Người Trung Quốc tại Mỹ lo lắng về lệnh cấm WeChat
Người Trung Quốc sống tại Mỹ từ lâu đã quen với siêu ứng dụng WeChat, họ khó có thể tìm được nền tảng thay thế nào tốt hơn.
Người đầu tiên Clare Liu nghĩ đến khi nghe về lệnh cấm WeChat của Tổng thống Trump là cha mẹ mình. “Đây là ứng dụng chính tôi dùng để trò chuyện với cha mẹ mình ở Trung Quốc. Giờ tôi phải nghĩ cách khác để liên lạc với họ”, Liu, 26 tuổi, một chuyên gia tài chính sống ở New York lo ngại. Cô đã dùng thử Skype nhưng cảm thấy ứng dụng này không thuận tiện.
Liu là một trong số nhiều người Trung Quốc sống ở Mỹ đang hoang mang về sắc lệnh mới của ông chủ Nhà trắng. Họ có 45 ngày để tìm kiếm ứng dụng thay thế WeChat trong việc giữ liên lạc với người thân ở quê nhà.
Nhiều người dùng WeChat ở Mỹ đang phải đối mặt với viễn cảnh mất đi một công cụ quan trọng để giữ liên lạc với gia đình và bạn bè ở Trung Quốc.
Ngày 6/8, Trump ký sắc lệnh cấm mọi tổ chức và cá nhân giao dịch với công ty mẹ của TikTok, WeChat sau 45 ngày nữa. Lệnh cấm này đang khiến người Mỹ gốc Trung Quốc và người Trung Quốc sinh sống ở Mỹ rơi vào tình thế khó xử.
WeChat không có lượng người dùng lớn như TikTok, trong số 279 triệu lượt tải xuống ở nước ngoài, chỉ có dưới 7% từ Mỹ trong vòng 6 năm qua. Tuy nhiên, ứng dụng này được xem là công cụ thiết yếu trong việc trao đổi thông tin, làm ăn của nhiều người Trung Quốc sống ở nước ngoài.
“Siêu ứng dụng” này có thể được sử dụng cho những chức năng thiết yếu, như nhắn tin, gọi điện, gọi video, cập nhật trạng thái, thanh toán cho việc đi lại, chơi game, mua sắm, cập nhật tin tức, hẹn hò và hơn thế nữa. WeChat cho phép người dùng tương tác với nhau theo nhiều cách chứ không đơn giản là trò chuyện, điều này khiến ứng dụng gần như không thể thay thế.
Video đang HOT
“Rất nhiều trò chơi ở Trung Quốc kết nối với WeChat và nhiều người bạn của tôi ở Mỹ dùng nó để chơi game với bạn bè ở đại lục”, Liu nói. Nếu WeChat bị cấm, những người này sẽ không thể chơi và họ sẽ mất hết thành tích trong game.
Mike Cai, 29 tuổi, chuyên gia công nghệ sống ở California, nhấn mạnh lệnh cấm WeChat có thể làm mất đi một phần sinh hoạt quan trọng trong đời sống của người gốc Trung Quốc. “Trong thời kỳ đại dịch, toàn bộ đời sống xã hội của tôi đều dựa trên WeChat”, Cai nói. Nếu WeChat bị cấm, những người đã quen với ứng dụng này phải tìm kiếm một mạng xã hội mới và bắt đầu kết nối lại các mối liên hệ, điều này tốn rất nhiều thời gian và công sức. “Nhiều bạn bè của tôi ở Trung Quốc không sử dụng các ứng dụng của Mỹ, nên sẽ rất khó thiết lập lại mạng lưới quan hệ trên một ứng dụng khác”, Cai nói.
Theo các chuyên gia pháp lý, Nhà Trắng vẫn chưa đưa ra giải thích rõ ràng về định nghĩa “giao dịch” trong lệnh cấm. Trong vòng 45 ngày kể từ khi sắc lệnh được ký, Bộ trưởng Thương mại sẽ làm rõ khái niệm này. Trước đó vẫn chưa có thông tin rõ ràng rằng việc tải xuống hoặc sử dụng ứng dụng có bị cấm hay không.
Một số người lạc quan cho rằng phương thức kết nối truyền thống của họ có thể không bị ảnh hưởng nhiều. Một phụ nữ Trung Quốc sống ở New York cho rằng lệnh cấm sẽ không quá ảnh hưởng đến cô nếu mục tiêu chính là các vấn đề về tài chính, kinh tế. “Tôi thấy rất nhiều bạn bè đăng trên WeChat rằng họ đang chuyển đổi ứng dụng vì WeChat không thể sử dụng vào đêm qua. Có vẻ sau lệnh cấm, chúng tôi vẫn có thể trò chuyện với gia đình, bạn bè bằng cách khác”, người này nói.
Chính quyền Mỹ đang mở rộng phạm vi đàn áp với các công ty công nghệ Trung Quốc. Tổng thống Trump cáo buộc WeChat là công cụ để chính quyền Bắc Kinh do thám Mỹ và “theo dõi người Trung Quốc đang sống ở Mỹ”.
Dù WeChat có còn được sử dụng để liên lạc hay không, lệnh cấm của Trump cũng khiến cộng đồng người Trung Quốc ở Mỹ thất vọng và phẫn nộ. Trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp, họ còn phải đối mặt với vấn nạn bị kỳ thị đang ngày một gia tăng.
“Tôi nghĩ Trump đang cố gắng tiêu diệt các đối thủ cạnh tranh của các công ty Mỹ như Microsoft, Google và Apple”, Liu từ New York nói. Những người khác chỉ ra rằng thiệt hại và tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang vượt ngoài tầm kiểm soát. “Căng thẳng thương mại là vấn đề của hai nước, nhưng Trump lại đang trừng phạt dân thường bằng lệnh cấm WeChat, TikTok”, Mike Cai nói đó là một chiến lược vô nghĩa.
Tik Tok giảm 1/4 lượng người dùng sau lệnh cấm của Ấn Độ và đe dọa cấm từ Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ năm (6/8/2020) đã ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức tại Mỹ giao dịch với ByteDance và Tencent sau 45 ngày nữa. Đây là 2 chủ sở hữu của TikTok và WeChat.
Lượng người dùng tháng 7 sụt giảm tới 1/4 so với tháng 6 sau khi có lệnh cấm của Ấn Độ và sự đe dọa cấm từ Mỹ
Tik Tok và WeChat là hai nền tảng mạng xã hội thuộc sở hữu của các công ty có trụ sở tại Trung Quốc. Với hàng triệu người dùng Mỹ, công ty này đã vướng phải cáo buộc gửi thông tin người dùng về Trung Quốc và đứng trước nguy cơ bị cấm tại thị trường Mỹ.
Điều này khiến ByteDance, công ty mẹ của Tik Tok đang có những động thái tìm kiếm khách hàng để nhượng bản quyền kinh doanh ứng dụng này tại Mỹ.
Trong thương vụ với ByteDance, "gã khổng lồ công nghệ" Microsoft đã tiến hành đàm phán để mua lại Tik Tok tại Mỹ. Theo dự tính, quá trình đàm phán sẽ kết thúc chậm nhất vào ngày 15/9/2020.
Tuy nhiên, hôm thứ năm vừa qua (6/8/2020), Trump đã ban hành lệnh cấm ByteDance và các công ty phần mềm từ Trung Quốc giao thương với các công ty Mỹ. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày Tổng thống Trump ký sắc lệnh.
Lệnh cấm được đưa ra, theo chính quyền Mỹ là họ lo ngại các ứng dụng từ Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người dùng tại Mỹ. Theo đó, Tổng thống Donald Trump cho rằng các công ty như Tik Tok và WeChat sẽ cung cấp thông tin người dùng tại Mỹ cho chính quyền Trung Quốc nếu được yêu cầu vì trụ sở của các công ty này đều nằm tại Trung Quốc.
Một khi có được những thông tin này, nhà cầm quyền Trung Quốc có thể theo dõi vị trí của các nhân viên và nhà thầu liên bang hoặc thực hiện những âm mưu không chính đáng. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho hay, dữ liệu về người dân Mỹ mà các công ty như TikTok đang thu thập có thể gồm "nhận dạng khuôn mặt, thông tin về nơi cư trú, số điện thoại, bạn bè".
Trả lời những cáo buộc từ Mỹ, đại diện Tik Tok cho biết, công ty này chưa từng và sẽ không bao giờ cung cấp thông tin người dùng cho phía chính quyền Trung Quốc ngay cả khi được yêu cầu. Ngoài ra, phía Tik Tok cũng cho biết, thông tin người dùng tại Mỹ được lưu trữ tại chính quốc gia này và được sao lưu tại Singapore.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ năm (6/8/2020) đã ký sắc lệnh cấm giao dịch với công ty chủ sở hữu của ứng dụng Tik Tok và Wechat
Phản ứng trước các động thái của Mỹ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Uông Văn Bân, phát biểu tại buổi họp báo hôm 6/8 cho biết, hành động của chính quyền Tổng thống D. Trump chống lại các ứng dụng Trung Quốc là đi ngược lại với các nguyên tắc thị trường và quy tắc thương mại quốc tế và có thể là "âm mưu" độc quyền về công nghệ cao.
Lệnh cấm đã giáng một đòn mạnh vào Tik Tok khi công ty này vừa "khởi sắc" bởi lượng người dùng tăng vọt trong đại dịch COVID-19. Phản ứng về việc Microsoft và Tik Tok đang thỏa thuận để giao dịch mua và bán lại bản quyền kinh doanh của Tik Tok tại Mỹ, Tổng thống Trump cho biết sẽ chấp nhận thỏa thuận nếu một phần lợi nhuận được chuyển đến Bộ Tài chính Mỹ.
Để tránh nguy cơ bị cấm vĩnh viễn, Tik Tok cho biết sẽ mở một trung tâm minh bạch và chịu trách nhiệm giải trình tại thành phố Culver (Mỹ) vào cuối năm nay. Các chuyên gia nước ngoài có thể can thiệp để kiểm tra chính sách kiểm duyệt thông tin người dùng và xem xét mã hỗ trợ thuật toán của công ty. Tik Tok hiện đang có hơn 1.500 viên tại Mỹ và có thể tăng lên 10.000 nhân viên trong 3 năm tới. Ngoài ra, Giám đốc điều hành Tik Tok, ông Kevin Mayer (Mỹ) cho biết: "Kể từ khi dấy lên mối lo ngại công ty sẽ gửi thông tin người dùng cho phía Trung Quốc, chúng tôi đã nhận được nhiều sự giám sát hơn. Tuy nhiên chúng tôi chấp nhận điều này".
Kể từ khi chính quyền Trump có những động thái đe dọa sẽ cấm Tik Tok tại Mỹ và một lệnh cấm đã được ban hành tại Ấn Độ, mức độ phổ biến của nền tảng mạng xã hội chia sẻ video này đã giảm đáng kể. Theo số liệu từ công ty nghiên cứu di dộng Sensor Tower (Mỹ), trong tháng 7, có 65,3 triệu lượt tải Tik Tok về các thiết bị di động, giảm 25% so với tháng 6.
TikTok đang bị sốc vì lệnh cấm của Tổng thống Donald Trump, dọa kiện Mỹ Trong một tuyên bố do TikTok đưa ra, công ty cho biết họ rất sốc khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một lệnh hành pháp cấm giao dịch với hãng và WeChat trong 45 ngày. TikTok dọa sẽ kiện Nhà Trắng vì lệnh hành pháp gần đây Theo Neowin, TikTok nhiều lần bác bỏ cáo buộc rằng họ cung cấp...