Người Trung Quốc “thâu tóm” đất Đà Nẵng: Không để lặp lại một Formosa
Lợi dụng kẽ hở của Luật Đầu tư 2014, nhiều nhà đầu tư Trung Quốc âm thầm “thâu tóm” đất ở vị trí chiến lược của Đà Nẵng. Nhiều chuyên gia nhận định, đây là hành động đáng lo ngại, cần được kiểm soát chặt chẽ, quyết không để lặp lại một “Formosa ở Đà Nẵng”.
Âm thầm “thâu tóm” đất
Thời gian gần đây, dư luận đang dấy lên lo ngại khi có thông tin nhiều cá nhân, nhà đầu tư Trung Quốc đang “lách luật” để sở hữu đất Đà Nẵng, đặc biệt là ở những vị trí chiến lược như sân bay quân sự Nước Mặn và hàng loạt dải đất ven biển.
Khu vực sân bay quân sự Nước Mặn (bên phải) ở Đà Nẵng và phía trước là hàng loạt nhà hàng, khách sạn của người Trung Quốc sở hữu
Nói về vấn đề này, ông Trần Văn Sơn – Giám đốc Sở KH-ĐT Đà Nẵng cho hay, thời gian qua có nhiều nhà đầu tư nước ngoài (đặc biệt là người Trung Quốc) đã lợi dụng kẽ hở của Luật Đầu tư 2014 trong việc góp vốn mua cổ phần, phần vốn góp của các doanh nghiệp Việt Nam để sở hữu đất tại Đà Nẵng.
Cụ thể, sau khi nhà đầu tư Việt Nam mua đất để thành lập công ty, nhà đầu tư Trung Quốc mua cổ phần của công ty này với mức “vừa phải” (dưới 50%) để công ty này vẫn là công ty trong nước.
Sau khi công ty này được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chứng nhận đầu tư, được cho triển khai dự án trên phần đất đó đã xong xuôi, thì nhà đầu tư Trung Quốc tiến hành chuyển đổi cổ đông, mua lại toàn bộ cổ phần của nhà đầu tư Việt Nam và trở thành công ty của nước ngoài.
Nhà đầu tư Trung Quốc sở hữu 100% cổ phần công ty thì đương nhiên mảnh đất của công ty là của nhà đầu tư Trung Quốc dù trên danh nghĩa, đất thuộc sở hữu của công ty chứ không phải của cá nhân, nhưng công ty của người Trung Quốc thì họ có toàn quyền quyết định, sử dụng đất đó.
Trong khi đó, Luật Đất đai hiện chỉ quy định không cho người nước ngoài sở hữu đất, chứ không quy định về vấn đề Công ty nước ngoài sở hữu đất.
Vậy rõ ràng, nhà đầu tư Trung Quốc đã “lách luật” để sở hữu đất Đà Nẵng.
Video đang HOT
Trước đó, trong một cuộc họp tháng 12/2015, ông Tăng Hà Vinh – Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) cho biết, danh sách các công ty, cá nhân nhận quyền sử dụng đất tại vệt biệt thự sân bay Nước Mặn là 246 lô. Qua tìm hiểu hầu hết các lô đất này đều do người Trung Quốc đứng đằng sau thu gom, nhờ người Việt Nam đứng tên để lách luật.
Không để thêm “Formosa ở Đà Nẵng”
Trao đổi với phóng viên báo Diễn đàn Doanh nghiệp về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh bày tỏ quan điểm: Về nguyên tắc, việc mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài ở doanh nghiệp Việt Nam rất được hoan nghênh với những vị trí không có tính chiến lược an ninh. Tuy nhiên, ở Đà Nẵng thời gian gần đây có hiện tượng nhà đầu tư Trung Quốc góp vốn, sau đó mua lại toàn bộ cổ phần rồi “chiếm hữu” đất Đà Nẵng, đặc biệt là việc “âm thầm” thâu tóm những lô đất bao vây sân bay Nước Mặn (sân bay quân sự) là một vấn đề đáng lo ngại.
“Sẽ thật nguy hiểm nếu những vị trí đất chiến lược Đà Nẵng lại nằm trong tay người Trung Quốc, rồi họ “tự tung tự tác” ta sẽ không thể kiểm soát được. Vì vậy, cần có sự thẩm định, xem xét và kiểm soát chặt chẽ hơn bởi đây là địa bàn có tính chiến lược. Hành động này của nhà đầu tư Trung Quốc không đơn thuần là vì mục đích kinh tế mà còn có mục đích khác” chuyên gia Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.
Chuyên gia Doanh cũng bày tỏ thêm, để đảm bảo lợi ích dân tộc vẫn cần ủng hộ nguyên tắc cổ phần với những đối tác nước ngoài. Nhưng phải đặc biệt chú trọng kiểm soát và nghiêm cấm động thái “thâu tóm” đất Đà Nẵng tại những vị trí chiến lược của người Trung Quốc. Không để lặp lại một “Formosa ở Đà Nẵng”.
Nhiều chuyên gia quân sự khác cũng có cùng quan điểm. Các chuyên gia cho rằng cách tốt nhất là chính quyền Đà Nẵng nên có giải pháp thu hồi lại các lô đất nghi đã rơi vào tay người Trung Quốc. Đất ở sát sân bay, không được bán cho bất cứ ai, nếu rơi vào tay người nước ngoài thì rất nguy hiểm. Không thể để đường ven biển Đà Nẵng thành con phố của người ngoài.
Về phía chính quyền, UBND TP Đà Nẵng cũng đã đề nghị Chính phủ xem xét, đề nghị Quốc hội bổ sung vào Luật Đầu tư nội dung: Đối với việc mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, trong trường hợp dự án có sử dụng đất, cơ quan đăng ký đầu tư tổ chức thẩm định, lấy ý kiến của các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan theo quy định trước khi thông báo bằng văn bản nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.
Sở Kế hoạch & Đầu tư Đà Nẵng cũng kiến nghị Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề xuất, Chính phủ cho phép xây dựng hệ thống phần mềm liên thông giữa Đăng ký kinh doanh và việc thông báo đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào tổ chức kinh tế tại Việt Nam, giúp cơ quan quản lý Nhà nước cập nhật kịp thời thông tin doanh nghiệp trong nước chuyển đổi thành doanh nghiệp nước ngoài để có cơ chế chính sách phù hợp, đảm bảo thu hút nhà đầu tư nước ngoài nhưng vẫn giữ được lợi ích dân tộc và phát triển kinh tế bền vững.
Theo Diên đan doanh nghiêp
Doanh nghiệp đòi được kinh doanh
Nhiều quy định của các luật về doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh đang trong tình trạng "ông chằng, bà chuộc".
Vừa qua các doanh nghiệp (DN) nhập khẩu xe hơi đã căng biểu ngữ trước Bộ Công Thương với nội dung: "Vì lợi ích người tiêu dùng, ủng hộ Thủ tướng bãi bỏ Thông tư 20/2011. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng". Theo các DN, thông tư nói trên quy định các nhà nhập khẩu ô tô dưới chín chỗ ngồi vào Việt Nam phải có giấy ủy quyền chính hãng sản xuất và các điều kiện khác về trạm bảo hành. Điều kiện kinh doanh này khiến nhiều DN không thể nhập khẩu ô tô, thậm chí phá sản.
Đây được xem là một điển hình của những bất cập trong môi trường kinh doanh, tạo ra các rào cản gây khó cho DN tham gia thị trường. Vậy phải làm gì để đảm bảo quyền tự do kinh doanh? Pháp Luật TP.HCM đã trao đổi với các DN, chuyên gia, đại biểu Quốc hội xung quanh vấn đề trên.
Ông ĐẬU ANH TUẤN, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI):
Chỉ có lợi cho các ông lớn
Tấm băng rôn của các DN nhỏ treo trước Bộ Công Thương cứ ám ảnh tôi mãi suốt mấy ngày qua. Nó như một tiếng kêu của những người không còn biết kêu ai! Một số ý kiến cho rằng các quy định tại Thông tư 20/2011 là để bảo đảm chất lượng ô tô, vì quyền lợi của người tiêu dùng... Nhưng những lý do này không đủ thuyết phục. Thực tế người tiêu dùng chỉ có được lợi ích thực sự khi có sức ép cạnh tranh.
Tôi cho rằng các quy định của Thông tư 20 hiện sai luật. Bởi trong danh sách 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư, kinh doanh ô tô không phải là ngành kinh doanh có điều kiện. Thông tư này chỉ có lợi cho các DN lớn chứ không phải cho tất cả DN. Điều này là không công bằng.
Nhân sự kiện này tôi xin được nói thêm, các DN tư nhân ngày càng nhỏ lại, thế nhưng ngày càng có nhiều quy định kiểu muốn "loại" các DN nhỏ ra khỏi thị trường. Với Thông tư 20, các DN nhỏ đặt câu hỏi tại sao những tập đoàn lớn lại sợ cạnh tranh như vậy. Và liệu điều này có liên quan đến giá thành ô tô của Việt Nam đang cao ngất ngưởng hàng đầu thế giới hay không?
Tôi kỳ vọng DN trong nước lớn mạnh. Nhưng để đạt được kỳ vọng ấy, có lẽ cần bắt đầu từ thông điệp của chiếc băng rôn đỏ treo trước cổng Bộ Công Thương với nội dung "Tạo môi trường bình đẳng trong kinh doanh".
Các DN nhập khẩu xe hơi căng băng rôn trước Bộ Công Thương chiều 21-7. Ảnh: CTV
Ông ĐẶNG HUY ĐÔNG, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT:
Đảm bảo quyền tự do kinh doanh
Tôi quan niệm các quy định phải bảo đảm quyền tự do kinh doanh của DN. Còn nếu như quy định hạn chế việc gia nhập thị trường thì có nghĩa là đang triệt tiêu cạnh tranh. Những DN đang tồn tại thì đương nhiên muốn duy trì chính sách đó (Thông tư 20 - PV) vì những lợi ích họ đang được hưởng.
Nhà nước không nên đứng ra can thiệp trong những câu chuyện tương tự thế này vì sẽ làm méo mó thị trường. Cách tiếp cận của chúng tôi sẽ là như thế. Do vậy Bộ KH&ĐT sẽ tham mưu cho Chính phủ về Thông tư 20 theo hướng này.
xin nói thêm, gần đây tôi đã đi thực tế ở nhiều địa phương và tận mắt chứng kiến nhiều khó khăn khi các DN bỏ tiền ra đầu tư. Ngoài vấn đề đạo đức công chức, sự vênh nhau giữa các luật chuyên ngành với Luật DN, Luật Đầu tư, hai bộ luật tiến bộ nhất cho đến thời điểm này cũng đang là rào cản khiến các DN khó gia nhập thị trường, không thuận lợi trong đầu tư, kinh doanh.
ĐBQH NGUYỄN ĐỨC KIÊN, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH:
Nâng cao tính minh bạch
Tôi cho rằng vấn đề nằm ở chỗ cần nâng cao tính cạnh tranh, minh bạch để người dân có đủ niềm tin bỏ vốn ra làm ăn. Thực ra môi trường kinh doanh hiện nay đã thông thoáng hơn so với trước đây. Với những khó khăn còn tồn tại, tôi nghĩ cần phải chỉ ra những khâu nào còn vướng để Nhà nước sửa. Đặc biệt cần phải rà soát các chỉ thị, thông tư, nghị định... xem có điều gì trái với Luật DN, Luật Đầu tư hay không để tháo gỡ.
ĐBQH Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI:
Chằng chịt những ràng buộc vô lý
Không chỉ Thông tư 20 gây khó cho DN mà thực tiễn môi trường kinh doanh vẫn còn chằng chịt những ràng buộc vô lý, chi phí kinh doanh cao hơn cả chi phí chính thức và phi chính thức. Đây là một trong những lý do giải thích vì sao không ít DN muốn khởi nghiệp phải sang tận Singapore.
Nhiều quy định của các luật về DN và môi trường đầu tư kinh doanh đang trong tình trạng "ông chằng, bà chuộc" về cách thức tiếp cận, chồng chéo về nội dung, thiếu tính đồng bộ và nhất quán, thiếu liên thông. Xin đơn cử Luật Đầu tư nêu rõ: Bộ, ngành không được ban hành điều kiện kinh doanh nhưng luật chuyên ngành lại vẫn giao bộ, ngành quy định giấy phép; Luật DN nói DN không cần con dấu, luật chuyên ngành lại vẫn yêu cầu DN phải đóng dấu vào tài liệu, giấy tờ gửi cơ quan nhà nước.
Chính vì những bất hợp lý như trên cho nên cộng đồng DN kiến nghị ít nhất có 50 luật và khoảng 150 điều khoản trong các luật này cần được xem xét sửa đổi. Trong đó đặc biệt là các thủ tục về đầu tư, đất đai, quy hoạch, môi trường, xây dựng... đang là những nút thắt cần phải tháo gỡ sớm để tạo thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của DN.
Chúng tôi là nạn nhân Công ty của tôi là một nạn nhân của Thông tư 20 nên rất mong mỏi bãi bỏ thông tư này. Bởi với quy định của thông tư trên, chỉ các DN lớn mới được tham gia nhập khẩu ô tô, còn DN nhỏ bị đẩy ra ngoài lề. Từ đó tôi tha thiết kiến nghị làm sao để điều kiện kinh doanh ô tô nói riêng và kinh doanh các lĩnh vực khác nói chung phải bảo đảm được môi trường bình đẳng cho tất cả DN, không phân biệt đối xử. Ông NGUYỄN ĐÌNH QUYẾT, đại diện Công ty Hưng Hà Đã trình thủ tướng Trước ý kiến khác nhau về Thông tư 20, một lãnh đạo Bộ Công Thương cho hay Bộ đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về thông tư này. Bộ để ngỏ theo hai hướng hoặc là nâng cấp quy định về nhập khẩu xe hơi dưới chín chỗ ngồi lên nghị định, hoặc bãi bỏ theo kiến nghị của VCCI và các DN. "Thông tư 20 sẽ do Thủ tướng quyết định số phận" - vị lãnh đạo này nói. Tránh lợi ích nhóm Để tháo gỡ vướng mắc cho DN, thời gian qua các cơ quan Chính phủ bước đầu đã thống nhất phải sửa đổi 58 điều quy định tại 12 văn bản luật để bảo đảm sự minh bạch, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tránh tình trạng "ông nói gà, bà nói vịt". Bên cạnh đó, các bộ, ngành phải vượt lên "quyền anh, quyền tôi" để đẩy mạnh cải cách thể chế vì lợi ích quốc gia, tránh lợi ích nhóm. ĐBQH VŨ TIẾN LỘC, Chủ tịch VCCI
Theo_PLO
Đem tiền đầu tư, sao nhiều cửa ải thế? Người dân muốn bỏ tiền ra làm ăn vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Luật Doanh nghiệp (DN) 2014, Luật Đầu tư 2014... áp dụng đã một năm với không ít những bất cập, vướng mắc. Nhiều thủ tục vẫn làm khó DN. Trong ảnh: Người dân đang chờ làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở KH&ĐT TP.HCM. Ảnh: HTD Luật...