Người trẻ Trung Quốc thất nghiệp đổ xô làm hướng dẫn viên du lịch
Ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc từ công việc bàn giấy, chuyển sang làm hướng dẫn viên du lịch.
Họ hy vọng sự phát triển của du lịch trong nước sẽ mang lại thu nhập ổn định hơn, theo Bloomberg.
Hướng dẫn viên du lịch chờ đón đoàn du khách từ Hong Kong bên ngoài cửa khẩu Vịnh Thâm Quyến ở Thâm Quyến, Trung Quốc.
Theo China Tourism News, năm 2024, khoảng 320.000 người Trung Quốc đã đăng ký tham gia kỳ thi cấp chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch thường niên của nước này, tăng 45% so với năm 2023 và đạt mức cao kỷ lục tại các tỉnh trên cả nước.
Ngoài ra, thống kê cho thấy ngày càng có nhiều ứng viên có bằng đại học và chuyên ngành ngoại ngữ đăng ký.
Nghề hướng dẫn viên du lịch đang trở thành một lựa chọn dự phòng ngày càng phổ biến tại Trung Quốc, nơi có tình trạng bất ổn về việc làm khi nền kinh tế biến động.
Việc sa thải hàng loạt trong lĩnh vực công nghệ và tài chính làm gia tăng số lượng người tìm việc làm văn phòng, trong khi hàng triệu sinh viên tốt nghiệp cùng lúc cạnh tranh đầy căng thẳng.
Có một công việc ổn định ngày càng trở nên khó khăn ngay cả với những người trình độ học vấn cao, tỷ lệ thất nghiệp vẫn dao động quanh mức 17%. Họ phải chấp nhận làm thêm việc bán thời gian hoặc làm công việc chân tay.
Video đang HOT
Subramania Bhatt, người sáng lập công ty tiếp thị kỹ thuật số China Trading Desk, chuyên cung cấp dịch vụ phân tích dữ liệu du lịch, cho biết: “Trong khi hướng dẫn viên du lịch trước đây được coi là công việc tạm thời hoặc theo mùa, thì quá trình phục hồi sau đại dịch đã thay đổi nhận thức”.
Trung Quốc chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch nội địa trong năm qua nhờ các clip quảng cáo trên truyền thông xã hội. Trong khi chi tiêu du lịch bình quân đầu người vẫn ở mức thấp, hướng dẫn viên du lịch là một cách dễ tiếp cận và nhanh chóng kiếm được tiền từ du khách, đặc biệt là ở các điểm nóng du lịch.
Chuyến tham quan con đường tơ lụa từ Cam Túc đến Đôn Hoàng (Trung Quốc) thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Lượng khách du lịch nước ngoài cũng đang phục hồi, mặc dù chậm hơn. Với việc miễn thị thực cho 38 quốc gia cho đến nay, các chuyến đi của du khách đến Trung Quốc tăng gần 80% trong 9 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023. Dù vẫn ở mức thấp hơn so với thời điểm trước đại dịch, song đây vẫn là tín hiệu tích cực.
Hướng dẫn viên dẫn đoàn nước ngoài, thông thạo tiếng Anh thường kiếm được nhiều tiền hơn so với hướng dẫn viên du lịch trong nước. Điều này đang thúc đẩy nhiều sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch.
Theo Bhatt, hướng dẫn viên thường kiếm được 500 NDT (68 USD) đến 600 NDT mỗi ngày trong mùa cao điểm, hướng dẫn viên nói tiếng Anh kiếm được khoảng 1.000 NDT/ngày và mức lương có thể còn cao hơn đối với những người thông thạo nhiều ngôn ngữ khác cùng lúc như tiếng Đức hoặc Italy.
Mức thu nhập trên khiến nghề hướng dẫn viên trở thành một lựa chọn sinh lợi ở Trung Quốc, nơi mức lương trung bình hàng tháng mà các công ty trả cho người mới vào chỉ hơn 10.000 NDT.
Tuy nhiên, công việc hướng dẫn viên du lịch không dành cho mọi người. Bởi đòi hỏi người dẫn cần có thể chất cũng như tinh thần tốt khi phải đi bộ hàng giờ và đủ sức giải quyết hàng tá vấn đề của nhiều du khách.
Kiến thức về văn hóa Trung Quốc và nhiều mối quan hệ là điều rất cần thiết để xây dựng cơ sở khách hàng. Chưa kể bản thân bài kiểm tra lấy chứng chỉ cũng rất khó để vượt qua, chỉ 20% – 30% đạt, theo như báo chí địa phương đưa tin.
Alice Ma, 34 tuổi, người đã tìm kiếm việc làm trong gần một năm sau khi bị sa thải khỏi vị trí tiếp thị trong ngành phụ tùng ôtô. Khi phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt công việc văn phòng, cô đang cân nhắc làm hướng dẫn viên tự do.
“Tôi có khoảng thời gian trống, vì vậy đã làm bài thi lấy chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch. Tôi sẽ trở thành hướng dẫn viên du lịch nếu không tìm được việc làm phù hợp”, Alice Ma nói.
Anh nông dân trồng cây không lá "quý như vàng", nhẹ nhàng lãi 500 triệu đồng
Từng là hướng dẫn viên du lịch nhưng anh Hùng quyết định bỏ phố về quê trồng cây quen thuộc "quý như vàng", lãi đều tay 500 triệu đồng/năm.
Vốn là hướng dẫn viên du lịch nhưng anh Phan Văn Hùng (sinh năm 1985, trú huyện Hoà Vang, Tp.Đà Nẵng) quyết tâm từ bỏ việc về quê khởi nghiệp với việc trồng nấm. Với quyết tâm làm giàu tại quê hương, hiện trang trại nấm của anh Hùng rộng 700m2 trồng đủ các loại nấm khác nhau. Trung bình mỗi năm, sau khi trừ tất cả các chi phí, trại nấm của anh thu lãi từ 400 - 500 triệu đồng.
Anh làm giàu nhanh chóng nhờ trồng nấm theo hướng hữu cơ.
Tiết lộ bí quyết khởi nghiệp với nghề trồng nấm, anh Hùng chia sẻ với báo Nông nghiệp , vào năm 2017, tình cờ biết đến cách trồng nấm qua mạng xã hội, anh Hùng bắt đầu mày mò ngiên cứu và bắt tay vào xây dựng trại nấm. Qua một thời gian vừa trồng vừa tích lũy thêm kinh nghiệm, mô hình dần mang lại hiệu quả tốt, anh từng bước mở rộng quy mô sản xuất. Hiện tại, cơ sở sản xuất nấm của anh Hùng rộng 700m2, trồng 3 loại nấm chủ đạo là: linh chi, đông trùng hạ thảo và nấm sò.
Nói thêm về kỹ thuật trồng nấm thành công, anh Hùng chia sẻ, tùy theo từng loại nấm sẽ có kỹ thuật trồng khác nhau, trong đó, để nấm phát triển tốt thì phôi nấm có vai trò rất quan trọng. Đối với nấm sò, nguyên liệu chính là mùn cưa cao su được nhập từ Gia Lai, sau đó ủ ít nhất một tháng để hoai và loại bỏ hết chất độc rồi trộn đều với cám bắp, cám gạo theo tỉ lệ 45kg cám bắp, 45kg cám gạo, 1 tấn mùn cưa. Hỗn hợp nguyên liệu này sẽ được chia ra đóng vào bịch phôi tiêu chuẩn 1,2kg/bịch.
Để nấm nhanh phát triển, anh Hùng nhấn mạnh: "Đối với nấm linh chi, đây là loài nấm dược liệu có giá trị kinh tế cao nhưng khó trồng. Tỉ lệ nguyên liệu là 70kg cám bắp, 70kg cám gạo, 1 tấn mùn cưa. Trong nhà trồng nấm phải giữ nhiệt độ ổn định từ 28 - 30 độ C, độ ẩm 85 - 90% và ánh sáng khuếch tán đều. Thời gian trồng nấm thay đổi tùy theo loại, đối với nấm sò khoảng 30 ngày là có thể thu hoạch, còn nấm linh chi và đông trùng hạ thảo phải mất đến 3 tháng (không tính thời gian đóng phôi và cấy giống vào phôi)".
Nấm là một loại cây trồng ưa sạch theo đó việc chăm sóc nấm phải rất kỹ lưỡng, cần chú ý đến yếu tố dinh dưỡng, độ ẩm trong phôi cho đến khâu ươm trồng. Ví dụ, khi đổ mùn cưa vào bao, nếu không kiểm tra kỹ lưỡng sẽ dễ bị mốc. Đồng thời, luôn phải đảm bảo được nhiệt độ, ánh sáng phù hợp trong trại nhằm giảm nguy cơ bệnh hại. Đặc biệt, giống nấm cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo không bị thoái hóa, ảnh hưởng đến năng suất.
Sau một thời gian chăm chỉ và không ngại đầu tư cho trang trại nấm, đến nay là ngày anh Hùng "hái" thành quả. Các sản phẩm nấm của anh Hùng cung cấp ra thị trường Đà Nẵng với giá 50.000 - 100.000 đồng/kg đối với nấm sò, 1 - 1,2 triệu đồng/kg đối với nấm linh chi, sản xuất ra bao nhiêu cũng tiêu thụ hết. Qua tính toán, sau khi trừ tất cả các chi phí, mỗi năm gia đình anh thu lãi khoảng 400 - 500 triệu đồng và tạo việc làm cho 2 lao động chính và 2 lao động thời vụ tại địa phương với mức tiền công 200.0000 đồng/ngày.
Ngoài trồng nấm sò và linh chi, anh Hùng đã ngiên cứu phương pháp trồng nấm đông trùng hạ thảo để tăng cao nguồn thu nhập cho gia đình. Sau khi trồng thử nghiệm thành công được 2kg loại nấm này, anh đã mạnh dạn đầu tư hơn 120 triệu đồng để xây dựng hệ thống phòng nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo trên diện tích 9m2.
Theo anh Hùng, đây là loại nấm có giá trị kinh tế cao, giá dao động từ 3 - 6 triệu/kg tuỳ vào chất lượng và thị trường cũng rất chuộng nên mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Không chỉ nấm đông trùng hạ thảo mà hiện nay, nhu cầu sử dụng nấm của người tiêu dùng rất lớn, các khu vực sản xuất nấm ở Đà Nẵng không đủ cung cấp cho thị trường.
Thời gian qua có nhiều nông dân thành công nhờ trồng nấm và có doanh thu cao. Tương tự anh Hùng, anh Bùi Minh Thắng 32 tuổi ở Tp.HCM khởi nghiệp trồng nấm đã thành công đem lại thu nhập khoảng 300 triệu đồng/tháng.
Theo Sức khỏe & Đời sống, trên thế giới có khoảng 140.000 loài nấm trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học mới chỉ biết khoảng 10% và chỉ có khoảng 100 loài đang được ngiên cứu về những lợi ích sức khỏe tiềm năng và các ứng dụng y học của chúng.
Đây là một loại thực phẩm không chỉ thơm ngon mà tốt cho sức khỏe. Khi nói đến những lợi ích sức khỏe của nấm, các nhà dinh dưỡng thường đề cập đến các loại nấm làm thức ăn thông dụng hằng ngày như: nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò, nấm đông cô,... hơn là các loại nấm dược liệu quý hiếm và ít thông dụng.
Thông thường, nấm là một loại thực phẩm cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng và có hàm lượng calo thấp. Nấm giàu chất chống oxy hóa và chất xơ. Đặc biệt là một nguồn nhiều vitamin B, selen, kẽm và đồng - các chất quan trọng trong việc sản xuất năng lượng trong tế bào, cần thiết cho một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Nấm cũng giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa, hỗ trợ giảm cân và cải thiện sức khỏe nhận thức...
Nghịch lý "nghỉ việc" kỳ lạ của người trẻ Trung Quốc, tổ chức cả tiệc để ăn mừng Người trẻ Trung Quốc coi chuyện nghỉ việc như một "thành tích" cần đạt được để thoát khỏi những đau khổ và bất công trong công việc. Thậm chí, họ còn tổ chức tiệc tùng cùng bạn bè ăn mừng. Cạnh tranh khốc liệt về học tập và thăng tiến, làm việc quá sức chỉ nhận về mức lương không xứng đáng, nhiều...