Người Venezuela khát xăng trên ‘biển dầu’
Lần đầu tiên, xăng của Colombia rẻ hơn Venezuela và được buôn lậu vào quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới nhưng đang “khát” nhiên liệu.
Từng có thời xăng lậu giá rẻ từ Venezuela tràn ngập miền đông Colombia. Bây giờ, khi người dân Venezuela đang sống trong cảnh tuyệt vọng vì hết nhiên liệu, xăng lậu lại di chuyển theo hướng ngược lại.
“Xăng lậu Colombia giờ là huyết mạch của chúng tôi”, Roger, một người bán rau quả ở Santa Cruz de Mara, gần Maracaibo, miền tây Venezuela, nói. “Không có nó, chẳng phương tiện nào ở đây di chuyển được”.
Người bán xăng dạo chào mời mua xăng trên đường phố Maracaibo, bang Zulia, hôm 25/8. Ảnh: AFP.
Venezuela, quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu. Nguồn thu dồi dào từ xuất khẩu dầu mỏ từng giúp Venezuela duy trì hệ thống phúc lợi hào phóng và giá xăng gần như “cho không”. Giá xăng trung bình ở Venezuela từng được duy trì ở mức 0,01 USD một lít, chi phí đổ đầy bình xăng còn rẻ hơn một cốc cà phê.
Tuy nhiên, giá dầu thế giới sau đó lao dốc và đang ở mức thấp. Sau 6 năm suy thoái kinh tế, siêu lạm phát, tham nhũng và quản lý yếu kém, sản lượng dầu mỏ của Venezuela cũng giảm xuống bằng một phần nhỏ so với 3,2 triệu thùng/ngày hơn một thập kỷ trước. Số liệu gần đây của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho thấy sản lượng dầu của Venezuela chỉ còn 393.000 thùng/ngày.
Video đang HOT
“Tại thời điểm thế giới đang bơi trong xăng bởi tình trạng dư thừa nguồn cung do Covid-19, việc Venezuela thiếu nhiên liệu là một nghịch lý”, nhà kinh tế Jose Manuel Puente ở thủ đô Caracas nói.
Các nhà máy lọc dầu của Venezuela có khả năng sản xuất 1,3 triệu thùng xăng/ngày, nhưng đang gặp khó khăn do quản lý kém và tham nhũng, theo các chuyên gia và lãnh đạo công đoàn.
1,5 triệu thùng xăng được Iran chuyển cho Venezuela trong tháng 5 và tháng 6 nay đã dùng hết. Ngay cả ở thủ đô Caracas, nơi vốn luôn dồi dào nhiên liệu, nay cũng gặp khó khăn.
Một người dân trả tiền đổ xăng cho nhân viên trạm bơm ở Maracay hôm 31/8. Giá xăng niêm yết ở trạm bơm là 0,5 USD/lít. Ảnh: AFP.
Những kẻ buôn lậu lập tức tận dụng cơ hội từ cuộc khủng hoảng nhiên liệu. Marco, một tay buôn lậu, cho hay đã hối lộ các quan chức để tuồn xăng lậu qua đường mòn biên giới.
Tổng thống Nicolas Maduro cho rằng cho các lệnh trừng phạt của Mỹ khiến Venezuela thiếu dầu, bao gồm lệnh trừng phạt với công ty dầu khí nhà nước PDVSA.
Gần đây, chính phủ của Tổng thống Maduro quyết định tăng giá xăng lên 0,5 USD/lít ở một vài trạm bơm, nơi trước đây từng cung cấp miễn phí. Những cửa hàng khác duy trì mức giá thấp tượng trưng nhưng chỉ bán cho người có “Thẻ Tổ quốc”, những người được phép tiếp cận các chương trình phân phối thực phẩm của chính phủ.
Tình trạng thiếu xăng kéo dài khiến người dân phải mua xăng ở chợ đen với giá cao, khoảng 2-3 USD/lít. Ở nước láng giềng Colombia, giá bán lẻ xăng là 0,6 USD.
Xe ô tô xếp hàng chờ đổ xăng ở Maracay hôm 31/8. Ảnh: AFP.
Tại một khu vực đổ nát ở Maracaibo, xăng lậu Colombia bày bán công khai bên vệ đường, nơi người bán rong giơ cao biển báo giá mời chào. Một can xăng 20 lít có giá từ 25 tới 30 USD.
“Tôi không ngờ có ngày phải mua xăng lậu của Colombia hoặc nhập khẩu từ Iran”, Jose Ochoa, một kỹ sư điện lạnh, nói.
Maduro muốn tiêm vaccine Covid-19 Nga cho ứng viên nghị sĩ
Tổng thống Venezuela Maduro đề xuất tiêm vaccine Covid-19 của Nga cho 14.400 ứng viên trong cuộc bầu cử cơ quan lập pháp sắp tới.
"Sẽ là một ý tưởng hay nếu tiêm vaccine Nga cho các ứng viên đã đăng ký, để họ có thể thực hiện chiến dịch tranh cử của mình thoải mái hơn", Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phát biểu trên truyền hình hôm 8/9, đề cập tới cuộc bỏ phiếu bầu nghị sĩ quốc hội diễn ra vào ngày 6/12.
Maduro cho biết một số loại vaccine của Nga sẽ được chuyển đến nước này trong tháng 9 để thử nghiệm lâm sàng và đến tháng 10, sẽ có thêm "các loại vaccine khác", song ông không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Maduro tháng trước tuyên bố ông sẽ là người đầu tiên ở Venezuela tiêm vaccine Sputnik V của Nga để "làm gương" trong cuộc chiến chống Covid-19. Trước Maduro, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng cho biết ông tình nguyện tiêm mũi vaccine đầu tiên do Nga sản xuất để thể hiện sự tin tưởng và biết ơn.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phát biểu tại Caracas hôm 29/6. Ảnh: Reuters.
Vaccine Covid-19 của Nga, được đặt tên là Sputnik V, là loại vaccine đầu tiên trên thế giới được chính phủ phê duyệt và đưa vào sản xuất, dù chưa hoàn thành thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba. Giới chức Nga cho hay khoảng 20 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm về vaccine Covid-19 của họ.
Bộ Y tế Nga hôm 7/9 thông báo lô vaccine Sputnik V đầu tiên đã được đưa vào lưu hành cùng ngày. Nước này có kế hoạch tăng cường sản xuất vaccine lên đến 200 triệu liều vào cuối năm nay, trong đó 30 triệu liều phục vụ tiêm chủng trong nước.
Giới khoa học phương Tây nhiều lần bày tỏ lo ngại về tốc độ phát triển vaccine của Nga, cho rằng giới nghiên cứu nước này có thể đã "đốt cháy giai đoạn". Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Nga khẳng định những hoài nghi về vaccine này là "vô căn cứ".
Trung Quốc tố trinh sát cơ Mỹ 'giả dạng' máy bay Malaysia Trinh sát cơ Mỹ đã phát tín hiệu nhận dạng của máy bay chở khách Malaysia khi hoạt động gần đảo Hải Nam, theo viện nghiên cứu Trung Quốc. "Trinh sát cơ RC-135W Mỹ mang mã hiệu nhận dạng AE01CE cất cánh từ căn cứ Kadena ở Nhật Bản hôm 8/9. Không lâu sau, một 'máy bay Malaysia' mang mã hiệu 750548 xuất...