Người trẻ làm việc cật lực nhưng vẫn túng thiếu vì thích vung tiền
Thế hệ trẻ hiện nay có xu hướng tìm kiếm sự thỏa mãn và hưởng thụ cuộc sống nhiều hơn so với các thế hệ trước đây. Thay vì sống tiết kiệm cho tương lai, nhiều bạn chọn cách sống hết mình, chơi hết sức bởi chúng ta chỉ sống 1 lần trong đời.
Nhiều người trẻ khoảng 20 tuổi đã dành nhiều thời gian, tiền bạc để có thể được tận hưởng cuộc sống với những chuyến du lịch khám phá những miền đất mới hay sẵn sàng bỏ tiền mua sắm những món đồ đắt đỏ. Việc sống hết mình, chơi hết sức là điều đáng được tôn trọng và đôi khi cần thiết cho sự vui vẻ, hạnh phúc trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng cần phải nhớ rằng, đây chỉ là một phần của cuộc sống và không nên lấy nó làm chủ đạo.
Giới trẻ ngày nay có lối sống phóng khoáng hơn so với thế hệ trước. (Ảnh minh họa: ENews)
Tâm lý chỉ sống một lần trên đời
Thế hệ 9X, 10X hiện nay có nhiều người rất giỏi, thu nhập vài chục triệu một tháng cũng chẳng phải ít. Thế nhưng, họ mang tư tưởng hưởng thụ nhiều, không khó để bắt gặp một bạn trẻ đã ra trường đi làm vài năm với mức lương khá tốt, nhưng mãi vẫn chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn “nhận lương – trả nợ – mượn tiền”. Trên thực tế, đây là chuyện không của riêng ai, nhiều người luôn nghĩ rằng cuộc đời chỉ trôi qua một lần, nên hãy tận hưởng trước khi quá muộn.
Báo Lao Động chia sẻ, Chị Khổng Thị Diệu Linh (24 tuổi, nhân viên văn phòng Luật ở Hà Nội) cho rằng vừa làm việc, vừa hưởng thụ thì cuộc đời mới vui. Bởi, đời người chỉ có một lần. Theo chị Linh, nếu mình tiêu tiền cho nhu cầu của bản thân thì sẽ là động lực để kiếm nhiều tiền hơn. Như một thói quen, cứ lương về là chị Linh lại mua sắm. Đặt hàng xong lại tự trách bản thân sao không tiết kiệm tiền mà cứ chi hết vào những thứ tốn kém này.
Tiền mình kiếm ra thì thoải mái tiêu vì cuộc đời chỉ có một lần. (Ảnh: Diệu Linh)
Sau những chuỗi ngày vung tay quá độ, chị Linh lại tự an ủi bản thân: “Mình còn trẻ, tiền hết rồi sẽ kiếm lại được thôi”. Những ngày cuối tháng, chị thường xuyên phải chật vật ăn uống kham khổ để bù lại khoản chi tiêu quá lớn trước đó. Sau một năm đi làm, chị vẫn chưa tích góp được gì. Thứ duy nhất chị Linh tích góp được đó là nợ thẻ tín dụng.
Diệu Linh không phải người trẻ duy nhất không thể cân bằng thói quen mua sắm và mục tiêu tiết kiệm. Giống như cô nhân viên văn phòng, Nguyễn Hạnh Huyền (24 tuổi, nhân viên ngân hàng) nhiều lần đặt kế hoạch để dành một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm cho những dự định trong tương lai nhưng chưa khi nào thực hiện được quá 2 tháng. Cứ mỗi khi tiết kiệm được một khoản kha khá, cô gái 24 tuổi lại “tất tay” sử dụng khoản tiền này vì có việc “gấp” cần chi tiêu.
Hạnh Huyền cũng không ngoại lệ khi chi tiêu không kiểm soát. (Ảnh: Hạnh Huyền)
Theo chia sẻ của Huyền, hầu hết chuyện “gấp” mà cô phải chi ngay là mua một đôi giày vừa “lên kệ”, những bữa ăn “nhẹ nhàng” hoặc những chuyến du lịch “không đi là hối hận cả đời” cùng bạn bè. Tiền tiết kiệm của Huyền gần như bằng 0 sau khoản chi đó, đến mức có thời điểm chị còn phải cần bố mẹ hỗ trợ.
Video đang HOT
Kiếm nhiều, tiêu nhiều, không biết cắt giảm chỗ nào
Kiếm nhiều, tiêu nhiều tiền là câu chuyện phổ biến ở các thành phố lớn. Chia sẻ trên trang Nhịp sống Việt, chị Trâm cho biết mỗi tháng vợ chồng chị có tổng thu nhập khoảng 45-50 triệu đồng. Hiện tại, vợ chồng chị Trâm chưa mua nhà vì sợ không đủ tiềm lực trả, con cái con nhỏ và một phần muốn giữ vốn làm ăn. Vì nhà đông con lại bận rộn buôn bán nên chị Trâm đã thuê người giúp việc.
Bảng chi tiêu của gia đình chị Trâm. (Ảnh: Nhịp sống Việt)
Mỗi tháng gia đình chị Trâm tiêu hết 44.330.000 đồng. Nói về tổng chi của nhà mình, chị Trâm cho biết không có tháng nào nhà chị tiêu ít hơn khoảng ấy. Vợ chồng chị không quá tiết kiệm nhưng cũng chỉ đi ăn chơi hưởng thụ một chút. Tháng nào thu nhập cao thì chị còn có tiền tiết kiệm, tháng nào ít thì phải hạn chế mua sắm để cân bằng chi tiêu.
Có khả năng kiếm tiền nhưng yếu về quản lý tài chính cá nhân
Khái niệm quản lý tài chính cá nhân ở nước ta đến nay vẫn còn khá xa lạ. Trong khi đó ở các nước phát triển và ngay cả tại một số nước Đông Nam Á, đây là môn học được đưa vào chương trình phổ thông.
Theo khảo sát của MasterCard, Việt Nam đứng thứ 16/17 quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương về chỉ số am hiểu tài chính. Trong đó kỹ năng quản lý tiền cơ bản có điểm số thấp nhất, thậm chí còn có dấu hiệu thụt lùi. Tỷ lệ tiết kiệm so với GDP cũng có xu hướng giảm dần trong những năm qua, đạt 29,11% vào năm 2020.
Đa phần, các bạn trẻ hiện đại có khả năng kiếm tiền tốt nhưng lại khá yếu ớt trong việc quản lí tài chính. Dù lương cao thì họ vẫn có thể rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, đầu tháng no, cuối tháng đói là chuyện bình thường. Nhưng điều đáng nói ở đây, không mấy người tỏ ra lo lắng trước điều này, ngược lại từ bao giờ, nhiều người còn coi việc vay mượn như một “thói quen”.
Kiếm nhiều tiền nhưng cuối tháng vẫn chật vật là chuyện bình thường. (Ảnh minh họa: ENews)
Có một sự thật mà 99% người trẻ mắc phải đó là thích thì mua nhưng có nhiều thứ mua rồi để đó, chẳng bao giờ dùng đến. Những cơn sốt “sale” luôn có sức hút khiến các bạn trẻ lao vào như thiêu thân. Mạng xã hội cũng là nơi khiến túi tiền của người trẻ vơi đi nhanh chóng. Đó chính là những lỗ hổng chi tiêu khiến tài khoản của bạn bốc hơi nhanh chóng.
Greg Mcbride (Trưởng ban phân tích tài chính của trang web Bankrate) chia sẻ: “Bạn cần phải tiết kiệm ít nhất 15% cho những việc khẩn cấp và cho cả tuổi già”. Trent Hamm (CEO của trang Thesimpledollar) cũng nói rằng: “Một người bình thường nên dành ít nhất 10% thu nhập cá nhân cho tuổi già trước khi tiêu xài vào bất cứ thứ gì khác”. Sẽ là thiếu sót trầm trọng nếu một người trẻ lãng quên đi định nghĩa của từ “tiết kiệm”.
Người trẻ dành phần lớn tiền lương cho việc mua sắm. (Ảnh minh họa: People)
Vung tiền hơn là tiết kiệm thường dẫn đến tình trạng số nợ, tiêu tiền không kiểm soát, và thiếu tiền để đầu tư vào những kế hoạch dài hạn. Bạn có thể tạm thời thấy hài lòng với những trải nghiệm ngắn hạn mà tiền bạc mang lại, nhưng đó là cách tiêu tiền không có tính bền vững.
Quản lý tiền bạc có trách nhiệm để tương lai an nhàn hơn
Việc có thu nhập cao không đảm bảo rằng bạn sẽ giàu có, nếu bạn không biết cách quản lý tiền bạc của mình một cách hiệu quả. Việc tiết kiệm sẽ giúp bạn có thể đạt được các mục tiêu lớn hơn, như mua một căn nhà, một chiếc xe, hoặc du lịch đến những địa điểm mà bạn mong muốn.
Học cách quản lý tiền bạc để đạt những mục tiêu lớn hơn. (Ảnh minh họa: Tuổi Trẻ Thủ Đô)
Việc tiết kiệm cũng giúp bạn có thể đối mặt với những khó khăn tài chính trong tương lai, như mất việc làm, bệnh tật hoặc các sự cố bất ngờ khác. Khi bạn có một quỹ tiết kiệm đủ lớn, bạn có thể sử dụng nó để giải quyết những tình huống khẩn cấp mà không cần phải vay mượn hoặc xin tài trợ từ người khác.
Để tiết kiệm được hiệu quả, bạn cần tìm hiểu và áp dụng các chiến lược tiết kiệm khác nhau, bao gồm cắt giảm chi phí không cần thiết, đầu tư vào các tài khoản tiết kiệm với lợi suất cao, và tạo ra một ngân sách chi tiêu hợp lý. Nếu bạn có thể kết hợp cả việc đầu tư và tiết kiệm tiền bạc, bạn sẽ có được một tương lai tài chính ổn định hơn và tự tin hơn trong việc đạt được những mục tiêu của mình.
Chi tiêu hợp lý vì những mục tiêu dài hạn. (Ảnh minh họa: People)
Ai cũng muốn có thể chi tiêu thoải mái cho sinh hoạt, nhu cầu của bản thân. Tuy nhiên, cần phải biết dựa vào mức thu nhập để quản lý chi tiêu hợp lý, vừa để đáp ứng đủ nhu cầu, vừa có thể tiết kiệm được một khoản phòng khi cần thiết. Vì chỉ khi có nền tảng vững vàng, bạn mới có thể làm được những điều mình thích, sống cuộc sống của mình và thành công trên con đường đã chọn.
Menu tiệc cưới của Tizi Đích Lép: hoành tráng không kém gì không gian, ai mê món Hoa là "đổ cái rầm"
Ngoài sảnh cưới sang xịn của cặp đôi Tizi Đích Lép, thực đơn các món trong tiệc cưới cũng được nhiều người quan tâm.
Ngày 21/4, đám cưới của Tizi và Đích Lép (tên thật là Nguyễn Việt Trúc và Huỳnh Quang Minh) chính thức được diễn ra tại một khách sạn hạng sang ở TP.HCM. Được biết cặp đôi đã có 10 năm hẹn hò trước khi chính thức về chung một nhà. Đám cưới tựa thiên đường của cặp đôi Tizi Đích Lép đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ cư dân mạng.
Hôn lễ lãng mạng tựa vườn hoa khổng lồ của cặp đôi.
Trong dịp này, thực đơn đãi tiệc cưới của cả hai cũng đã được tiết lộ. Trong menu, nhiều món sơn hào hải vị chuẩn Trung Hoa khiến các vị khách thích thú. Các món ăn này cũng thuộc dạng khá đắt, với đủ các món từ khai vị đến tráng miệng.
Nhìn vào menu này, nhiều người không khỏi bất ngờ về sự chu đáo của cô dâu chú rể. (Nguồn: @mr.giaoheo)
Cụ thể, món khai vị có đến 3 lựa chọn là mực chiên giòn với tương ớt - gỏi gà Tứ Xuyên, chả giò heo và trứng muối cùng súp bí đao với tôm. Món chính được cặp đôi lựa cho càng đông đảo món hơn với cá mú chiên giòn kiểu Quảng Đông - món ăn xuất hiện nhiều trong các nhà hàng Trung Hoa.
Các thực khách đi ăn đám cưới của Tizi Đích Lép quả thật không lo bụng đói đi về. (Nguồn: @mr.giaoheo)
Ngoài ra còn có bắp bò hầm tiêu xanh, bông cải xanh hấp đậu hủ trứng thanh đạm và mì trứng xào thịt, rau củ. Món tráng miệng được cặp đôi mới cưới khá thanh đạm với chè thanh đào ăn cùng nhãn với táo tàu.
Anh chàng chuyên nội dung nấu ăn Giao Heo đã có một màn review đồ ăn đám cưới rất chân thật của cặp đôi. (Nguồn: @mr.giaoheo)
Cặp tân lang tân nuơng cũng khiến dân tình loá mắt vì độ chịu chi cho đám cưới của mình. (Nguồn: @mr.giaoheo)
Có thể thấy thực đơn đám cưới của cặp đôi khá đa dạng và chất lượng với nhiều món ngon, đảm bảo thực khách có một buổi ăn cưới tới "no căng bụng".
Con gái bây giờ lấy chồng chỉ thích làm giàu, không thích làm dâu Người ta vẫn thường nói "Hôn nhân là nấm mồ của tình yêu", là bởi đằng sau cánh cửa hôn nhân, nhiều mảng màu khác của cuộc sống được mở ra. Khi hai người kết hôn và bắt đầu sống chung một nhà, họ sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn khác nhau trong cuộc sống hàng ngày. Thay...