Người trả 6400 tỉ đồng cho bức “Hai cô gái Tahiti” là ai?
Mới đây, giới sưu tầm hội họa trên khắp thế giới đã bị sốc khi một bức tranh của danh họa người Pháp Paul Gauguin – bức “Hai cô gái Tahiti” thực hiện hồi năm 1892 – được bán với giá 300 triệu đô la (gần 6400 tỉ đồng)…
Đây được xem là số tiền lớn nhất trong lịch sử từng được trả cho một tác phẩm hội họa. Bên mua bức tranh này là Liên hiệp Các viện bảo tàng Qatar. Đứng đằng sau Liên hiệp này chính là công chúa Qatar – em gái của Quốc vương đương nhiệm.
Bức tranh được danh họa Paul Gauguin vẽ năm 1892. Hiện giờ nó đã thuộc quyền sở hữu của chính phủ Qatar với giá gần 200 triệu bảng.
Năm 2011, chính Qatar cũng đã từng lập kỷ lục thế giới khi chi 160 triệu bảng (5193 tỉ đồng) để mua bức “Hai người chơi bài” của danh họa người Pháp Paul Cezanne. Tại thời điểm đó, con số 160 triệu bảng đã là không tưởng, nhưng hiện giờ, con số đó lại bị phá vỡ một lần nữa bởi chính Qatar.
Qatar – đất nước với trữ lượng dầu mỏ dồi dào trước đây đã từng chi 160 triệu bảng để có được bức “Hai người chơi bài” của danh họa Paul Cezanne. Con số này đã từng lập kỷ lục thế giới.
Trong những năm gần đây, Qatar liên tục mua về những tác phẩm hội họa nổi tiếng của phương Tây với những mức giá gây sốc.
Đơn vị nắm quyền sở hữu bức “Hai cô gái Tahiti” hiện giờ được cho là Liên hiệp Các viện bảo tàng Qatar do em gái của Quốc vương Qatar làm chủ tịch. Năm 2013, công chúa Al Mayassa Bint Hamad bin Khalifa Al-Tani đã đứng đầu top 100 nhân vật quyền lực nhất trong giới hội họa khi chi ra hơn 1 tỉ đô la để mua về những tác phẩm nghệ thuật cho đất nước mình.
Liên hiệp Các viện bảo tàng Qatar do công chúa Al Mayassa Bint Hamad bin Khalifa Al-Tani đứng đầu. Bà là em gái của quốc vương Qatar – một xứ sở dầu lửa nổi tiếng giàu có trên thế giới.
Việc Qatar chi ra một số tiền lớn để sở hữu bức “Hai cô gái Tahiti”được coi là một việc làm táo bạo khi nước này đang phải dồn lực để chuẩn bị đăng cai tổ chức World Cup 2022. Việc Liên hiệp Các viện bảo tàng Qatar vẫn không ngừng chi ra bộn tiền để mua về những tác phẩm hội họa đắt giá nhất thế giới trong vài năm qua đã khiến thế giới phải kinh ngạc.
Video đang HOT
Đứng đằng sau Liên hiệp Các viện bảo tàng Qatar là công chúa Qatar -Al Mayassa bint Hamad bin Khalifa Al Thani – một phụ nữ từng du học ở Mỹ và là em gái của quốc vương Qatar.
Công chúa Qatar trong những năm gần đây bất ngờ trở nên nổi tiếng trong giới sưu tầm nghệ thuật, cô là người rất đam mê và quyết đoán trong việc sưu tầm hội họa, luôn có khát khao mở rộng bộ sưu tập của đất nước mình bằng bất cứ giá nào (theo đúng nghĩa đen).
Trong một cuộc phỏng vấn gần đầy, công chúa đã nói rằng: “Điều duy nhất và mãi mãi còn tồn tại từ những nền văn minh vĩ đại nhất và những lịch sử hào hùng nhất, chính là những công trình và các tác phẩm nghệ thuật”.
Danh tiếng của công chúa Mayassa bắt đầu “tăng vùn vụt” từ năm 2011 khi cô xuất hiện trong danh sách 100 nhân vật quyền lực nhất thế giới hội họa ở vị trí 90. Năm 2012, cô ngoạn mục vươn lên vị trí 11. Năm 2013, công chúa đã dẫn đầu bảng. Năm 2014, tạm lùi xuống vị trí thứ 13. Trong năm 2015 này, có nhiều dấu hiệu, Mayassa sẽ lại vươn lên top dẫn đầu khi ngay từ đầu năm cô đã mua về một bức tranh trị giá tới 300 triệu đô la.
Mới ngoài 30, nhưng công chúa Mayassa đã sớm trở thành một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới hội họa.
Không ai biết chính xác từ trước đến nay công chúa Mayassa đã chi tổng cộng bao nhiêu tiền cho việc mua các tác phẩm hội họa, kể từ khi cô trở thành Chủ tịch của Liên hiệp Các viện bảo tàng Qatar.
Được bổ nhiệm từ năm 2006, Mayassa đã vạch ra kế hoạch giúp đất nước Qatar không chỉ là một cường quốc dầu lửa có tầm ảnh hưởng về mặt quân sự trong khu vực Trung Đông, mà còn nổi tiếng trên thế giới là một quốc gia nắm giữ nhiều siêu phẩm hội họa đỉnh cao.
Chính sự tham gia của Qatar vào các thương vụ chuyển nhượng tác phẩm hội họa đã làm mức giá trả cho các tác phẩm này tăng lên vùn vụt.
Các chuyên gia trong giới khẳng định rằng khi Qatar hoàn tất cơ bản việc sưu tầm tác phẩm nghệ thuật và dần dần rút lui khỏi thị trường, họ sẽ để lại một khoảng trống không ai có thể lấp đầy trở lại.
Hiện tại, Liên hiệp Các viện bảo tàng Qatar đã thành lập nên 3 viện bảo tàng cấp quốc gia nằm ở thủ đô Doha. Tuy vậy, đây mới chỉ là khởi đầu của kế hoạch lâu dài bởi công chúa Mayassa đang có tham vọng biến thành phố Doha trở thành một trung tâm nghệ thuật với những viện bảo tàng hàng đầu thế giới giống như New York hay Paris.
Con số các viện bảo tàng nghệ thuật được mở ra trong tương lai ở Doha sẽ là gần 20 viện bảo tàng với những chủ đề nghệ thuật đa dạng.
Qatar không che giấu tham vọng trở thành một trung tâm quốc tế trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả văn hóa, du lịch. Nếu muốn hấp dẫn du khách tìm đến với một quốc gia, người ta cần có lý do để khiến du khách muốn đến. Qatar hiện đang ráo riết chuẩn bị cho những chiến lược của mình, trong đó có những viện bảo tàng nghệ thuật hàng đầu thế giới.
Công chúa Mayassa từng nói: “Để có được hòa bình, chúng ta cần tôn trọng văn hóa của nhau. Những người ở thế giới phương Tây vẫn chưa hiểu về Trung Đông. Cho đến giờ họ vẫn thường chỉ biết đến Bin Laden…”.
Trong tương lai, mà thực tế là ngay cả ở hiện tại, thế giới phương Tây đã bắt đầu phải “ngả mũ” trước khả năng chi tiền bạo tay của Qatar để có được các siêu phẩm hội họa.
Bích Ngọc
Theo Dantri/Tổng hợp
Trong khó khăn, nước Pháp sẽ bán... "nàng Mona Lisa"?
Trong muôn vàn khó khăn vây bủa, nước Pháp đã đưa ra đề xuất bán bớt các tác phẩm nghệ thuật của nước này, trong đó có bức nàng Mona Lisa danh tiếng.
Nước Pháp hiện đang phải đối mặt với khoản thâm hụt ngân sách lên tới 150 tỉ bảng (tương đương 4826 nghìn tỉ đồng), vì vậy, Pháp có thể sẽ đem bán hàng ngàn tác phẩm nghệ thuật mà các viện bảo tàng của nước này đang sở hữu, để có thể khỏa lấp khoản thâm hụt khổng lồ này. Thông tin này vừa được đưa ra trong một bản báo cáo đề xuất của nghị viện.
Kế hoạch quyết liệt đem bán những bức tranh, bức tượng đang nằm trong nhà kho của các viện bảo tàng hàng đầu tại Pháp đã được các thành viên nghị viện đưa ra khi họ phải nghiên cứu cách xử lý số thâm hụt ngân sách khổng lồ của nước Pháp.
Đề xuất này được đưa ra sau khi kênh tin tức quốc gia France 24 năm ngoái đã từng đưa ra ý kiến đem bán bức nàng Mona Lisa - bức tranh nổi tiếng nhất thế giới hiện đang được treo ở viện bảo tàng Louvre, Paris, Pháp - để "giải cứu" số thâm hụt ngân sách.
Giờ đây, những nhà làm luật của Pháp đã tìm kiếm sự tư vấn từ những nhà đấu giá hàng đầu thế giới, đối với việc đem bán những tác phẩm nghệ thuật do nhà nước sở hữu.
Các nhà đấu giá khuyên chính phủ Pháp hãy thực hiện những điều mà nước Mỹ đã đem áp dụng, đó là các viện bảo tàng được phép tiến hành "dọn kho". Họ có thể đem bán những tác phẩm chưa từng được đem triển lãm, đã phải nằm "chất đống" trong kho suốt nhiều năm. Làm như vậy vừa giúp giải tỏa nguồn lực, vừa tận dụng triệt để những tác phẩm đã bị bỏ quên quá lâu.
Cách làm này còn có thể đem lại nguồn lợi kinh tế rất lớn, để các viện bảo tàng có thêm tiềm lực kinh tế để mua những tác phẩm nghệ thuật lớn mà họ đang "nhắm tới".
Việc đem bán một số tác phẩm nghệ thuật phải nằm trong kho trong suốt nhiều năm có thể coi là việc làm cần thiết để hạn chế những sự lãng phí đối với tài sản quốc gia. Chỉ tính riêng viện bảo tàng Louvre, hiện có khoảng 250.000 tác phẩm nghệ thuật nằm chất đống trong nhà kho.
Ngoài ra, một số viện bảo tàng lớn trên thế giới còn thường đem bán những tác phẩm mà họ đã trưng bày trong suốt 50 năm để đổi mới diện mạo của viện bảo tàng.
Nếu đề xuất lần này được thông qua, đây cũng không hẳn là lần đầu tiên nước Pháp đem bán những món đồ được coi là bảo vật để xử lý vấn đề kinh tế.
Năm 2013, Điện Elysee - dinh Tổng thống Pháp tại Paris - đã tuyên bố bán 1.000 chai rượu lâu năm ngon hảo hạng để có tiền thực hiện những hoạt động sửa chữa, tu bổ.
Từ trước tới nay, chính phủ Pháp luôn bác bỏ đề xuất bán bức tranh nàng Mona Lisa của danh họa người Ý Leonardo Da Vinci và luôn khẳng định đây là bức tranh vô giá, nhưng thực tế khi phải thực hiện những điều khoản bảo hiểm cho bức tranh hồi năm 1962, bức họa đã được định giá 60 triệu bảng (gần 2 nghìn tỉ đồng).
Bức nàng Mona Lisa được coi là "viên kim cương trên vương miện" của viện bảo tàng Louvre.
Viện bảo tàng Louvre hiện có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật nằm "chất đống" trong kho.
Bích Ngọc
Theo Dantri/ Daily Mail
Cảnh nóng trong "Chiến tranh và hòa bình" gây tranh cãi Cuốn sử thi đồ sộ "Chiến tranh và hòa bình" sẽ được chuyển thể lên màn ảnh nhỏ của Anh trong năm nay. Để tạo sức hút cho phim, ngay từ đầu ê-kíp thực hiện đã khẳng định phim sẽ có những cảnh nóng không được đề cập trong nguyên tác. Sắp tới, cuốn tiểu thuyết đồ sộ đã trở thành kinh điển...