Người Triều Tiên bẻ khóa trái phép smartphone Android
Điện thoại thông minh của Triều Tiên có các chương trình giám sát, và người dân đang tìm cách bẻ khóa chúng.
Báo cáo mới từ tổ chức nhân quyền Lumen và nhà nghiên cứu Martyn Williams cho biết một số công dân Triều Tiên đang bẻ khóa (root) điện thoại Android của họ để cài đặt các ứng dụng không được phê duyệt tại quốc gia này và sử dụng phương tiện truyền thông trái phép.
Báo cáo lấy dữ liệu phỏng vấn từ hai người đã trốn khỏi Triều Tiên, cả hai xác nhận đã root chiếc smartphone Pyongyang 2423 và Pyongyang 2413 được chính phủ phê duyệt. Cả hai đồng thời cho biết bạn bè và đồng nghiệp cũng giúp nhau bẻ khóa những chiếc điện thoại này.
Pyongyang 2425, chiếc smartphone được chính phủ Triều Tiên cài nhiều chế độ theo dõi
Video đang HOT
Một người là lập trình viên cho một doanh nghiệp của Triều Tiên tại Trung Quốc và có thể đưa phần mềm về nước. Trong khi người kia thuộc nhóm sinh viên khoa học máy tính nên đã chia sẻ phần mềm và kiến thức với nhau.
Hai chiếc smartphone của chính phủ Triều Tiên chạy phiên bản Android tùy chỉnh với một số hạn chế. Chúng chỉ có thể kết nối với mạng intranet của Triều Tiên, không thể kết nối internet và hệ thống chữ ký để ngăn các ứng dụng và nội dung chưa được phê duyệt.
Sự phiền toái nhất trên những chiếc smartphone này là ứng dụng Trace Viewer. Chương trình sẽ tự động chụp và lưu ảnh ngẫu nhiên, người sử dụng không thể xóa những ảnh này.
Cả hai đã thực hiện bẻ khóa bằng cách kết nối điện thoại với máy tính qua cáp USB và lừa thiết bị cài đặt ứng dụng nhằm root máy. Lý do cho việc bẻ khóa này theo họ nhằm dỡ bỏ các sự giám sát, đặc biệt là có thể xóa những ảnh chụp từ ứng dụng Trace Viewer. Thậm chí họ còn mở dịch vụ bẻ khóa giúp cho những người ít hiểu biết về công nghệ hơn.
Những người được phỏng vấn nói thêm rằng việc root được thực hiện vì nhiều lý do. Những lý do này bao gồm việc cài đặt các ứng dụng và bộ lọc ảnh trái phép, sử dụng các tệp phương tiện trái phép, chuyển sang màn hình khởi động mới, bật lại hỗ trợ hai SIM và xóa hình ảnh được chụp bởi phần mềm giám sát Trace Viewer. Một trong những người trốn tránh nói thêm rằng một số người biết cách root điện thoại sẽ cung cấp dịch vụ của họ cho những người dùng ít hiểu biết về công nghệ hơn.
Báo cáo cũng cho biết chính phủ đã chống lại cách thức root này. Chiếc Pyongyang 2425 đã khóa khả năng kết nối với PC qua USB, điện thoại hiện trên máy tính nhưng không thể truy cập vào hệ thống tập tin. Chính phủ Triều Tiên cũng đã đưa bản án tù 3 tháng đối với những người bị phát hiện điện thoại có “chương trình thao túng smartphone”.
Thế giới smartphone tại quốc gia "bí ẩn nhất hành tinh"
Ngay cả ở một quốc gia như Triều Tiên, những chiếc smartphone cũng được tạo ra nhằm mục đích phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân mà vẫn đáp ứng được yêu cầu về tính bí mật của quốc gia này.
Ở Triều Tiên không có iPhone hoặc smartphone Samsung mà chỉ có những chiếc điện thoại độc quyền cho quốc gia này. Điều thú vị là chúng không được gọi là smartphone mà chỉ được gọi là điện thoại cảm ứng.
Mẫu điện thoại nội địa đầu tiên được gọi là Arirang 171 và được ông Kim Jong-Un khen ngợi về điểm ảnh và công nghệ tiên tiến. Theo một nhà phát triển phần mềm người Đan Mạch, người đã sở hữu một trong những thiết bị vào năm 2018, Arirang đi kèm với kết nối Bluetooth, 3G, camera và khe cắm microSD. Tuy nhiên, nó không có Internet hoặc Wi-Fi.
Mặc dù vậy, có một số trò chơi có sẵn để bù đắp. Vào thời điểm đó, điện thoại có 5 phiên bản khác nhau của trò chơi kinh điển Angry Birds, cũng như Super Mario và Plants VS Zombies.
Tuy nhiên, có một khía cạnh thú vị khác trên chiếc điện thoại này. Mặc dù nó là một smarpthone Android thông thường nhưng được cài đặt một phần mềm đặc biệt hạn chế rất nhiều khả năng kết nối. Sản phẩm có thể thiết lập kết nối với máy tính qua Bluetooth nhưng không được chia sẻ bất kỳ thông tin nào. Và khi có một thẻ SIM lạ được lắp vào, smartphone này sẽ tắt.
Bên cạnh đó, Arirang 171 đi kèm một video quảng cáo có dung lượng 500 MB. Đáng chú ý, chỉ một video đó đã chiếm khoảng 25% dung lượng có sẵn của máy, có nghĩa điện thoại chỉ cung cấp cho người dùng 2 GB dung lượng để lưu trữ nội dung.
Kể từ khi Arirang 171 được ra mắt, những chiếc smartphone khác cũng được ra mắt tại Triều Tiên với các chức năng tốt hơn, bao gồm nhận dạng khuôn mặt, camera tốt hơn và thậm chí có các chức năng thực tế tăng cường (AR). Chúng cũng có một lỗ trên màn hình thay vì notch, tích hợp hệ thống trao đổi tin nhắn được mã hóa, mặc dù trong thực tế công nghệ mã hóa không an toàn như trên thế giới, bởi nội dung mọi người trao đổi có thể được nhìn thấy bởi những người khác có liên quan đến quan chức Triều Tiên.
Hàng triệu smartphone Android có thể đã bị tấn công Lỗ hổng này liên quan đến bộ giải mã âm thanh trên các smartphone chạy chip Qualcomm và MediaTek. Apple Lossless Audio Codec (ALAC) là một định dạng mã hóa tệp tin âm thanh được phát triển bởi Apple. Định dạng này ra mắt vào năm 2004, cho phép nén các tệp tin nhạc kỹ thuật số mà không mất dữ liệu. Hàng...