Người Trung Quốc tan mộng trời Tây
Các nước phương Tây từng được xem như “miền đất hứa” với nhiều người trẻ Trung Quốc, nhưng giờ đây ngày càng nhiều người đặt niềm tin vào quê hương.
Khi Jade Deng sắp sinh con tại một bệnh viện ở San Antonia, bang Texas, Mỹ vào tháng 7 năm ngoái, cô bị sốc khi biết nhân viên lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston đang đốt tài liệu.
“Tại sao họ làm như vậy?”, Jade, người từng là nhà thiết kế vườn đến từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, hỏi chồng, người khi đó đang theo học tiến sĩ sinh học tại Đại học Texas ở San Antonio.
“Bởi vì lãnh sự quán sắp đóng cửa”, anh trả lời.
Một ngày sau khi con trai cô chào đời, lãnh sự quán ở Houston đóng cửa vĩnh viễn vì các cáo buộc gián điệp của chính phủ Mỹ. Điều này khiến vợ chồng Jade không còn lựa chọn nào khác ngoài tới đại sứ quán Trung Quốc ở Washington để nộp giấy khai sinh giữa lúc đại dịch hoành hành.
Gia đình Jade từng dự định ở lại Mỹ nếu chồng cô có thể xin được việc sau khi tốt nghiệp. Nhưng mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng với những hoài nghi đối với các nhà khoa học Trung Quốc đã khiến họ hiểu rằng Mỹ không còn là “miền đất hứa”.
Vào tháng 1, họ trở về Hồ Bắc để bắt đầu cuộc sống mới. “Rất khó để một người Trung Quốc có thể thực sự trở thành một phần trong xã hội Mỹ”, Jade nói.
Hai học sinh Trung Quốc tại khu phố Hoa ở bang New Jersey, Mỹ hồi tháng 3/2020. Ảnh: Boston Globe.
Giống như gia đình Jade Deng, Qiao Mu, học giả người Trung Quốc, bắt đầu có cái nhìn khác về Mỹ sau khi sống ở đó bốn năm. “Xã hội Trung Quốc đã trải qua những thay đổi cơ bản trong nhiều thập kỷ qua. Nghèo đói và bất công vẫn còn nhưng bạn có thể thay đổi cuộc sống của mình và phát triển nếu bạn muốn”, Qiao viết trên blog riêng hồi tháng 3. “Tuy nhiên, giai tầng trong xã hội Mỹ đã cố hữu vì thiếu cơ hội giáo dục và bình đẳng do phân biệt chủng tộc và nghèo đói”.
Jade và Qiao là hai ví dụ về những người Trung Quốc trẻ tuổi có học thức không còn mặn mà với Mỹ trong những năm gần đây, khi Bắc Kinh và Washington bất đồng trong hàng loạt vấn đề, từ thương mại, công nghệ cho tới nhân quyền và địa chính trị.
Video đang HOT
Vào tháng 4, Trung tâm Nghiên cứu Global Times, một cơ quan liên kết với tờ Global Times của Trung Quốc, đã khảo sát hơn 1.200 người trẻ của nước này về quan điểm của họ với các nước phương Tây. Kết quả cho biết chỉ 8,1% người được hỏi nói rằng họ nên “tôn trọng phương Tây”, giảm từ 37,2% cách đây 5 năm. Trong khi đó, số người không có thiện cảm với phương Tây tăng từ 18,4% lên 41,7% trong cùng giai đoạn.
Một cuộc thăm dò trực tuyến với gần 20.000 người do Cary Wu, giáo sư xã hội học tại Đại học York ở Ontario, Canada thực hiện hồi tháng 4/2020 chỉ ra niềm tin của người Trung Quốc với chính phủ tăng lên 98%.
“Niềm tin vào chính quyền địa phương đã tăng so với năm 2018, khi 91% người Trung Quốc nói rằng họ tin tưởng hoặc tin tưởng hoàn toàn vào chính quyền cấp phường xã”, ông nói trong bài báo đăng trên Washington Post ngày 5/5. “Niềm tin cũng tăng lên 93% đối với cấp quận huyện, 94% đối với cấp thành phố và 95% đối với cấp tỉnh. Những con số này cho thấy người Trung Quốc ngày càng tin vào tất cả các cấp chính quyền”.
Mức độ tin tưởng cao như vậy khá trái ngược so với hơn một thập kỷ trước, khi Trung Quốc đối mặt hàng loạt bê bối tham nhũng của quan chức, khoảng cách giàu nghèo lớn và khủng hoảng niềm tin trong công chúng.
Qin Qianhong, giáo sư luật tại Đại học Vũ Hán, cho biết việc Trung Quốc kiểm soát thành công đại dịch Covid-19 năm 2020 đã ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của người dân về hệ thống chính trị đất nước.
“Thấy Trung Quốc kiểm soát hiệu quả đại dịch trong lúc nhiều nước lớn phương Tây chịu tổn thất lớn, người Trung Quốc, trong đó có tôi, trở nên ủng hộ hệ thống quốc gia và cách quản trị của nhà nước hơn”, Qin nói.
Đại dịch Covid-19, bùng phát đầu tiên ở Vũ Hán vào tháng 12/2019, hầu như đã được khống chế ở Trung Quốc, khi nước này chỉ ghi nhận số ca nhiễm cộng đồng rất thấp mỗi tháng. Các nước khác, như Ấn Độ, vẫn đang chật vật với cuộc chiến chống Covid-19, đại dịch khiến hơn 164 triệu người nhiễm và hơn 3,4 triệu ca tử vong trên toàn cầu.
Steve Tsang, nhà khoa học chính trị và giám đốc Viện Trung Quốc tại Đại học SOAS London, nói thay đổi cán cân quyền lực giữa Bắc Kinh với các nước khác là một lý do nữa khiến người Trung Quốc thay đổi quan điểm.
“Khi Trung Quốc đang trên đà trỗi dậy vào thời điểm các nền dân chủ phương Tây trở nên suy yếu vì những người như cựu tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Anh Boris Johnson, cũng như cách ứng phó đại dịch không hiệu quả, câu chuyện thành công của Chủ tịch Tập Cận Bình trở nên hấp dẫn tại Trung Quốc”, Tsang nói.
Pei Minxin, nhà khoa học chính trị người Mỹ gốc Hoa tại Đại học Claremont McKenna ở California, cho biết việc một số chính trị gia phương Tây có cách tiếp cận thù địch với Bắc Kinh đã khiến người Trung Quốc phẫn nộ.
“Khi Mỹ công khai đối đầu với Trung Quốc, có thể hiểu được việc nhiều người Trung Quốc, gồm cả những người có quan điểm tự do, tán thành chủ nghĩa dân tộc và thái độ chống Mỹ”, ông nói.
Pei thêm rằng cách xử lý đại dịch yếu kém của một số quốc gia phương Tây có thể khiến họ không còn ngưỡng mộ các nền dân chủ này.
Một điểm tiêm chủng vaccine Covid-19 tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc hồi tháng 4. Ảnh: Zuma Press.
Sức mạnh kinh tế ngày càng tăng và khả năng phát triển công nghệ của Trung Quốc cũng đồng nghĩa điều kiện sống của người dân tốt hơn và tự do kinh tế lớn hơn cho người dân, theo Peng Peng, chủ tịch điều hành Hiệp hội Nghiên cứu Cải cách hệ thống Quảng Đông.
“Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú ý tới sự phát triển kinh tế liên tục của quốc gia, và một nền kinh tế thịnh vượng là sự đảm bảo cho những người dân bình thường duy trì và cải thiện mức sống của họ”, ông nói.
Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy thu nhập bình quân đầu người hàng năm của một gia đình thành thị nước này là 43.834 nhân dân tệ (6.800 USD) mỗi năm vào năm 2020, tăng 130% so với năm 2011 và gấp 6 lần so với năm 2000.
Thu nhập bình quân của các gia đình nông thôn cũng đã tốt hơn với mức 17.131 nhân dân tệ vào năm 2020, gấp gần ba lần năm 2010 và 6,6 lần so với năm 2000.
Tuy nhiên, Tsang và Pei cảnh báo khi nhiều người Trung Quốc trở nên tự hào về quốc gia của họ, nguy cơ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi trỗi dậy sẽ tăng lên.
“Chúng ta không nên được tiếp sức bằng chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy. Nó chỉ dẫn tới thảm họa. Chúng ta không nên đánh giá thấp khả năng phục hồi của các nền dân chủ phương Tây và khả năng đổi mới của họ”, Pei nói.
Australia xét lại hợp đồng cho Trung Quốc thuê cảng
Giới chức quốc phòng Australia đang xem xét khả năng buộc tập đoàn Trung Quốc Landbridge dừng thuê cảng Darwin vì lý do an ninh quốc phòng hay không.
Phương án buộc Landbridge, tập đoàn thuộc sở hữu của tỷ phú Trung Quốc Ye Cheng, từ bỏ quyền sở hữu cảng Darwin vì lý do an ninh quốc gia được các quan chức Australia đưa ra sau khi nước này thay đổi luật đầu tư nước ngoài năm ngoái, trao cho chính phủ quyền hồi tố áp các điều kiện mới hoặc buộc thoái vốn với các thỏa thuận đã được thông qua..
"Khuyến cáo về cảng Darwin đã được đưa ra và sẽ được chuyển đến ủy ban an ninh quốc gia của Australia trong thời gian thích hợp", một nguồn tin chính phủ Australia cho biết ngày 3/5.
Bộ trưởng Quốc phòng Peter Dutton nói chính phủ Australia "sẽ xem xét các lựa chọn có lợi cho lợi ích quốc gia của chúng tôi" sau khi nhận được khuyến cáo này, tờ Sydney Morning Herald đưa tin.
Bộ Quốc phòng Australia, văn phòng đại diện của công ty Landbridge tại Australia và đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra chưa bình luận về thông tin.
Landbridge, công ty được cho là có quan hệ chặt chẽ với quân đội Trung Quốc, thắng thầu năm 2015 và giành quyền vận hành cảng Darwin ở miền bắc Australia trong 99 năm với giá 390 triệu USD.
Tàu hậu cần phục vụ giàn khoan khí đốt ngoài khơi đậu tại cảng Darwin, miền bắc Australia, tháng 4/2017. Ảnh: Reuters .
Giới chức Lãnh thổ phía Bắc của Australia trao hợp đồng thuê cảng Darwin cho công ty Landbridge chỉ vài năm sau khi Mỹ triển khai nhóm thủy quân lục chiến thường trú đầu tiên tại khu vực này.
Đợt triển khai này là một phần trong kế hoạch xoay trục sang châu Á của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama sau khi Trung Quốc tăng cường hoạt động ở khu vực. Obama được cho là không hài lòng về thỏa thuận cho thuê cảng Darwin.
Darwin được coi là cửa ngõ của Australia tới các thị trường châu Á và trung tâm tiềm năng cho xuất khẩu tài nguyên và nông nghiệp. Thành phố này là trung tâm trong kế hoạch của chính phủ Australia nhằm phát triển khu vực miền bắc xa xôi.
Thông tin xem xét lại hợp đồng thuê cảng Darwin được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Australia và Trung Quốc xuống mức thấp sau nhiều năm biến động. Quan hệ giữa hai nước xấu đi vào năm ngoái sau khi Australia kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc đại dịch Covid-19, khiến Trung Quốc trả đũa thương mại.
Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết quyền hồi tố trong luật đầu tư nước ngoài sau sửa đổi, được sử dụng lần đầu hồi tháng 4, là cần thiết để đảm bảo tính nhất quán trong quan hệ đối ngoại và không nhằm vào bất cứ quốc gia nào.
Chính phủ Australia đã hủy 4 thỏa thuận trên cơ sở luật mới, bao gồm hai thỏa thuận trong sáng kiến Vành đai và Con đường với Trung Quốc cùng hai thỏa thuận giáo dục với Syria và Iran của giới chức bang Victoria.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó thúc giục Australia từ bỏ "tâm lý Chiến tranh Lạnh và thành kiến ý thức hệ", đồng thời "lập tức sửa chữa sai lầm và thay đổi hướng đi".
Ba phi hành gia trở về Trái Đất an toàn sau nửa năm trên Trạm ISS Ngày 17/4, hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia Mỹ đã về đến Trái Đất trên thảo nguyên của Kazakhstan sau sứ mệnh kéo dài nửa năm trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Nữ phi hành gia Kate Rubins. Ảnh: NASA Hai phi hành gia Sergei Ryzhikov và Sergei Kud-Sverchkov cũng như nữ Tiến sĩ Kate Rubins, phi...