Người uống vitamin D và canxi sống lâu hơn
Những người già uống bổ sung vitamin D và canxi có thể sống lâu hơn so với bạn đồng trang lứa, một khảo sát quốc tế trên các nghiên cứu gần đây tiết lộ.
Viết trên tạp chí Clinical Endocrinology, nhóm nghiên cứu cho biết khi khảo sát dữ liệu của hơn 70.000 người, họ đã tìm thấy các cụ già được bổ sung hai loại vitamin trên thì giảm đi 9% nguy cơ tử vong trong 3 năm sau đó, so với những người uống giả dược. Nếu chỉ uống một mình vitamin D thì không có ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong như vậy.
Việc giảm 9% tỷ lệ tử vong sau 3 năm nghe có vẻ nhỏ, nhưng theo trưởng nhóm nghiên cứu Lars Rejnmark, hiệu quả đó “được công bố ở mức thấp nhất”, vì lợi ích của nó còn liên quan tới các thuốc làm giảm cholesteron và huyết áp.
“Ngoại trừ việc ngừng hút thuốc lá, không có sự can thiệp nào được biết tới nay có thể mang lại hiệu quả giảm nguy cơ tử vong cao như vậy”, trợ lý giáo sư Rejnmark từ Đại học Aarhus ở Đan Mạch, cho biết trên Chinadaily.
Ông và cộng sự đã tổng hợp số liệu từ 8 cuộc thử nghiệm lâm sàng, liên quan đến hơn 70.000 người già, chủ yếu là phụ nữ. Trong mỗi thử nghiệm, họ đăng ký ngẫu nhiên uống vitamin D hay giả dược. Một số nghiên cứu sử dụng kết hợp vitamin D và canxi.
Video đang HOT
Vitamin D và canxi tới nay vẫn được biết đến là những vật liệu cấu tạo xương tốt nhất.
Theo VNE
Bệnh viêm não vào mùa
Tuần qua, một số bệnh viện ở Hà Nội bắt đầu ghi nhận có các bệnh nhi viêm não, viêm màng não. Nhiều bệnh nhi khi vào bệnh viện đã hôn mê sâu, co giật.
Rất đông bệnh nhi đến chờ khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương những ngày qua. Dù mới vào đầu mùa hè nhưng số trẻ nhập viện do viêm não đã tăng nhanh ở nhiều bệnh viện phía Bắc. Trong đó, khá nhiều trẻ bị biến chứng nặng, nguy cơ tử vong cao. Các bác sĩ nhận định thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi hơn để virus gây bệnh viêm não, viêm màng não phát triển, lây lan.
Tiêm vắc-xin chưa đủ
Thấy cậu con trai gần 12 tháng tuổi sốt cao và bỗng nhiên bỏ bú, chị Vân (ngụ Hải Dương) nghĩ rằng con nóng sốt do thời tiết nắng nóng.
Rất đông bệnh nhi đến chờ khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương những ngày qua
Sau 3 ngày thấy con vẫn không hết sốt, chị Vân đưa đi khám. Tại bệnh viện huyện, bác sĩ kết luận cháu bị viêm não. Sau hơn một tuần điều trị vẫn không đỡ mà còn có biểu hiện co giật, co cứng toàn thân nên cháu bé được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Theo các bác sĩ đang điều trị, vì não tổn thương nặng nên nếu may mắn sống được thì sau này, cháu bé cũng khó phát triển bình thường về trí tuệ.
Tuần qua, một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội bắt đầu ghi nhận có các bệnh nhi viêm não, viêm màng não nhập viện. Theo các bác sĩ ở Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, nhiều bệnh nhi không được phát hiện sớm, khi vào bệnh viện đã chuyển sang thể nặng, rơi vào trạng thái hôn mê sâu, co giật. Bác sĩ Đỗ Thiện Hải, phó khoa, cho biết năm nay, bệnh viêm não và viêm màng não đến sớm hơn mọi năm. Những ngày này, số bệnh nhi loại này nhập viện đang có xu hướng tăng và hầu hết bệnh nhân trước đó chỉ mới được tiêm vắc-xin phòng bệnh hoặc chưa tiêm đủ số mũi theo yêu cầu. Có nhiều trẻ mới dưới 6 tháng tuổi cũng bị mắc bệnh.
Cảnh giác khi con đau đầu, sốt
PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, cho biết viêm não, viêm màng não không phải là bệnh mới. Tuy nhiên, do triệu chứng của bệnh không rõ rệt nên dễ nhầm với các bệnh cảnh khác. Nhất là vào thời điểm mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, trẻ hay mắc các chứng bệnh cảm sốt càng dễ gây nhầm lẫn cho phụ huynh.
Trẻ bị viêm não thường có các dấu hiệu sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn vọt, sau đó cứng gáy, co giật, thóp phồng, rối loạn ý thức, kích thích, vật vã, ngủ gà gật. Đặc biệt, viêm não tiến triển rất nhanh, nếu điều trị không kịp thời thì bệnh nhân sẽ hôn mê sâu dẫn đến tử vong. TS Dũng lưu ý phụ huynh nên theo dõi sát những biểu hiện của con. Trường hợp trẻ bỏ ăn, bỏ chơi, không nói, người chậm chạp, lờ đờ... nhất là khi trẻ kêu đau đầu nhiều, cần nghĩ ngay đến bệnh viêm não, viêm màng não và phải được đưa đi khám.
Chú ý tiêm vắc xin đủ liều để phòng viêm màng não cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Chú ý tiêm phòng cho trẻ Bệnh viêm não, viêm màng não thường xuất hiện vào đầu tháng 5 và bùng phát từ tháng 6 đến hết tháng 8 hằng năm. Vì thế, phụ huynh cần chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. "Để phòng ngừa viêm não, viêm màng não ở trẻ, phụ huynh cần chú ý cho trẻ tiêm phòng khi 2 tháng tuổi và tiêm ngừa viêm não Nhật Bản khi tròn 12 tháng tuổi"- bác sĩ Đỗ Thiện Hải nhắc nhở và cho biết rõ thêm biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm não và viêm màng não rất đa dạng. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng sốt cao giống các bệnh sốt do virus thông thường nên nhiều bậc phụ huynh không phát hiện được, thường chủ quan điều trị tại nhà bằng các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt, chỉ khi bệnh quá nặng mới đưa con đi khám. Điều này rất nguy hiểm vì nếu điều trị muộn, có thể dẫn đến tử vong còn nhẹ thì nhiều khả năng bị di chứng ảnh hưởng thần kinh, trí não kém phát triển, thậm chí tâm thần.
Theo Ngọc Dung (Người lao động)
Soi đại tràng giúp giảm 50% tử vong do ung thư Nghiên cứu mới tại TT Ung thư Memorial Sloan-Kettering (Mỹ), lần đầu tiên cho thấy cắt bỏ polyp tiền ung thư khi soi đại tràng có thể giảm một nửa nguy cơ tử vong do căn bệnh này. Phát hiện và cắt bỏ polyp trong quá trình soi đại trực tràng sẽ giúp giảm 50% nguy cơ tử vong do ung thư Tác...