Người ứng cử đại biểu HĐND thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri quận Ba Đình
Sáng 15-5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tiếp xúc giữa cử tri quận Ba Đình với người ứng cử đại biểu HĐND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026, Đơn vị bầu cử số 1.
Để thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19, gần 700 cử tri quận Ba Đình đã tiếp xúc trực tuyến với với người ứng cử đại biểu HĐND thành phố tại 16 điểm cầu.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Quận ủy, HĐND, UBND quận Ba Đình.
Đơn vị bầu cử số 1 (quận Ba Đình) có 5 người ứng cử đại biểu HĐND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026, gồm: Bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Thành ủy viên, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội; bà Lê Thị Thúy Bắc, Phó Bí thư Chi bộ, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình; ông Trần Xuân Cương, Đảng ủy viên, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội; ông Nguyễn Chí Lực, Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội và ông Hoàng Minh Dũng Tiến, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Ba Đình. Đơn vị bầu cử số 1 được bầu 3 đại biểu HĐND thành phố.
Phát biểu tại hội nghị, những người ứng cử bày tỏ mong muốn nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của cử tri; khi trúng cử, các ứng cử viên sẽ nỗ lực rèn luyện, cống hiến kinh nghiệm, công sức để xây dựng quận, xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển. Các ứng cử viên cho biết sẽ giữ mối liên hệ chặt chẽ với cử tri, thường xuyên tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của cử tri để phản ánh, đề đạt những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của cử tri đến HĐND, UBND thành phố và các cơ quan có thẩm quyền.
Video đang HOT
Bà Lê Kim Anh cho biết, nếu được cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu HĐND thành phố, sẽ cố gắng đưa tiếng nói của phụ nữ Thủ đô đến với HĐND thành phố, tích cực đề xuất trong việc triển khai thực hiện tốt công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Bà cũng quan tâm, chú ý đến công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; chăm lo, giáo dục, bảo vệ trẻ em; xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc; phòng ngừa bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em; góp phần xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại, an toàn, thân thiện. “Tôi cũng sẽ cùng các cấp Hội tích cực tuyên truyền, vận động hỗ trợ phụ nữ nỗ lực vươn lên khẳng định mình, tích cực tham gia hoạt động xã hội, nâng cao địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội”, bà Lê Kim Anh nhấn mạnh.
Ứng cử viên Lê Thị Thúy Bắc cho biết, nếu trúng cử, sẽ triển khai thực hiện hiệu quả chương trình về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh, phát triển tiềm năng của mỗi học sinh, đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước, góp phần nhỏ vào việc hoàn thành mục tiêu tổng quát của Nghị Quyết Đại hội đại biểu lần thứ XXVI Đảng bộ quận Ba Đình, nhiệm kỳ 2020-2025 là phấn đấu trở thành địa phương dẫn đầu về giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, bà cũng tham gia cùng tập thể HĐND thành phố Hà Nội quyết định những vấn đề theo luật định nhằm phát triển thành phố về mọi mặt, nhanh chóng đưa các quyết định của HĐND vào cuộc sống với hiệu quả cao nhất.
Thông qua thực tiễn hoạt động ở Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội, ông Trần Xuân Cương cho biết, nếu trúng cử, sẽ đóng góp với thành phố các giải pháp về nâng cao quản lý chất lượng nước, áp dụng khoa học công nghệ chống thất thoát, thất thu, nâng cao dịch vụ cấp nước, bảo đảm 100% nhân dân Hà Nội sử dụng nước sạch… Ông cũng đề xuất HĐND thành phố quan tâm giám sát các vấn đề bức xúc của nhân dân: An toàn giao thông; vệ sinh môi trường; giải phóng mặt bằng; phòng, chống cháy nổ; phòng, chống thiên tai; an toàn vệ sinh thực phẩm; quản lý sử dụng đất đai và đặc biệt là công tác phục vụ cấp nước cho nhân dân Thủ đô theo quy chuẩn của Bộ Y tế.
Cho rằng hiệu quả của hoạt động giám sát là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐND, ông Nguyễn Chí Lực cho biết nếu trúng cử sẽ phối hợp với đại biểu HĐND các cấp của thành phố đẩy mạnh việc thực hiện quyền giám sát, chấp hành các nghị quyết của cơ quan dân cử; tích cực tham gia các hoạt động chất vấn, đề xuất tăng cường các phiên giải trình để làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong thực thi nhiệm vụ, với quan điểm đi đến tận cùng vấn đề… Với trách nhiệm của người cán bộ kiểm tra và vai trò của người đại biểu HĐND, ông sẽ cùng tập thể lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy chỉ đạo phát huy hiệu quả sự phối hợp giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với hoạt động giám sát của HĐND thành phố; đề xuất những giải pháp để tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát…
Ông Hoàng Minh Dũng Tiến cho biết nếu trúng cử sẽ nỗ lực cùng tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy thành tựu nhiệm kỳ trước, khắc phục hạn chế, vượt qua khó khăn, quyết tâm triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XXVI Đảng bộ quận. Bên cạnh đó, ông cũng tích cực nghiên cứu, đóng góp để tiếp tục đổi mới hoạt động; đôi mơi việc xây dưng, ban hành nghị quyêt của HĐND thành phố theo hương thiêt thưc, hiêu quả, phù hợp yêu cầu thực tiễn. “Tôi cũng sẽ tập trung thực hiện tốt “nhiệm vụ kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, phục hồi kinh tế, bảo đảm an sinh và đời sống nhân dân, vừa triển khai tốt việc thí điểm mô hình chính quyền đô thị với nhiều đổi mới về bộ máy chính quyền phường”, ông Hoàng Minh Dũng Tiến nói.
Bên cạnh đó, các ứng cử viên cũng cam kết luôn gương mẫu trong cuộc sống, tâm huyết với công việc, vận động gia đình và nhân dân chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tiếp tục trau dồi đạo đức, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt, nỗ lực cố gắng hoàn thành nhiệm vụ người đại biểu của nhân dân, xứng đáng với sự tin tưởng của cử tri.
Cử tri nêu kiến nghị với người ứng cử HĐND thành phố.
Tại hội nghị, cử tri quận Ba Đình bày tỏ mong muốn những người ứng cử khi trúng cử sẽ thực hiện tốt những vấn đề được nêu trong chương trình hành động; đặc biệt quan tâm giải quyết những vấn đề như đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục cải tạo chung cư cũ; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô; nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND thành phố…
Trao đổi với cử tri, thay mặt các ứng cử viên, Bí thư Quận ủy Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến khẳng định sẽ tiếp thu đầy đủ và nỗ lực giải quyết các kiến nghị chính đáng của cử tri nếu trúng cử đại biểu HĐND thành phố nhiệm kỳ 2021-2026.
Huyện Cẩm Thủy tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 18-8-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020", huyện Cẩm Thủy đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm ATTP của cán bộ, đảng viên, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Chợ thị trấn Phong Sơn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm.
Để tạo sự chuyển biến trong ý thức chấp hành các quy định về ATTP, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành chương trình hành động, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, các ngành, MTTQ các đoàn thể tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn. Thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy từ tổ giám sát cộng đồng thôn, bản, ban nông nghiệp xã, ban chỉ đạo xã... đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Công tác thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh, bằng nhiều hình thức như: thông qua hội nghị, kiểm tra, băng-zôn, khẩu hiệu. UBND huyện giao cho Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện thường xuyên cập nhật thông tin, phổ biến nội dung của Luật ATTP, các nghị định, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh và kế hoạch của huyện liên quan đến công tác ATTP nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức về bảo đảm ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm. HĐND, UBND huyện đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ 100.000.000 đồng/xã cho các địa phương được công nhận xã đạt tiêu chí về ATTP. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm được duy trì, định kỳ hoặc đột xuất, tổ giám sát lấy mẫu kiểm tra đối với các sản phẩm có nguy cơ cao gây mất VSATTP.
Công tác phối hợp giữa ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác bảo đảm VSATTP được các tổ chức thành viên tích cực tham gia, nhất là trong các hoạt động tuyên truyền, vận động và giám sát bảo đảm ATTP; tổ chức phát động người dân tham gia đăng ký, cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. MTTQ huyện gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; Hội Nông dân huyện phát động phong trào "Nông dân nói không với thực phẩm bẩn"; Huyện đoàn tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ thanh niên xung kích bảo đảm ATTP; Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình "Chi hội phụ nữ tự quản về VSATTP". Đến nay đã nhân rộng được 55 mô hình trên địa bàn toàn huyện; chỉ đạo thành lập 18 mô hình điểm "Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em".
Theo thống kê trên địa bàn huyện có 2.219 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó có 341 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của tuyến huyện. Năm 2020, 2 đoàn kiểm tra cấp huyện và 17 đoàn kiểm tra cấp xã đã tiến hành kiểm tra 48 cơ sở, phát hiện 15 cơ sở vi phạm, xử phạt với số tiền 28.750.000 đồng. Việc giám sát ngộ độc thực phẩm được chủ động thực hiện tại các cơ sở có nguy cơ cao; duy trì trực sẵn sàng đáp ứng điều tra và xử lý kịp thời khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra. Trên địa bàn huyện đã triển khai xây dựng 5/5 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Trong đó chuỗi sản xuất lúa gạo xã Cẩm Bình với 70 hộ tham gia, sản lượng sản phẩm của chuỗi khoảng 198 tấn; chuỗi sản xuất lúa gạo xã Cẩm Ngọc với 22 hộ tham gia, sản lượng sản phẩm của chuỗi khoảng 30 tấn; chuỗi sản xuất lúa gạo xã Cẩm Vân với 30 hộ tham gia, sản lượng sản phẩm của chuỗi khoảng 40 tấn; chuỗi sản phẩm lúa gạo xã Cẩm Thạch với 114 hộ tham gia, sản lượng chuỗi khoảng 61 tấn...
Đối với chỉ tiêu xây dựng 21 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bảo đảm ATTP, các đơn vị được giao trên địa bàn huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện, các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ cơ bản đáp ứng các điều kiện về vệ sinh thú y. Thực hiện chỉ tiêu xây dựng 8 chợ ATTP tại thị trấn Phong Sơn và các xã Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Châu, Cẩm Tâm, Cẩm Yên và Cẩm Quý, các xã, thị trấn đã thực hiện sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất tại chợ phù hợp với các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm. Hiện nay đang hoàn chỉnh hồ sơ theo danh mục các tiêu chí để trình Sở Công Thương thẩm định và công nhận hoàn thành 8/8 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn; xây dựng 5/4 bếp ăn tập thể bảo đảm ATTP, đạt 125%; có 5 xã đạt tiêu chí xã ATTP.
Để triển khai đạt hiệu quả công tác bảo đảm VSATTP trong thời gian tới, huyện Cẩm Thủy tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu ATTP theo chỉ tiêu được giao; đẩy mạnh hoạt động thông tin, truyền thông và đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh và Nhân dân về VSATTP; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, góp phần chấn chỉnh, nâng cao chất lượng sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ sản phẩm an toàn, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn, xây dựng xã ATTP, góp phần tích cực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Hà Nội bầu Chủ tịch HĐND và 5 Phó Chủ tịch UBND Chiều 21/11, phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết: kỳ họp thứ 18 HĐND thành phố Hà Nội khóa XV diễn ra từ ngày 7-10/12 tới, sẽ kiện toàn một loạt các vấn đề quan trọng cho năm 2021 và 5 năm tiếp theo của thành...