướng mua sắm an toàn tại nhà.
Yếu tố nào ảnh hưởng tới hành vi mua sắm của người tiêu dùng?
Theo khảo sát toàn cầu của Nielsen, 49% người tiêu dùng cho biết họ sẵn sàng đánh đổi giá cả để đảm bảo chất lượng, an toàn cho bản thân và gia đình. Trước diễn biến Covid-19, nhiều nhà bán lẻ cháy hàng. Đặc biệt với các ngành hàng vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, nhu cầu đối với chất lượng và an toàn sản phẩm cao hơn.
Tại Việt Nam, tỷ lệ này cao hơn mức trung bình toàn cầu. Theo đó, 65% người tiêu dùng Việt đánh giá cao về chất lượng hay hiệu quả của sản phẩm. Một nghiên cứu khác về sự trung thành, hơn 40% người Việt cho biết họ dễ dàng bị tác động bởi thương hiệu mới nếu họ cảm thấy thương hiệu mới mang lại giá trị tốt hơn cho cuộc sống của họ.
Vì nỗi sợ hãi của Covid-19 khuếch đại, người tiêu dùng tìm kiếm sự đảm bảo rằng các sản phẩm và chuỗi cung ứng mà họ sử dụng là an toàn và vệ sinh.
Các thương hiệu cần lưu tâm gì trong thời điểm này?
" Bằng nhiều cách, cần truyền thông cho người tiêu dùng thấy mức độ an toàn và đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Doanh nghiệp có thể nhấn mạnh khâu đã thực hiện như truy xuất nguồn gốc hoặc vệ sinh an toàn thực phẩm", bà Hà gợi ý.
Bên cạnh đó, hành vi mua sắm của người tiêu dùng có một tín hiệu mà bà Hà gọi là " tín hiệu tuyệt vời cho thương hiệu trong nước".
Cụ thể, người tiêu dùng đang thể hiện sự quan tâm hơn với các thương hiệu trong nước. Với nghiên cứu về sự trung thành của Nielsen trên toàn cầu, 11% số người trả lời cho rằng họ chỉ mua thương hiệu trong nước. Có đến 54% những người được phỏng vấn nói sẽ mua phần lớn thương hiệu trong nước.
Ở Việt Nam, tỷ lệ này còn cao hơn, với 17% người Việt nói chỉ mua thương hiệu trong nước. 59% nói phần lớn mua thương hiệu trong nước.
Giải thích hiện tượng này, Giám đốc Khu vực miền Bắc Nielsen Việt Nam cho rằng nguyên do đầu tiên là tính sẵn có của sản phẩm.
" Việc tất cả các nước gặp khó khăn trong xuất nhập khẩu là cơ hội cho các thương hiệu trong nước hoặc thương hiệu nước ngoài sản xuất trong nước có khả năng cung ứng cao hơn. Đây cũng chính là cơ hội rất lớn cho các thương hiệu trong nước", bà Hà phân tích.
Một lý do nữa được đưa ra là trước tác động của dịch bệnh, người tiêu dùng trong nước có xu hướng ủng hộ thương hiệu trong nước nhiều hơn. Hiện nhiều hiệp hội doanh nghiệp cũng đang kêu gọi doanh nghiệp Việt dùng chéo sản phẩm của nhau.
"Điều quan trọng trong giai đoạn này là doanh nghiệp cần giành niềm tin của người tiêu dùng. Thương hiệu cần cung cấp cho người dùng thông tin nhiều hơn, và đặc biệt minh bạch từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng", bà Hà gợi ý.
Bảo Bảo
'Camera không cho thấy tôi khạc nhổ như cáo buộc' Trao đổi với Zing, nhân vật trong đoạn video bị cáo buộc khạc nhổ trong thang máy ở Ấn Độ khẳng định mình không có hành vi vi phạm như truyền thông nước này đưa tin. Một số hãng tin tại Ấn Độ ngày 17/4 đăng tải thông tin có hai người Việt bị cáo buộc nhổ nước bọt trên tường và điện...