Người vận động hậu trường để Trump đổi giọng về ‘Một Trung Quốc’
Tân ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson được cho là người vận động ở hậu trường để Trump chấp nhận tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc”.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ đổi giọng khi Nhà Trắng hôm 9/2 đưa ra thông báo về nội dung cuộc điện đàm cùng ngày giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đó, theo đề nghị của ông Tập, ông Trump nhất trí tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc”, tức coi Đài Loan là một phần của Trung Quốc.
Trước đó, ông Trump từng phá vỡ nghi thức đối ngoại khi điện đàm với lãnh đạo Đài Loan, khiến Bắc Kinh nổi giận. Vài ngày sau, ông Trump còn nói rằng Mỹ không nhất thiết phải duy trì chính sách “Một Trung Quốc”.
Ông Trump thay đổi thái độ sau nhiều cuộc họp diễn ra ở Nhà Trắng với sự góp mặt của Ngoại trưởng Rex Tillerson, Reuters dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên cho biết.
‘Hướng đi đúng đắn’
Tillerson đã góp tiếng nói chung với Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn và những quan chức khác để thuyết phục Tổng thống rằng “đây là hướng đi đúng đắn cho mối quan hệ giữa hai nước và ổn định khu vực. Cuối cùng, họ đã thuyết phục được tổng thống”, một quan chức Nhà Trắng nói.
Video đang HOT
Sự can thiệp thành công của Tillerson, cựu giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí Exxon Mobil, người chưa hề có kinh nghiệm ngoại giao, cho thấy tân ngoại trưởng có thể giúp thúc đẩy các quyết định quan trọng về các vấn đề địa chính trị, hai cây bút Matt Spetalnick và Steve Holland của Reuters nhận định.
Nhưng hiện vẫn chưa rõ ảnh hưởng của Tillerson đối với các ưu tiên của Trump như trấn áp tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), đối phó với Iran và cải thiện quan hệ với Nga.
Các chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại Mỹ nhận định việc Trump thay đổi cách tiếp cận với Trung Quốc sẽ giúp làm dịu căng thẳng và mở ra các cuộc thảo thuận về các lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, họ lưu ý thay đổi này không có nghĩa là Trump sẽ mềm dẻo với Trung Quốc ở một số vấn đề, bao gồm vấn đề Biển Đông hay lời đe dọa áp thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc, cũng như việc gây sức ép để Bắc Kinh kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.
Song việc Trump công nhận một vấn đề mang tính chủ nghĩa dân tộc nhạy cảm ở Trung Quốc cũng “tạo ra nguy cơ người Trung Quốc sẽ kết luận rằng Trump cứng rắn trong phát ngôn nhưng có thể thay đổi lập trường nếu bị gây sức ép”, học giả Bonnie Glaser từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) ở Washington, nhận định.
Donald Trump (thứ 2 bên trái) dự buổi lễ nhậm chức Ngoại trưởng của Rex Tillerson (ngồi ghế) tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng. Ảnh: Reuters
Sức ảnh hưởng
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở Nhà Trắng hôm 10/2, Trump tỏ ý hài lòng về việc phá băng quan hệ với ông Tập khi nói rằng cuộc điện đàm với ông Tập là “cuộc đàm thoại rất nồng ấm”.
Song ông cũng khẳng định lại phàn nàn bấy lâu của ông về việc Trung Quốc thao túng đồng nhân nhân tệ bằng cách giữ giá ở mức thấp. Ông dự báo rằng “một sân chơi công bằng” về thương mại giữa hai nước sẽ đạt được sớm hơn nhiều người nghĩ.
Là một lãnh đạo của tập đoàn dầu khí, Tillerson có lịch sử quan hệ phức tạp với Trung Quốc. Ông thường xuyên giao dịch làm ăn với các công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc. Tuy nhiên, trong cuộc điều trần tại thượng viện Mỹ vào tháng trước, Tillerson đã khiến Trung Quốc tức tối khi nói rằng cần phải ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo bồi đắp trái phép ở Biển Đông.
Dù vậy, trong văn bản trả lời các câu hỏi chất vấn sau khi ông đã được thượng viện phê chuẩn chức vụ, Tillerson lại mềm giọng và nói rằng trong trường hợp xảy ra một “biến cố khẩn cấp”, Mỹ và các đồng minh “phải có khả năng hạn chế Trung Quốc tiếp cận và sử dụng” các đảo nhân tạo này.
“Vai trò mới nổi lên của Tillerson cho thấy ông có thể có sức tác động nhất định đối với những nước bạn bè và đối thủ của Mỹ, vốn đang hoang mang trước giọng điệu và cách hành xử khó đoán của Trump”, Spetalnick và Holland viết.
Hồng Vân
Theo VNE
Ông Trump điện đàm với ông Tập, ủng hộ 'Một Trung Quốc'
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói chính quyền của ông sẽ tôn trọng chính sách "Một Trung Quốc", trong cuộc điện đàm đầu tiên với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Wikicommons
Trong cuộc điện đàm tối 9/2, theo giờ Washington D.C, ông Trump nhất trí tôn trọng chính sách "Một Trung Quốc", theo đề nghị của Chủ tịch Tập, Financial Times dẫn thông cáo của Nhà Trắng.
"Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập hết sức chân thành và cả hai lãnh đạo gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới nhân dân hai nước. Họ cũng gửi lời mời đến thăm đất nước của mỗi người", Nhà Trắng cho biết.
Hai lãnh đạo có cuộc điện đàm kéo dài, chỉ vài giờ trước khi ông Trump chuẩn bị tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Nhà Trắng và sau đó tại khu nghỉ dưỡng của ông ở bang Florida, đông nam Mỹ.
Ông Trump tháng 12/2016 cho rằng Mỹ không nhất thiết phải duy trì chính sách "Một Trung Quốc", trong đó Washington công nhận lập trường của Trung Quốc rằng nước này có chủ quyền với đảo Đài Loan.
Sau khi đắc cử tổng thống, ông Trump từng phá vỡ chính sách đối ngoại Mỹ được đề ra năm 1979 khi điện đàm với lãnh đạo Đài Loan, khiến Bắc Kinh nổi giận.
Trọng Giáp
Theo VNE
Trung Quốc muốn làm hòa với Mỹ Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói muốn đối thoại với chính quyền mới của Mỹ để giải quyết tranh chấp và thúc đẩy quan hệ song phương. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Reuters "Chúng tôi sẵn lòng đối thoại với chính quyền mới của Mỹ, trên cơ sở nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc 'Một Trung Quốc' và...