Người Trung Quốc “ngã ngửa” vì ngân hàng “ma”
Trung Quốc nổi tiếng thế giới về đủ loại hàng giả, hàng nhái, từ điện thoại iPhone, đĩa DVD lậu cho đến túi xách hàng hiệu. Và hiện giờ, ngay cả ngân hàng tại nước này cũng bị làm giả.
Ngân hàng giả ở Nam Kinh đóng cửa sau khi lừa đảo 32 triệu USD
Nhẹ dạ cả tin
Nhìn bề ngoài, ai cũng nghĩ đó là một ngân hàng thực sự với đầy đủ nhân viên bảo vệ, nhân viên giao dịch mặc đồng phục đứng sau quầy, máy tính và màn hình LED cỡ lớn hiển thị những thông tin tài chính như lãi suất và tỷ giá ngoại tệ. Nhưng thực ra nó là một “ngân hàng ma” với giấy phép hoạt động giả mạo. Ngân hàng giả này được đặt tên là Hợp tác xã thông tin kinh tế nông thôn với “trụ sở” giao dịch là một tòa nhà nằm ở phía đông thành phố Nam Kinh, miền Trung Trung Quốc. Do nhẹ dạ cả tin, không ít người đã gửi tiền vào đây với hy vọng sẽ nhận được lãi suất cao.
Theo báo chí địa phương, ngân hàng giả này hoạt động được hơn 1 năm và lừa đảo được khoảng 200 người với số tiền 200 triệu NDT (32 triệu USD). Các nạn nhân chủ yếu là những hộ kinh doanh nhỏ, đã gửi vào đây từ 100.000NDT tới 20 triệu NDT. Một nạn nhân tên Sơn nói, ông đã mất số tiền khoảng 1 triệu USD. Theo khách hàng này, ông đã được các nhân viên tại đây thuyết phục bằng mức lãi cao, nhưng đến hạn, cả số tiền gốc và lãi ngân hàng đều không có khả năng thanh toán. Lúc này, ông mới biết mình bị lừa. Một trường hợp khác là doanh nhân họ Vương, đến từ thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Ông này đã tới trình báo cảnh sát sau khi 12 triệu NDT (1,9 triệu USD) gửi vào đây năm 2014 mất hút.
Lãi suất cao – rủi ro cao
Video đang HOT
Qua điều tra, cảnh sát phát hiện tổ chức này chỉ là đơn vị tư vấn nông nghiệp, không phải định chế tài chính và không được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Nhà chức trách Trung Quốc đã quyết định đóng cửa ngân hàng giả trên và bắt giữ 5 đối tượng đứng đằng sau đường dây lừa đảo này. Trong số các nghi phạm bị bắt giữ có 1 phụ nữ đã ôm theo một đống tiền tiết kiệm của khách hàng rồi bỏ trốn tới thiên đường cờ bạc Macau.
Một điều lạ lùng là “ngân hàng giả” này hoạt động từ năm 2013 và huy động số tiền lớn như vậy nhưng đến thời gian gần đây vụ việc mới vỡ lở. Nhiều người sử dụng mạng xã hội Weibo ở Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích chính quyền địa phương buông lỏng quản lý để những kẻ tội phạm lợi dụng, lừa gạt người dân.
Nhận định về thủ đoạn lừa đảo mới trên, ông Oliver Rui, giảng viên tài chính tại trường kinh doanh quốc tế Trung Quốc – châu Âu (China Europe International Business School) ở Thượng Hải cho rằng, những người ham lãi suất cao rất dễ trở thành “con mồi” của bọn tội phạm. “Họ không hiểu biết đầy đủ về các dịch vụ tài chính. Họ muốn hưởng lãi suất cao, nhưng họ không biết rằng lãi suất cao thường đi cùng với rủi ro cao. Họ cứ nghĩ rằng, một tòa nhà được trang trí và thiết kế trông giống ngân hàng là có thể cung cấp dịch vụ ngân hàng”, ông Rui giải thích.
Nhiều thủ đoạn tinh vi
Không chỉ lập ngân hàng giả, bọn tội phạm tại Trung Quốc còn có nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi khác. Hồi năm 2012, Lâm Xuân Bình, 41 tuổi, doanh nhân chuyên buôn bán gạo ở thành phố Ôn Châu thuộc tỉnh Chiết Giang khiến nhiều người ngỡ ngàng khi tuyên bố đã mua lại ngân hàng Atlantic Bank ở bang Delaware (Mỹ) với giá 60 triệu USD. Đây được xem là một kỳ tích, bởi vì trước đó, nhiều ngân hàng Trung Quốc tìm cách tiếp cận thị trường Mỹ, nhưng đều thất bại. Siêu lừa này rêu rao rằng, sau khi tiếp quản, y đã đổi tên Atlantic Bank thành USA New HSBC Federation Consortium Inc và huy động được 40 triệu USD tiền gửi, dự kiến có lợi nhuận hàng năm từ 5 đến 6 triệu USD.
Thậm chí, tờ Nhân dân Nhật báo Trung Quốc còn ca ngợi Lâm Xuân Bình là có tài kinh doanh bẩm sinh. Cũng chính nhờ “kỳ tích” này mà Lâm Xuân Bình được bầu vào Hội đồng thành phố Ôn Châu. Tuy nhiên, “kỳ tích” này sau đó bị phát hiện là giả mạo. Qua điều tra, cơ quan công an và cơ quan thuế Chiết Giang đã phát hiện Lâm Xuân Bình cùng 5 đồng phạm làm giả rất nhiều chứng từ thuế, trốn thuế với tổng số tiền 800 triệu NDT (126 triệu USD). Sau 17 ngày lẩn trốn, ngày 9-6-2012, ông ta đã bị bắt tại Chu Hải (tỉnh Quảng Đông). Ngày 19-11-2013, tòa án Ôn Châu đã kết án Lâm Xuân Bình tù chung thân, đồng thời tịch thu tất cả tài sản cá nhân của siêu lừa này.
Theo_An ninh thủ đô
Huyền Như vay tín dụng đen với lãi suất 144% một năm
Khai tại tòa, Như cho biết đã vay hàng trăm tỷ đồng của quỹ tín dụng đen với mức lãi suất 0,4-3,7% một ngày, gấp 10 lần mức trần Ngân hàng Nhà nước công bố, để trả nợ.
Ngày 22/12, phiên tòa xét xử Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng bọn về hành vi chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng của các tổ chức cá nhân tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo thuộc nhóm tội Cho vay lãi nặng.
Trình bày với HĐXX, bị cáo Nguyễn Thiên Lý (bị kết án 2 năm tù về tội Cho vay lãi nặng) lúc kêu oan lúc xin giảm nhẹ hình phạt. Bà cũng đề nghị HĐXX xem xét lại số liệu về các khoản tiền cho Như vay cũng như thu lợi bất chính vì cho rằng cấp sơ thẩm tuyên chưa chính xác.
Huyền Như khai nhận đã vay số tiền hàng trăm tỷ đồng của nhiều người với lãi suất cao gấp hơn 10 lần mức trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Theo bản án sơ thẩm, từ tháng 12/2009 đến tháng 9/2011, Lý đã cho Như vay hơn 554 tỷ đồng và 340.000 USD với mức lãi suất 0,4-3,7%/ngày. Lý đã nhận tổng số tiền cả gốc và lãi là hơn 1.296 tỷ đồng. Trong đó, hơn 672 tỷ đồng cả hai đã xác nhận được cụ thể từng khoản, bao gồm hơn 255 tỷ đồng gốc và hơn 417 tỷ đồng tiền lãi. Số tiền hơn 633 tỷ đồng còn lại, hai bên chưa giải trình được bao nhiêu gốc và bao nhiêu lãi. Hiện Như còn nợ Lý 216 tỷ đồng và 340.000 USD. Căn cứ mức lãi suất mà Lý cho Như vay, cơ quan chức năng xác định bị cáo này đã thu lợi bất chính 735 tỷ đồng.
Tại tòa hôm nay, Lý cho rằng con số mà cơ quan chức năng tính toán là chưa chính xác vì trước đó còn nhiều khoản vay đưa cho Như bằng tiền mặt và được ghi vào sổ tay cá nhân nhưng cơ quan chức năng chưa tính vào.
Được gọi lên đối chất ngay tại tòa, Như khẳng định, các con số đã làm việc với cơ quan chức năng là chính xác. "Có những khoản vay từ bị cáo Lý bằng tiền mặt không có giấy tờ chứng minh không được cơ quan chức năng đưa vào. Nhưng cũng có những khoản lãi suất bị cáo trả cho Lý bằng tiền mặt cũng không được tính vào", Như khai và cho biết những con số mà cơ quan chức năng tính toán chủ yếu dựa vào sổ tay ghi chép của Lý và đã đối chất khớp mới đưa vào.
Tòa mất khá nhiều thời gian cho việc xét hỏi xoay quanh khoản tiền cho vay và lãi suất của bị cáo Lý và Như, tuy nhiên vẫn chưa chốt được con số cuối cùng. Vì vậy, HĐXX yêu cầu Lý xem xét lại để chuẩn bị tinh thần cho phần xét hỏi của tòa vào buổi chiều.
Trước đó, ở phần mở đầu buổi làm việc hôm nay, HĐXX tiếp tục xét hỏi các bị cáo còn lại trong nhóm cán bộ Ngân hàng Vietinbank gồm: Lương Thị Việt Yên (nguyên Trưởng phòng giao dịch Võ Văn Tần), Hồ Hải Sỹ, Lê Thị Ngọc lợi về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo đều thừa nhận do tin tưởng vào sự chỉ đạo của cấp trên, mở tài khoản cho khách hàng không đúng quy trình nên xin xem xét được giảm nhẹ hình phạt.
Bản án xác định, đầu năm 2007, Như đã vay khoản tiền 200 tỷ đồng với lãi suất cao để đầu tư kinh doanh bất động sản. Do việc làm ăn thua lỗ, để có tiền trả nợ Như lợi dụng quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Ngân hàng Vietinbank, lừa đảo chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng của 9 công ty, 3 cá nhân, 3 ngân hàng. Trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, để che giấu Như tiếp tục vay số tiền lớn với lãi suất cao của người này trả cho người khác dẫn đến ngày càng lún sâu vào vòng xoáy tín dụng đen. Đến tháng 9/2011 sự việc bị phát hiện.
Theo NTD
Trung Quốc: "quan làng" sở hữu 132 căn hộ tại Thượng Hải Một cựu bí thư đảng ủy của một làng gần thành phố Ôn Châu của Trung Quốc vừa bị phát hiện sở hữu tới 132 bất động sản tại Thượng Hải. Vị quan chức này đang là đối tượng của một vụ điều tra tham nhũng. Một khu vực tại trung tâm Thượng Hải Theo Tân Hoa Xã, vị cựu quan chức họ...