Người Trung Quốc ăn Tết món gì?
Trong dịp Tết, người Trung Quốc cũng thưởng thức rất nhiều những món ăn mà phần lớn ý nghĩa của chúng là đem lại sự may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.
Người Trung Quốc khá thâm thúy và sâu sắc vì thế, trong bữa cơm ngày Tết đầu năm mới, các món ăn đều phải mang những ý nghĩa tốt đẹp, tên của các món ăn cũng thường đồng âm với những điều tốt lành.
Sủi cảo
Sủi cảo là một loại thực phẩm vô cùng phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt là ở miền Bắc. Món ăn này có nhân làm từ hỗn hợp thịt lợn băm và rau củ, được gói trong vỏ bánh làm bằng bột mỳ. Sủi cảo còn có tên gọi là bánh chẻo, nó được xem là môt nét đặc trưng trong văn hóa Trung Quốc.
Sủi cảo là một loại thực phẩm vô cùng phổ biến ở Trung Quốc (Ảnh: Internet)
Vào ngày Tết Nguyên đán, các gia đình sẽ cùng nhau làm sủi cảo, trong số đó sẽ có một chiếc sủi cảo được bỏ vào một đồng xu, ai ăn trúng miếng sủi cảo đó sẽ nhận được nhiều may mắn trong năm mới.
Bánh Niên Cao là một trong số những món ăn truyền thống ngày đầu năm mới ở Trung Quốc mang mong muốn năm mới ngày càng tốt đẹp hơn.
Theo dân gian Trung Quốc có kể lại sự tích của bánh Niên Cao. Câu chuyện về một con quái vật tên là Nian ở trên núi cao. Khi mùa đông đến, mọi loài vật đều ngủ đông nên con quái vật không kiếm được thức ăn, nó đành phải xuống núi tìm thức ăn. Khi xuống núi, nó vào trong thôn để ăn thịt người khiến người dân rất sợ hãi. Trong thôn có chàng trai thông minh tên Gao, anh ta làm những cái bánh gạo nếp đặt cạnh cửa ngôi nhà trống để dụ con quái vật. Đúng như anh ta đoán, con quái vật vào nhà nhưng lại không tìm thấy người nào để nó ăn thịt. Nhưng nó đói quá, khi thấy bánh gạo nó đành phải ăn, ăn đến nỗi nghẹn. Nó không muốn phải ăn bánh gạo nữa nên nó đành phải lên núi tiếp tục săn những con thú khác. Từ đó người trong thôn không còn thấy con quái vật nữa. Để ăn mừng thoát khỏi quái vật cứ mỗi khi mùa đông đến họ lại làm bánh gạo nếp, người ta gọi bánh này là ” Nian Gao” – dịch sang âm Hán Việt là bánh Niên Cao.
Cái tên Niên Cao đồng âm với từ “một năm mới cao” nghĩa là một năm mới ngày càng tốt đẹp, ngày càng phát triển (Ảnh: Internet)
Bánh Niên Cao phổ biến nhất ở miền Đông Trung Quốc, Giang Tô, Chiết Giang và Thượng Hải. Cái tên Niên Cao đồng âm với từ “một năm mới cao” nghĩa là một năm mới ngày càng tốt đẹp, ngày càng phát triển.
Bánh Niên Cao được làm từ bột gạo nếp, bột mì, muối, nước và đường. Màu của đường tạo nên màu của bánh (trắng hoặc nâu). Vì thế mà ở mỗi địa phương cũng có những loại bánh Niên Cao khác nhau, ví như ở Thượng Hải là bánh Niên Cao màu trắng, ở Quảng Đông lại là màu nâu,…
Hàu khô
Video đang HOT
Hàu không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn được người Trung Quốc coi là món ăn may mắn. Đặc biệt là món hàu khô được tin rằng sẽ đem đến sự phát đạt trong kinh doanh. Trong dịp năm mới, hàu thường được ăn cùng đậu phụ (nhưng chỉ lấy phần vỏ của miếng đậu) và các loại rau củ như nấm.
Hàu không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn được người Trung Quốc coi là món ăn may mắn (Ảnh: Internet)
Cá
Cá được coi là món ăn may mắn bởi trong tiếng Trung Quốc, con cá được phát âm là “yu”, nghe gần giống với từ miêu tả sự giàu có, sung túc. Người Trung Quốc tin rằng cá nên được ăn nguyên con nhưng chừa lại phần đầu và phần đuôi để tránh bị xui xẻo cả năm.
Người Trung Quốc tin rằng cá nên được ăn nguyên con nhưng chừa lại phần đầu và phần đuôi để tránh bị xui xẻo cả năm (Ảnh: Internet)
Một trong những món ăn phổ biến nhất được người Trung Quốc chuẩn bị trong dịp năm mới, sinh nhật và các dịp lễ quan trọng khác là mỳ. Mỳ được cho là biểu trưng cho sự trường thọ. Người Trung Quốc tin rằng mỳ không nên bị cắt ngắn ra để tránh gặp điều không may.
Người Trung Quốc tin rằng mỳ không nên bị cắt ngắn ra để tránh gặp điều không may (Ảnh: Internet)
Trứng trà
Theo quan niệm của người Trung Quốc, trứng trà là món ăn mang lại sự thịnh vượng, giàu có trong dịp Tết.
Theo quan niệm của người Trung Quốc, trứng trà là món ăn mang lại sự thịnh vượng, giàu có trong dịp Tết
Trứng trà – món ăn Tết của Trung Quốc – được làm rất đơn giản. Trứng sau khi được luộc chín sẽ được đem đập dập phần vỏ, đun sôi trong một nồi nước có trà đen, xì dầu, ngũ vị hương, hoa hồi, hành lá, gừng. Những thành phần nguyên liệu này sẽ ngấm vào trứng qua các vết nứt của vỏ trứng tạo nên các đường vân rạn trên trứng rất đẹp. Khi thưởng thức, trứng sẽ mang đầy đủ các hương vị của những nguyên liệu đã ngấm vào nó.
Món rau xào thập cẩm 10 loại
Người Trung Quốc quan niệm rằng số 10 là con số mang lại sự may mắn, khi ăn món rau xào thập cẩm này, thì tất cả những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn. Thực tế, đây không phải là món ăn có sự kết hợp của 10 loại rau mà đó là 10 loại thực phẩm chay như: nấm hương, mộc nhĩ, nụ hoa lily hổ, măng chua, đậu phụ khô, cà rốt, quả đậu Hà Lan, dưa chuột muối chua, bắp cải thái sợi (hoặc giá đậu tương).
Người Trung Quốc quan niệm rằng số 10 là con số mang lại sự may mắn, khi ăn món ăn này, thì tất cả những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn
Ngoài ra, người Trung Quốc còn ăn nhiều các món khác trong dịp Tết như vịt quay Bắc Kinh, tôm (phát âm gần giống âm thanh của tiếng cười. Theo họ, các món tôm đều tượng trung cho sự hạnh phúc và khỏe mạnh), bánh du giác (một loại há cảo), quả kim quất (đồng âm với từ may mắn), thịt muối mặn ngọt, bánh khoai môn, bánh củ cải, các loại trái cây sấy khô…
Theo Eva
[Chế biến] - Trứng trà
Theo quan niệm của người Trung Quốc, trứng trà là món ăn mang lại sự thịnh vượng, giàu có trong dịp Tết.
Cách làm món trứng trà này không hề khó chút nào chị em nhé!
Nguyên liệu:
- 8 quả trứng- 3 lít nước lạnh
- 3 muỗng canh chà đen lỏng hoặc 3 túi trà- 3 muỗng canh xì dầu
- 2 muỗng canh ngũ vị hương- 2 cánh hoa hồi
- 1 nhánh hành là- 1 mẩu gừng bằng đốt ngón tay
Cách làm:
Bước 1: Cho trứng vào nồi, đổ nước lạnh vào rồi luộc chín (trong 15 phút).
Bước 2: Vớt trứng ra khỏi nồi, rửa sạch trong nước lạnh. Khi trứng đã nguội, dùng muôi đập nhẹ để vỏ trứng dập xung quanh.
Sau đó cho trứng vào trong một chảo cỡ trung bình với 2 lít nước lạnh cùng trà đen, xì dầu, ngũ vị hương, hoa hồi, hành lá, gừng. Sau đó đun sôi rồi giảm nhiệt, để sôi lăn tăn trong 1 giờ.
Bước 3: Tắt bếp, cho nồi trứng ra để nguội hoàn toàn (để trứng nguyên trong nồi). Sau khitrứng trà nguội, bóc vỏ và thưởng thức nhé!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món trứng trà này nhé! Ở Việt Nam, đặc biệt ở vùng miền núi như Sapa - Lào Cai cũng có món trứng thuốc Bắc chế biến gần giống món trứng trà. Cách thức chế biến gần giống nhau nhưng nguyên liệu cho vào món trứng ở Việt là thuốc Bắc và thời gian nấu lâu hơn (khoảng 8 tiếng).
Món trứng thuốc Bắc ở Sapa - Lào Cai
Theo Eva