[Người trẻ trên tuyến đầu chống dịch Covid-19]: Viết đơn tình nguyện đi chống dịch
Hàng trăm sinh viên đã viết đơn tình nguyện đi chống dịch Covid-19. Họ đã không quản ngày đêm, vượt mọi khó khăn tham gia vào tuyến đầu cùng giúp các y bác sĩ tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thái Bình chống dịch.
Sinh viên Trần Văn Ngọc (ngồi) làm việc ở khu cách ly – Nhật Nam
50 sinh viên chung một lá đơn
Vũ Việt Trung, lớp trưởng lớp y học dự phòng 6-K8 Trường ĐH Y Dược Thái Bình, tình nguyện tham gia phòng chống dịch cùng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thái Bình từ ngày 26.3. Tại đây, Trung tham gia lấy mẫu, điều tra dịch tễ các đối tượng nghi nhiễm, sàng lọc đối tượng cần cách ly. Vì vậy, Trung cũng được xem là một đối tượng phải tự cách ly tại nhà.
Vậy là đang từ trạng thái một sinh viên (SV) có thể ngủ nướng do trong thời gian nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19 thì “bỗng dưng” ngày làm việc của Trung bắt đầu từ 7 giờ sáng, có hôm kéo dài đến tận tối mịt. Đã thế còn phải hạn chế giao tiếp với mọi người trong gia đình nên cuộc sống của chàng SV năm cuối “xoay chuyển” nhanh đến không ngờ.
Trung cho biết buổi trưa tranh thủ ăn trong 5 – 7 phút, nghỉ ngơi vài phút rồi lại đi làm nhiệm vụ. Nơi làm việc cách nhà chừng 5 km, nên được về nhà ăn nghỉ, nhưng Trung cũng chỉ ở nhà vào giờ ăn. “Có những ngày bọn mình phải điều tra thông tin của rất nhiều người, nhất là dịp gần 1.000 người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai được gửi về trung tâm. Vì thế, bọn mình phải làm việc thông trưa, đến 7 – 8 giờ tối”, Trung chia sẻ.
Vũ Việt Trung, lớp trưởng lớp y học dự phòng 6-K8 Trường ĐH Y Dược Thái Bình
Trung cũng cho biết thêm vào những ngày cuối tháng 3, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày một lan rộng, rồi bước sang giai đoạn các ca bệnh mất dấu F0, cả lớp y học dự phòng 6-K8 Trường ĐH Y Dược Thái Bình với 50 SV đã cùng viết chung một lá đơn đề nghị được nhà trường cho đi chống dịch. Các bạn được chia về các khu cách ly, các chốt chặn cửa ngõ vào tỉnh Thái Bình; các vị trí ở khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, khoa xét nghiệm tại CDC của tỉnh…
“Gọi gì mà gọi lắm thế!”
Cũng xung phong đi chống dịch, Trần Trung Anh, SV năm thứ 6 Trường ĐH Y Dược Thái Bình, được phân công về nhóm tình nguyện hỗ trợ tại CDC Thái Bình. Tại đây Trung Anh tham gia đi lấy mẫu, điều tra dịch tễ, lọc danh sách, gọi điện xác nhận thông tin của các đối tượng cần điều tra. Trung Anh cho biết thời gian làm việc của mình cũng như những cán bộ của trung tâm. “Mình cũng tham gia trực đêm để luân phiên cho các cán bộ được nghỉ ngơi, vì từ sau tết đến nay hầu như lịch làm việc của trung tâm luôn kín cả những ngày nghỉ”, Trung Anh chia sẻ.
Với công việc phải tìm hiểu thông tin từ các cơ sở y tế, các nguồn tin từ xã hội để xác minh đối tượng, Trung Anh đã phải làm việc rất căng thẳng vì nếu không chính xác sẽ để lại hệ lụy. Vì vậy, dù đã đi tham gia công việc tình nguyện rất nhiều lần trong quãng đời SV nhưng chưa bao giờ Trung Anh thấy nghiêm trọng như lần này. Trong đó, khó nhất là việc điều tra dịch tễ cần có sự cộng tác của người được hỏi và ghi nhận được những thông tin chính xác, trung thực.
“Công việc tình nguyện không còn là thích thì làm nữa mà là nhiệm vụ quan trọng, nên mình phải làm rất cẩn trọng, đảm bảo chính xác. Có những hôm khi đã xác minh xong rồi, nhưng có nguồn tin khác đến, mình phải rà lại từ đầu để xem thông tin về đối tượng đã chính xác hay chưa”, Trung Anh chia sẻ.
Lá đơn tình nguyện đi chống dịch được tập thể sinh viên gửi nhà trường
Đặc biệt, với công việc phải gọi điện cho từng đối tượng để xác minh, Trung Anh đã “va vấp” với không ít các tình huống. “Có những ngày cao điểm, mình phải gọi điện cho vài chục người mỗi ngày để hỏi han thông tin, xác minh, sàng lọc y tế. Có những người gọi mãi không nghe máy. Đến khi thấy họ gọi lại, mình mừng lắm, xong họ chỉ nói đúng một câu: Gọi gì mà gọi lắm thế! Rồi cúp máy”, Trung Anh tâm sự.
Với Trung Anh, đó cũng là những bài học đáng nhớ đầu tiên trong nghề y: “Ở trường, mình đã được học và tập huấn các công tác phòng dịch. Đến thời điểm có dịch Covid-19, nhận thấy nhân lực y tế đang bị thiếu nên mình quyết tâm tham gia vì đây là cơ hội rất tốt để có thể đóng góp sức nhỏ cho cộng đồng, san sẻ phần nào áp lực cũng như có thể góp phần ngăn chặn dịch bệnh”.
“Mang lại sự bình an cho mọi người là vui rồi”
Là một trong những SV lớp y học dự phòng 6-K8 Trường ĐH Y Dược Thái Bình đã tình nguyện đi chống dịch, Trần Văn Ngọc được đến phục vụ ở khu cách ly tập trung của tỉnh tại Trường ĐH Thái Bình. Những ngày tình nguyện, Ngọc cũng phải tự cách ly trong phòng trọ của mình và chỉ ăn mì tôm cho xong bữa nhưng rất phấn khởi khi được tham gia chống dịch.
Ngọc cho biết công việc ở khu cách ly là đưa cơm nước, khử khuẩn và phục vụ nhu cầu của người dân. Ngọc cũng được thay ca để mỗi người có thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức, nhưng có những ngày phải đi tăng cường liên tục vì số lượng người liên quan đến ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai được đưa vào cách ly rất đông.
“Ngày cao điểm, tiếp đón hơn 100 người về cách ly. Mình chuẩn bị và xếp đồ cá nhân cho người mới đến. Chỉ riêng chuyện chạy lên chạy xuống gần 20 vòng nhà 5 tầng là đủ mướt mồ hôi”, Ngọc kể.
Ngọc còn có nhiệm vụ thông báo kết quả cách ly cho từng người. “Cứ ngày nào có người hết hạn cách ly được mình đến thông báo thì họ vui lắm, cảm ơn rối rít, làm mình cũng vui. Dù công việc có vất vả nhưng mang lại sự bình an cho mọi người là vui rồi”, Ngọc tâm sự.
Nói về việc tham gia chống dịch, Ngọc cho biết: “Mình sẵn sàng tham gia tình nguyện dù biết có nguy cơ lây nhiễm, nhưng đã là SV trường y thì phải coi đó là công việc bình thường”.
Trao đổi về hoạt động chống dịch của SV nhà trường, anh Phạm Tuấn Đạt, Bí thư Đoàn Trường ĐH Y Dược Thái Bình, cho biết trước tình hình bệnh dịch phức tạp, các SV của trường đã hăng hái xung phong tham gia công tác phòng chống dịch. Có 2 tập thể chi đoàn đã viết đơn tình nguyện, trong đó 1 lớp đang theo học chuyên khoa truyền nhiễm, 1 lớp là chuyên ngành y học dự phòng năm cuối. Ngoài ra, hơn 700 SV cuối khóa đã chuyển địa bàn thực tập từ tỉnh ngoài về các bệnh viện trong tỉnh để sẵn sàng tham gia công tác phòng dịch…
Vũ Thơ
Làm kính bảo hộ tặng y, bác sĩ
Với mong muốn chung tay cùng các y, bác sĩ chống dịch Covid-19, nhiều sinh viên, thanh niên đã làm kính bảo hộ tặng các bệnh viện.
Các sinh viên sản xuất kính bảo hộ tặng y, bác sĩ - Ảnh: V.T
Các sinh viên (SV) Trường ĐH Y Dược Thái Bình đã bám trụ tại trường để tham gia sản xuất kính bảo hộ phòng dịch Covid-19 cho các y, bác sĩ. Nhà cách trường 30 km, nhưng Trần Phương Thảo (quê ở H.Tiền Hải, Thái Bình) không về nhà mà ở lại trường để cùng bạn bè làm kính bảo hộ.
Thảo cũng cho biết những SV năm cuối của trường đã được huy động đến các bệnh viện để hỗ trợ khám chữa bệnh, các SV khác thì tham gia nhiều hoạt động phòng, chống dịch. "Chúng mình là SV năm thứ 4, không phải là người trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch, nhưng cũng mong đóng góp một phần công sức nhỏ bé để làm được việc có ý nghĩa", Thảo bộc bạch.
Cập nhật sáng 9.4: Việt Nam không ghi nhận thêm bệnh nhân Covid-19 mới
Học làm trên mạng
Thanh niên xã Tân Lợi, H.Hớn Quản (Bình Phước) làm kính bảo hộ và trao tặng các y, bác sĩ cơ sở, chiến sĩ bộ đội biên phòng... đang ở tuyến đầu làm công tác phòng, chống dịch.
Tình cờ đọc các bài viết về việc hướng dẫn của bác sĩ làm kính bảo hộ phòng dịch Covid-19 trên mạng xã hội, các thanh niên ngay lập tức huy động tiền, nhân lực để sản xuất. Chỉ trong 2 ngày cuối tháng 3, 15 thanh niên trong xã đã làm được 600 chiếc.
Ngay khi hoàn thành, 600 chiếc kính đã được trao tặng Ban Chỉ đạo phòng chống, dịch Covid-19 của xã, Trung tâm y tế xã Tân Lợi, Trung tâm y tế H.Hớn Quản và TX.Bình Long.
Bác sĩ Trần Đình Tuấn, Giám đốc Trung tâm y tế H.Hớn Quản, cho hay: "Được các bạn trẻ tặng kính bảo hộ, chúng tôi rất vui và đã trang bị cho toàn bộ y, bác sĩ, cán bộ trong trung tâm. Hiện Đoàn xã Tân Lợi vẫn tiếp tục làm thêm kính để phát tặng các chiến sĩ bộ đội biên phòng, những điểm cách ly".
Hoàng Giáp
Thảo cũng cho biết hằng ngày SV đến trường làm việc từ 7 giờ sáng, trưa tranh thủ về nhà trọ ăn cơm, chiều lại làm đến tận 22 giờ mới về. Nhưng niềm vui lớn nhất là khi thấy đội ngũ y, bác sĩ vui mừng đón nhận sản phẩm. "Mình thực sự xúc động khi nhìn thấy các bác sĩ ngày đêm chữa bệnh Covid-19, nên mình cố gắng làm thật nhiều các sản phẩm bảo hộ", Thảo nói.
Chụp cái kính vừa tự tay hoàn thành lên mặt, Nguyễn Tuấn Minh (sinh viên năm 4, quê ở H.Thái Thụy, Thái Bình) tự hào nói: "Sản phẩm kính bảo hộ được làm bằng mica với chất lượng đảm bảo. Sản phẩm được khử khuẩn bằng tia cực tím nên rất an toàn cho người sử dụng. Kính có thể được khử khuẩn và dùng lại vài lần".
"Chúng mình sản xuất theo dây chuyền, từ khâu thiết kế đã lựa chọn những vật liệu an toàn, phù hợp và dễ tìm kiếm trên thị trường. Sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khi đóng gói, chuyển đến tay các đơn vị, bệnh viện, y, bác sĩ và sinh viên tình nguyện của nhà trường đang thực hiện nhiệm vụ", Minh cho hay.
Chia sẻ về việc làm kính bảo hộ, ông Phạm Tuấn Đạt, giảng viên Trường ĐH Y Dược Thái Bình, cho biết đây là ý tưởng sáng tạo để chung tay phòng, chống dịch. "Bản thân là một cán bộ y tế, nên tôi thấy sản phẩm kính bảo hộ khi thăm khám, sàng lọc cho bệnh nhân, sẽ hạn chế tối đa việc lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, khi bác sĩ dùng cũng là bảo vệ chính người bệnh khi đến khám tại cơ sở, nên tôi đã đề xuất với nhà trường tổ chức cho SV làm sản phẩm này tặng y, bác sĩ", ông Đạt chia sẻ.
Ông Đạt cũng cho biết sản phẩm kính bảo hộ được làm bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trên thị trường (tấm mica dùng đóng bìa sách) và việc gia công thành phẩm cũng không quá phức tạp. Hơn nữa, các SV ngành y cũng hiểu biết về bảo hộ nên đã nhanh chóng sản xuất được sản phẩm. Sau 5 ngày thực hiện, SV của trường sản xuất được 500 kính bảo hộ gửi tặng các nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch.
Nhận món quà ý nghĩa này, chị Nguyễn Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Công tác xã hội Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình, cho biết rất xúc động trước tinh thần nhiệt huyết vì cộng đồng của tuổi trẻ. "Không chỉ là việc sản xuất sản phẩm phòng dịch, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, sự thiếu hụt nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch, 900 SV Trường ĐH Y Dược Thái Bình đã lên đường về các cơ sở điều trị tại các bệnh viên trên địa bàn tỉnh là một điều hết sức ý nghĩa và thiết thực", chị Hiền nói.
Vũ Thơ
Sinh viên y khoa tại Huế xung phong ra tuyến đầu, trắng đêm chống dịch Covid-19 Hàng trăm sinh viên y khoa tại các trường trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã tình nguyện xung phong ra tuyến đầu, tại các chốt kiểm soát y tế để hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tối 21/3, nhiều sinh viên đang theo học tại các trường y khoa như Đại học Y dược Huế, Trường Cao đẳng...