Người trồng rau ở miền núi gặp khó
Năm nay do thời tiết mưa nhiều, sâu bệnh phát triển khiến việc trồng rau vụ đông ở huyện Nghĩa Đàn gặp không ít khó khăn, thậm chí bị hư hại. Thời điểm này, nhiều nông dân tích cực trồng lại để vớt vát nguồn thu nhập.
Nghĩa Hội là vựa rau của Nghĩa Đàn, nhưng thời điểm này bà con nông dân vẫn đang “đau đầu” bởi mất thời gian “trồng đi, giặm lại” vẫn chưa thể có được một ruộng rau ưng ý. Gia đình chị Võ Thị Huệ ở xóm Đồng Tiến có hơn 3 sào rau gồm nhiều loại, với kinh nghiệm hơn 20 năm trồng rau nhưng chưa năm nào chị thấy “ngán ngẩm” như vậy.
Ruộng rau của gia đình chị Võ Thị Huệ đã giặm đi, giặm lại 3 lần nhưng vẫn chưa được như ý muốn. Ảnh: Minh Thái
Đây là lần giặm thứ 3 mà ruộng rau vẫn chưa đạt như ý muốn, nhiều cây vẫn bị sâu bệnh phá hại. Gia đình chị Huệ rất lo lắng, bởi từ nhiều năm nay rau vụ đông là nguồn thu nhập chính vào thời điểm cuối năm. Chị cho rằng: “Năm nay trồng rau khá vất vả vì mưa nhiều, phát sinh nhiều sâu bệnh…”.
Xác định trồng rau màu là lợi thế ở xã Nghĩa Hội, không chỉ bởi người dân có truyền thống trồng rau, mà còn do ở vùng trung tâm huyện nên có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Chính quyền địa phương cũng đã có định hướng trồng rau màu để giúp nông dân tăng thu nhập. Vụ đông năm nay cơ cấu trồng khoảng 60 ha rau, tuy nhiên do đợt mưa kéo dài nên hầu hết các diện tích đều phải cấy hoặc giặm lại, người nông dân tốn kém chi phí lên gấp 2-3 lần.
Trước tình hình đó, UBND xã Nghĩa Hội đã chỉ đạo bà con nông dân khắc phục kịp thời để tiếp tục khép kín vụ rau, bởi trồng rau ở xã Nghĩa Hội mấy năm trở lại đây vẫn cho thu nhập ổn định.
Gia đình chị Lê Thị Thủy ở xóm Cồn Cả (Nghĩa Lộc) xuống giống 2 sào rau dự định phục vụ Tết. Tuy nhiên, vụ rau năm nay gia đình chị cũng gặp khó khăn do rau bị sâu bệnh, dù đã sử dụng các chế phẩm sinh học nhưng rau vẫn nhiễm bệnh.
Video đang HOT
Nông dân Nghĩa Đàn đang khẩn trương khắc phục thiệt hại, kịp thời khép kín diện tích quy hoạch trồng rau vụ đông. Ảnh: Minh Thái
Chị Thủy cho biết: “Năm nay rau khó làm, mình không phun thuốc để đảm bảo chất lượng, chỉ ngâm rượu với ớt cay để diệt sâu, phòng trừ bệnh cho rau. Nhưng vụ đông năm nay trồng rau gặp nhiều khó khăn, nguồn thu nhập chắc sẽ sụt giảm nhiều”.
Với nhiều hộ nông dân huyện Nghĩa Đàn, rau vụ đông là nguồn thu nhập chính. Với khó khăn đang gặp phải, các địa phương cần tăng cường hướng dẫn các hộ trồng rau khắc phục, tiếp tục cấy, giặm lại và theo dõi tình hình sâu bệnh để đạt hiệu quả kinh tế như kỳ vọng.
Bích Hằng – Minh Thái
Theo Baonghean.vn
Nghệ An: Đất lâm nghiệp bị "xẻ thịt", xây nhà trái phép
Dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An), nhiều diện tích đất lâm nghiệp bị "xẻ thịt" rồi chia thành từng lô để bán trong sự "bất lực" của chính quyền địa phương.
"Xẻ thịt" đất lâm nghiệp xây nhà trái phép
Thời gian qua, phóng viên Dân Việt nhận được phản ánh của người dân nhiều khu vực đất lâm nghiệp dọc tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa bàn xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) bị "xé" nhỏ, mua đi bán lại. Với giá đất giao động từ 15 - 35 triệu đồng/m dài (mét chạy), tùy thuộc vào từng vị trí. Sau khi mua được đất, nhiều hộ dân đã tiến hành xây dựng nhà ở kiên cố. Dù biết việc xây dựng nhà ở trên đất lâm nghiệp là trái phép tuy nhiên những người dân tại đây vẫn xây dựng để hi vọng có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Hầu hết những căn nhà xây dựng trên đất lâm nghiệp ở xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) vẫn ngang nhiên tồn tai trước sự "bất lực" của chính quyền. Ảnh: CT
Sau khi tiếp nhận thông tin, trong vai một người cần một lô đất diện tích khá rộng để dựng nhà xưởng, phóng viên tiếp cận với một số hộ dân tại địa bàn xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn liền được giới thiệu nhiều lô đất khác nhau. Đồng thời họ cho biết đây đều là đất lâm nghiệp và việc mua bán cũng là mua bán đất lâm nghiệp. Sau đó sẽ "xin" để chờ chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Thậm chí một số người còn "hướng dẫn" phóng viên gặp một số "nhân vật" trong thôn, xã để "tiện" cho quá trình mua bán và "xin" chuyển đổi...
Theo ghi nhận, tại địa bàn xóm Khe Xài, xã Nghĩa Lộc có nhiều hộ dân đang tiến hành xây dựng nhà trong diện tích đất lâm nghiệp được mua lại. Những hộ dân tại đây đều thừa nhận việc mình xây dựng nhà ở trên diện tích đất lâm nghiệp là sai với quy định của pháp luật. Tuy nhiên do nhu cầu về nhà ở nên dù biết sai họ vẫn làm.
Những căn nhà trái phép mọc trên đất lâm nghiệp. Ảnh: CT
"Khi mua cũng chỉ là mua lại đất lâm nghiệp thôi, tôi mua 6.000m2. Mình làm nhà cũng ở trong hành lang an toàn giao thông cách mặt lề đường khoảng 50m là được. Diện tích phía trước sau này thì làm đất vườn. Còn khi "làm bìa" thì chỉ được công nhận 300m2 đất là đất ở thôi..." - anh Tuấn một hộ dân đang tiến hành xây dựng nhà trái phép ở tại khu vực trên nói kiểu chắc "như đinh đóng cột".
Chính quyền "lờ" đi?
Khi được đề nghị cho xem các giấy tờ liên quan để tiện cho quá trình mua bán đất, ông Tuấn cho biết hiện tại đang trong quá trình "làm bìa" nên mọi giấy tờ vẫn đang "ở trên huyện". Mặc dù đang trong quá trình "làm bìa" nhưng một ngôi nhà lớn được xây dựng theo lối kiến trúc biệt thự vườn đã được gia chủ xây dựng xong phần thô và đang trong quá trình hoàn thiện.
Cũng tại xóm Khe Xài, căn nhà kiên cố của anh Hoa cũng đã hoàn thành phần thô, cá nhân anh này cũng ý thức rõ việc xây dựng nhà ở trên đất lâm nghiệp là sai: "Mình xây dựng nhà trên đất lâm nghiệp là sai, xã họ cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 5 triệu đồng, đang xây dựng hết tiền nên tôi không nộp. Việc làm bìa cũng khó nên mình chưa làm"...
Hầu hết những căn nhà trái phép đều xây dựng rất kiến cố. Ảnh: CT
Dọc theo tuyến đường này, hàng loạt những ngôi nhà khác cũng được xây dựng kiên cố, hoặc đang hoàn thiện hoặc đã đưa vào sử dụng. Những ngôi nhà này vẫn nằm hoàn toàn trong diện tích đất lâm nghiệp. Được biết trước đây, diện tích đất trên được cấp cho 1 hộ gia đình sử dụng và ghi rõ mục đích sử dụng đất là đất lâm nghiệp. Tuy nhiên khi tuyến đường Hồ Chí Minh được mở, cùng với nhu cầu đất ở tăng cao, giá đất được đẩy lên. Quá trình mua bán diễn ra, những thửa đất lâm nghiệp được "xẻ" ngầm và mua đi bán lại.
Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Văn Quảng - cán bộ địa chính xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn cho biết: "Trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên địa bàn xã có hơn 60 trường hợp vi phạm trong đó phổ biến như xây dựng ki ốt kinh doanh vi phạm hành lang an toàn giao thông, xây dựng nhà ở trên đất lâm nghiệp... Những trường hợp xây dựng nhà trên đất lâm nghiệp địa phương cũng đã phát hiện và tiến hành xử phạt hành chính vi phạm. Việc mua bán, chuyển nhượng đất lâm nghiệp để xây dựng nhà ở là sai với quy định của pháp luật. Tuy nhiên thẩm quyền của địa phương chỉ xử phạt hành chính. UBND xã cũng không xác nhận các hồ sơ mua bán, tách thửa đất lâm nghiệp... Sắp tới địa phương sẽ thống kê đầy đủ các trường hợp vi phạm báo cáo để huyện có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Người dân ngang nhiên xé đất nông nghiệp nhưng chính quyền huyện Nghĩa Đàn không hề hay biết. Ảnh: CT
Trong khi đó, trao đổi với Dân Việt, ông Lê Văn Phú - Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) cho biết: Trong năm 2018, huyện chưa nhận được báo cáo của xã Nghĩa Lộc về những vi phạm xây dựng nhà ở, công trình trên đất lâm nghiệp... UBND huyện sẽ yêu cầu xã báo cáo đầy đủ, sau đó sẽ tham mưu UBND huyện để thành lập đoàn kiểm tra xử lý những vi phạm nếu có.
Theo Danviet
Xe container bất ngờ bốc cháy, tài xế nhảy xuống đường thoát thân Khi phát hiện chiếc xe container của mình đang điều khiển bất ngờ bốc cháy, tài xế và phụ xe đã nhảy xuống đường thoát thân, đồng thời hô hoán người dân ứng cứu. Sáng 12.10, trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Hữu Quý - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Sơn (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) cho biết trên địa bàn...