Người trẻ đầu tư thuê căn hộ, chi mạnh tiền cải tạo trước khi có nhà riêng
Với nhiều người trẻ, đầu tư cho không gian sống càng sớm càng tốt là cách họ nâng cao hạnh phúc.
Thuê nhà 15 triệu đồng/tháng vì muốn nâng cao chất lượng sống
Thuê căn hộ với mức giá 15 triệu đồng/tháng, Linh Lê (TP. HCM) vẫn chi hơn 130 triệu cho việc cải tạo không gian và mua sắm vật dụng để sinh hoạt. Ngoài ra, cô cũng chi thêm 73 triệu cho việc mua các thiết bị, máy móc giúp giảm tải thời gian và công sức cho công việc nhà, ví dụ như: robot hút bụi, bộ chổi cọ nhà vệ sinh thông minh đa năng…
Linh Lê
Chia sẻ về quyết định chi hàng chục triệu để trang trí căn hộ thuê, Linh Lê cho biết: “Hiện tại công việc của mình là sáng tạo nội dung về mảng nhà cửa nên căn nhà còn là “đạo cụ” để quay chụp. Việc mình chia sẻ cách trang trí, cải tạo, sắp xếp lại toàn bộ căn nhà không chỉ đem lại cho cả gia đình một không gian thoải mái hơn mà còn mang lại thu nhập nữa.
Ngoài công việc sáng tạo nội dung thì mình cũng đang theo đuổi công việc là một Konmari Consultant (tư vấn viên ngăn nắp theo phương pháp Konmari) nên việc mình duy trì được sự gọn gàng và tận hưởng không gian sống trong chính ngôi nhà mình đang ở, dù là đi thuê thôi cũng giúp khách hàng tin tưởng vào sự hiệu quả của phương pháp mang lại”.
Với Linh Lê, căn nhà có ý nghĩa rất thiêng liêng. Do đó, đầu tư mạnh cho không gian sống cũng là đầu tư cho hạnh phúc.
“Với mình thì: ‘Nếu mình không hạnh phúc bây giờ thì sẽ là không bao giờ’. Nhà có thể đi thuê nhưng cuộc sống hàng ngày chắc chắn phải là của mình. Việc phải chờ cho đến khi có đủ thứ này thứ kia, phải chờ cho đến khi có một căn nhà mới… cũng không khác gì mình phải chờ để có hạnh phúc cả.
Nó là những niềm vui nhỏ bé trong sinh hoạt hàng ngày như thế thôi. Mình vẫn là người chọn sống với hiện tại nhiều hơn nên việc mình cải tạo, trang trí hay sắp xếp lại căn nhà là sống đúng với bản thân của mình. Mình thấy xứng đáng vì được sống vui vẻ hàng ngày nên không thấy lãng phí chút nào cả”, cô bày tỏ.
Thuê nhà vì chưa mua được căn hộ ưng ý
Video đang HOT
Lần đầu tiên đi thuê nhà, Hồng Hạnh chọn ngay một căn hộ trống, rộng 68m2 ở TP. Hồ Chí Minh. Giá thuê hàng tháng là 13.2 triệu, trong đó tiền điện nước và dịch vụ rơi vào khoảng 1.2 triệu.
Hồng Hạnh
Khi lên kế hoạch thuê nhà, Hồng Hạnh vạch rõ nhu cầu của bản thân. Thứ nhất, cô cần một căn hộ có ánh sáng tốt, tức là nhà tầng cao, không ở nội khu với cửa sổ lớn. Thứ hai, căn hộ có sự riêng tư, các toà nhà hay căn hộ không quá sát hay đối diện nhau. Nhà cũng cần ở trung tâm thành phố, thuận tiện đi lại phục vụ cho công việc. Thứ ba, cô mong muốn có không gian rộng rãi vì công việc sáng tạo nội dung cần góc để quay, lưu trữ quần áo cho công việc kinh doanh. Bếp lớn, phòng ngủ tách rời nhưng không tách bằng vách ngăn.
Được biết, ngoài chi phí thuê nhà, cô còn chi đến 71 triệu đồng/tháng mua đồ nội thất mới.
“Với tính toán hợp đồng 1 năm, việc thuê nhà trống và tự sắm nội thất sẽ có chi phí tốt hơn rất nhiều so với việc thuê nhà sẵn nội thất. Nếu chuyển đi, mình có thể cầm theo. Còn bán đi hẳn cũng không quá lỗ”, Hồng Hạnh chia sẻ.
Căn hộ xinh xắn của Hồng Hạnh
Mặc dù đã đủ tiền mua nhà, song Hồng Hạnh vẫn chi số tiền 13 triệu đồng/tháng để ở nhà thuê. Cô cho rằng đây là khoản đầu tư hợp lý. Bởi vì khi nhu cầu tiêu tiền càng cao, nó cũng sẽ trở thành động lực để tăng thu nhập. Như vậy, chất lượng cuộc sống cải thiện mà nguồn thu nhập cũng được phát triển, điều mà nhiều người trẻ đang hướng tới.
“Khi vào TP Hồ Chí Minh, tại thời điểm đi thuê nhà, mình đã có ý định mua nhà, nhưng hiện tại khá khó để có thể tìm được một căn nhà ưng ý. Mình nghĩ không có một thời điểm nào phù hợp cho tất cả mọi người để mua nhà. Theo quan điểm cá nhân, tiêu chuẩn sống của mỗi cá nhân sẽ khác nhau, nỗ lực làm sao để đạt được mục tiêu là tốt nhất”, Hồng Hạnh nói.
Thuê nguyên tầng căn hộ vì muốn tiết kiệm tiền làm kinh doanh
Thái Thức (35 tuổi) đã thuê nguyên tầng căn hộ dịch vụ ở Đà Lạt với giá 8,5 triệu/ tháng chưa bao gồm các chi phí điện nước và dịch vụ. Sau đó anh không ngần ngại chi mạnh tay hơn 50 triệu đồng để cải tạo căn hộ trở thành một studio vừa để ở vừa chụp ảnh rất chill.
Thái Thức
Không gian sống cực chill của Thái Thức
Thái Thức mong muốn, khi mở cửa bước vào nhà, bản thân sẽ có cảm giác an nhiên, có chút gì để chill và nạp lại năng lượng đã mất. Đấy cũng là lý do anh không ngại chi “mạnh tay” để cải tạo nhà thuê.
Bên cạnh đó, 8,5 triệu đồng/ tháng để thuê nhà và cải tạo mất 50 triệu đồng không phải là con số nhỏ. Tiết kiệm số tiền đó cùng mức thu nhập hàng tháng tầm 40 triệu đồng, không khó để Thái Thức sở hữu cho riêng mình một căn nhà. Tuy nhiên cậu bạn vẫn muốn đi thuê nhà. Vì cậu không muốn chôn vùi số tiền đó một chỗ. Thay vào đó, cậu có thể tiết kiệm tiền để kinh doanh và xoay vòng đầu tư.
Không muốn con thành kẻ ăn bám, bố mẹ quyết định thu tiền nhà của con
Hiện nay, rất nhiều người trẻ chọn sống chung cùng bố mẹ để tiết kiệm tiền thuê nhà. Tuy nhiên, thay vì để con mặc sức sống cùng, nhiều bậc phụ huynh lại quyết định thu tiền sinh hoạt phí.
Họ cho rằng đây là cách tốt nhất để thúc đẩy con phát triển bản thân, không trở thành "những đứa trẻ to xác" suốt ngày chỉ biết ăn bám gia đình.
Sống chung với bố mẹ không phải là việc dễ dàng. (Ảnh: Pinterest)
Thương con nhưng không để chúng ăn bám
Sống riêng không phải là điều dễ dàng gì. Vì vậy rất nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng để con ở cùng với mình. Tuy nhiên, thay vì mặc kệ con "ăn bám", họ sẽ phân định rõ cuộc sống hai bên bằng cách thu tiền sinh hoạt phí hàng tháng. Tất nhiên, số tiền này sẽ không quá lớn như khi thuê nhà, ăn uống bên ngoài nhưng cũng sẽ không tự nhiên cho luôn.
Anh chàng K.T (24 tuổi) kể: " Từ lúc học xong, chuyển về ở chung là bố mẹ mình đã bắt đầu thu tiền rồi. Trước đại học thì nuôi sao cũng được, nhưng đã ra trường thì phải nộp phí sinh hoạt. Tất nhiên chẳng đắt đỏ như khi thuê ngoài đâu, nhưng cũng gọi là có, đủ để bố mẹ không phải gánh quá nhiều, mà mình cũng có khả năng chi trả trong tầm lương".
Người trẻ sống cùng với gia đình cũng cần phải có ý thức. (Ảnh: Sina)
Nhiều bậc phụ huynh thu sinh hoạt phí của con cái.
Ở với bố mẹ vẫn phải có ý thức về cuộc sống cá nhân
Bố mẹ nào cũng đều muốn tốt cho con cái của mình. Họ thu tiền sinh hoạt phí không phải là vì bản thân cần, mà phần lớn là vì nghĩ cho con. Họ tin rằng việc san sẻ tài chính với gia đình sẽ giúp con có ý thức về cuộc sống cá nhân thay vì mặc kệ mọi thứ, chỉ chăm chăm "ăn bám" bố mẹ. Như vậy, việc sống chung sẽ đúng với ý nghĩa xây dựng gia đình chứ không phải là sự phụ thuộc, ỷ lại.
Không thể phủ nhận, người trẻ hiện nay có sự hậu thuẫn từ gia đình nhiều hơn các thế hệ trước. Họ được bao bọc đủ thứ, kể từ khi còn bé cho đến tận lúc trưởng thành, đi học đại học. Thậm chí có những người dù đã 27 tuổi vẫn sống cùng bố mẹ mà không lo tìm việc, kiếm tiền. Đây cũng là một chủ đề từng gây tranh cãi trên YAN News.
Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh hiện nay luôn cố gắng tạo điều kiện để con xây dựng tính tự lập. Ngay từ khi sống chung một nhà, họ đã dạy con cách sử dụng đồng tiền sao cho hợp lý nhất.
Khi ở cùng nhà với bố mẹ, con cái cần phải có ý thức hỗ trợ gia đình, không chỉ là mặt tài chính. (Ảnh: Pexels)
Cô bạn K.L (25 tuổi, sống tại Hà Nội) cũng đồng tình với cách sống này. 9X tâm sự: " Thực ra phần lớn người trẻ chọn ở với bố mẹ là vì mới ra trường hoặc công việc gặp trục trặc, tài chính không ổn định. Nếu cứ mãi ăn bám gia đình mà không mất một đồng tiền nào thì sẽ chỉ khiến cho 'bệnh lười' thêm nghiêm trọng hơn. Việc bố mẹ thu tiền là cách tốt nhất để thúc đẩy con ra ngoài đi làm. Còn thực tế bố mẹ cũng chẳng cần đến mấy đồng lương ít ỏi của con đâu.
Bản thân mình cũng vậy, từ đợt mới ra trường đến nay, bố mẹ vẫn thu tiền đều đều. Khi nào khó khăn quá, xin bố mẹ khất hoặc giảm đi chứ chẳng bao giờ mình bỏ qua. Lúc có tiền cũng sẽ biếu bố mẹ thêm. Nhờ thế nên khi ăn cơm, sinh hoạt, mọi chuyện cũng trở nên thoải mái hơn. Mình cũng chăm chỉ làm lụng, vừa được bố mẹ hỗ trợ, vừa có cảm giác tự lập."
Thực ra, Gen Z tuy còn trẻ nhưng lại rất biết cách quan tâm đến gia đình, bố mẹ. Giống như điều một member nói về người trẻ trong Cột sống Gen Z vậy, tuy họ không giỏi diễn đạt tình yêu thương bằng lời nhưng lúc nào cũng quan tâm xem mẹ thích gì, cần gì và phải làm sao để làm mẹ vui lòng.
Thay vì suốt ngày ở nhà ăn bám bố mẹ, con cái nên cố gắng đi làm kiếm tiền để nộp sinh hoạt phí của mình. (Ảnh: Asia Times)
Đó cũng chính là điều bố mẹ muốn khi cho phép con sống cùng mình. (Ảnh: Pexels)
Tiền ăn uống, sinh hoạt của một người không hề nhỏ, nhất là với giới trẻ - những người thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại. Chưa kể, theo thời gian, vật giá không ngừng leo thang, thứ gì cũng trở nên đắt đỏ. Nếu bố mẹ không thu sinh hoạt phí của con, họ sẽ dễ dàng gặp khó khăn về mặt tài chính, đặc biệt là những ai đã nghỉ hưu, không còn mức thu nhập có thể lo cho cả gia đình như trước.
Vì vậy, dù xét theo khía cạnh nào, việc người trẻ nộp tiền sinh hoạt phí hàng tháng cho bố mẹ vẫn là điều nên làm. Kể cả khi gia đình không đòi hỏi, họ vẫn nên tự chủ động gửi tiền biếu bố mẹ mỗi tháng hoặc cố tìm kiếm một cuộc sống tự lập càng sớm càng tốt.
Bố mẹ sẽ phải chi trả nhiều khoản hơn nếu con cái ở cùng nhà. (Ảnh: Getty Images)
Chưa kể họ còn phải làm nhiều việc hơn để lo cho con cái. (Ảnh: BBC)
Tất nhiên nếu có điều kiện, người trẻ cũng có thể chuyển ra ở riêng. Nhưng nếu đã chọn ở cùng với bố mẹ, mọi người cũng nên chủ động nộp sinh hoạt phí cho gia đình, như vậy vừa hỗ trợ bố mẹ vừa giúp bản thân có ý thức hơn.
Những thói quen tưởng tiết kiệm nhưng lại lãng phí của người trẻ Những kinh nghiệm đắt giá trong câu chuyện tiết kiệm tiền của người trẻ. Nhiều người trẻ hiện đang khá vật lộn trong công cuộc tìm cách kiểm soát chi tiêu, sống tiết kiệm hơn. Đặc biệt với những người 25 tuổi, dù đã có vài năm sống tự lập, họ vẫn thường chi tiêu khá lãng phí. Thậm chí, một số người...