Người vi phạm bị tạm giữ xe đặt tiền bảo lãnh xe như thế nào?
Nhiều người dân thắc mắc khi vi phạm hành chính giao thông bị tạm giữ, tịch thu phương tiện thì đặt tiền bảo kãnh xe thế nào, thủ tục ra sao, trường hợp nào thì không được đặt tiền bảo lãnh? Xin giới thiệu các quy trình, thủ tục đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu.
Theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 3/10/2014 quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính thì tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ, bảo quản phương tiện đối với trường hợp phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Mức tiền đặt bảo lãnh
Theo Điều 15 Nghị định 115/2003/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh cho người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi vi phạm. Tiền đặt bảo lãnh được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh sau khi tổ chức, cá nhân vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử phạt.
Việc đặt tiền bảo lãnh và trả lại số tiền đó phải được lập biên bản. Biên bản được lập thành hai bản, một bản giao cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh.
Sau khi đáp ứng các quy định trên, chủ phương tiện sẽ được bàn giao phương tiện để tự tạm giữ. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt thì số tiền đặt bảo lãnh được chuyển thành số tiền xử phạt; trường hợp số tiền đặt bảo lãnh lớn hơn số tiền xử phạt thì phần còn lại của số tiền đặt bảo lãnh sau khi trừ số tiền xử phạt được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh.
Thủ tục đặt tiền bảo lãnh và quản lý xe được bảo lãnh
Việc đặt tiền bảo lãnh không phải đặt trực tiếp cho các chiến sĩ CSGT tại nơi xảy ra vi phạm mà người vi phạm phải đến trụ sở để nộp cho người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phương tiện, xử phạt. Để được tự bảo quản phương tiện trong quá trình xử lý, cá nhân vi phạm phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị về nơi công tác; nếu tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận; có nơi giữ, bảo quản phương tiện.
Video đang HOT
Ngoài ra, trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm phải nhờ người thân, bạn bè, hoặc cơ quan đứng ra bảo lãnh thì người bảo lãnh khi làm thủ tục cũng phải xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác.
Xe bị tạm giữ, tịch thu
CSGT có quyền truy đuổi đến cùng người vi phạm giao thông?
Theo quy định, phương tiện vi phạm trong thời gian tự giữ, bảo quản không được phép lưu hành. Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện sẽ bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
Khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phải lập biên bản. Cơ quan có thẩm quyền tạm giữ phải thông báo cho UBND xã, phường, thị trấn nơi đang có phương tiện do tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản để phối hợp giám sát, quản lý. UBND xã, phường, thị trấn nơi đang có phương tiện tự tạm giữ chính là đơn vị giám sát, quản lý.
Tổ chức, cá nhân trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện được thay đổi nơi giữ, bảo quản nếu có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ. Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành đúng quy định về nơi giữ, bảo quản, tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện, sử dụng phương tiện vi phạm được giao giữ, bảo quản trái quy định của pháp luật thì sẽ chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ theo quy định. Trường hợp để xảy ra mất, bán, đánh tráo, trao đổi, cầm cố hoặc có hành vi định đoạt khác đối với phương tiện thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp không được đặt tiền bảo lãnh
Theo Nghị định 115, những trường hợp không được phép đặt tiền bảo lãnh bao gồm:
Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự.
Phương tiện giao thông đang được đăng ký giao dịch bảo đảm.
Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông.
Giấy đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa.
Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.
Đ.LIÊN
Theo_PLO
Có được yêu cầu CSGT cung cấp hình ảnh ghi lỗi vi phạm?
Trong trường hợp bị CSGT xử lý vi phạm qua hình ảnh, người dân có quyền yêu cầu CSGT cung cấp hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm đó.
Theo Thông tư số 11/2007/TT-BCA (C11) về Hướng dẫn thi hành một số điều của Quy định về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông quy định: Khi ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông qua các loại phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (trực tiếp thao tác sử dụng hoặc qua các hệ thống ghi, chụp tự động), cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân được phép ra hiệu lệnh dừng đối tượng có vi phạm theo quy định, thông báo lỗi vi phạm.
Nếu người vi phạm có yêu cầu được xem hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm thì CSGT phải cho xem. Trong trường hợp, CSGT có hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm tại đó, sau khi cho người vi phạm xem thì tiến hành lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Ảnh minh họa
Mặt khác, nếu tại thời điểm xử phạt, CSGT không thể cung cấp ngay hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm thì phải lập biên bản tại thời điểm đó và ghi rõ, việc chưa thể cung cấp hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm, đồng thời hẹn người điều khiển đến trụ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền để được cung cấp hình ảnh.
Khi người điều khiển có mặt tại nơi hẹn thì cơ quan chức năng phải có trách nhiệm cung cấp hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm tại thời điểm bị dừng xe cho người điều khiển sau đó mới tiếp tục được ra quyết định xử phạt đối với lỗi đó. Còn nếu CSGT vẫn tiếp tục không cung cấp được hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm của chủ phương tiện thì CSGT sẽ không có quyền xử phạt vi phạm, thậm chí chủ phương tiện còn có quyền phản ánh, khiếu nại tới cơ quan công an tại đó về việc này hoặc nếu không đồng ý, có quyền khởi kiện.
Ngoài ra, đối với trường hợp CSGT phát hiện đối tượng vi phạm qua thiết bị kỹ thuật nhưng không thể dừng ngay được đối tượng vi phạm để lập biên bản, thì Trưởng phòng nghiệp vụ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện trở lên có văn bản gửi chủ phương tiện vi phạm thông qua Công an xã, phường, thị trấn nơi chủ phương tiện cư trú để yêu cầu chủ phương tiện hoặc đại diện chủ phương tiện hoặc người có hành vi vi phạm và phương tiện vi phạm đến trụ sở cơ quan Công an để giải quyết.
Trong trường hợp đó, khi người vi phạm có mặt tại địa điểm hẹn, phía lực lượng chức năng cũng phải cho người vi phạm xem hình ảnh chụp hoặc bản ghi kết quả ghi thu hành vi vi phạm của họ bằng phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trước khi lập biên bản và quyết định xử phạt theo quy định.
Theo NTD
12 trường hợp bị tinh giản biên chế Chính phủ vừa chính thức ban hành chính sách tinh giản biên chế, trong đó quy định cụ thể 12 trường hợp nằm trong diện tinh giản cũng như chế độ đối với những người trong diện tinh giản nhưng dưới 45 tuổi... Ảnh minh họa Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp...