“Người tố cáo tham nhũng không đặt việc được khen thưởng lên hàng đầu”
Tư hôm nay, ca nhân giup Nha nươc thu hôi tai san tham nhung giá trị trên 600 lần mức lương cơ sở (tương đương trên 690 triệu đồng) se được xét thưởng vượt mức quy định vơi mưc cao nhât lên tơi gân 3,45 tỷ đồng.
Ông Ngô Manh Hung (Anh: Chung Hoang).
Hôm nay (1/5), Thông tư liên tich sô 01/2015 quy đinh khen thương ca nhân co thanh tich xuât săc trong viêc tô cao hanh vi tham nhung cua Thanh tra Chinh phu va Bô Nôi vu chinh thưc co hiêu lưc. Ông Ngô Manh Hung – Pho cuc trương Cuc Phong chông tham nhung (Thanh tra Chinh phu) danh cho PV Dân tri môt cuôc phong vân xung quanh nhưng điêm mơi cua thông tư nay.
Thông tư 01/2015 về khen thưởng người có thành tích xuất sắc trong tố cáo hanh vi tham nhũng có những khác biệt gì so với quy định trước đây, thưa ông ?.
Thông tư liên tịch số 01/2015 quy đinh khen thương ca nhân co thanh tich xuât săc trong viêc tô cao hanh vi tham nhung đã sửa đổi, thay thế cho Thông tư liên tịch số 03/2011/TTLT-BNV-TTCP. Việc sửa đổi này là nhằm thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng mà trực tiếp là Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phong, chông tham nhung.
Mục đích của việc sửa đổi, trước hết là nhằm khắc phục những hạn chế của chính sách khen thưởng đối với người có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng thời gian qua; cụ thể hoá một số quy định mới của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thi đua khen thưởng. Qua đó tiếp tục khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước ta trong phòng, chống tham nhũng, thiết thực phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng.
Trong thông tư mới có khá nhiều quy định được điều chỉnh, nhưng điểm khác biệt quan trọng nhất chính là mức thưởng và cách tính thưởng. Trong quy định trước đây, mức thưởng cao nhất cho người có thành tích xuất sắc nhất tối đa là 34,5 lần lương cơ sở (tương đương với khoảng gần 40 triệu đồng nếu tính theo mức lương cơ sở hiện nay), đồng thời người có thành tích xuất sắc hay đặc biệt xuất sắc mà được khen cùng một hình thức thì mức thưởng cũng bằng nhau. Ví dụ người có thành tích tố cáo vụ nhận hối lộ 500 triệu đồng và người tố cáo vụ nhận hối lộ 10 tỷ đồng đều đủ điều kiện để tặng Huân chương Dũng cảm thi mức thưởng là bằng nhau, cho dù số tiền mà Nhà nước tịch thu được chênh lệch nhau đến hai chục lần.
Nay theo quy định mới, mức thưởng tối đa đã được nâng lên đến 3.000 lần mức lương cơ sở (tương đương với 3,45 tỷ đồng nếu tính theo mức lương cơ sở hiện nay) và cách tính thưởng cũng thay đổi. Nếu cùng một hình thức khen thưởng là Huân chương Dũng cảm thì mức thưởng thấp nhất là 64,5 lần mức lương cơ sở (khoảng hơn 70 triệu đồng) nhưng nếu thành tích của người đó giúp Nhà nước thu hồi được số tiền, giá trị tài sản lớn trên 600 lần mức lương cơ sở thì số tiền thưởng sẽ cao hơn nhưng tối đa không vượt quá 10% số tiền, giá trị tài sản đã thu hồi được. Ví dụ 1 người tố cáo hành vi tham nhũng giúp Nhà nước thu hồi được 10 tỷ đồng thì người đó sẽ được thưởng 1 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ có kỳ vọng những quy định mới về khen thưởng này sẽ khuyến khích, động viên người dân hăng hái hơn trong tố cáo tham nhũng ?
Video đang HOT
Đây chính là một trong những mục đích quan trọng của việc sửa đổi quy định về khen thưởng lần này mặc dù chúng tôi biết rằng, nếu chỉ khen thưởng xứng đáng là chưa đủ để khuyến khích, động viên người dân hăng hái hơn trong tố cáo tham nhũng.
Kết quả một số cuộc khảo sát xã hội học thời gian gần đây cho thấy, có một tỷ lệ khá cao cán bộ, công chức, viên chức và người dân đã trả lời không sẵn sàng tố cáo cho dù biết chắc chắn về một hành vi tham nhũng. Nguyên nhân họ thường đưa ra để lý giải là người tố cáo không được bảo vệ, không được khen thưởng xứng đáng, hoặc tố cáo cũng chẳng giải quyết được gì mà chỉ thiệt thân người tố cáo… Do đó việc khen thưởng xứng đáng người tố cáo hành vi tham nhũng theo quy định mới và tiến hành đồng bộ với cơ chế phát hiện, xử lý tham nhũng và cơ chế bảo vệ người tố cáo hiệu quả thì chắc chắn sẽ phát huy được sự tham gia tích cực của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng.
Nhưng ngươi co thanh tich xuât săc trong tô cao tham nhung như chi Hoang Thi Nguyêt (BV Đa khoa Hoai Đưc, Ha Nôi – ngoai cung bên phai) se đươc khen thương cao nhât lên tơi 3,45 ty đông.
Quỹ khen thưởng sẽ được hình thành, quản lý ra sao ? Việc xét khen thưởng liệu có rườm rà, phức tạp không ?
Quỹ khen thưởng sẽ được lập bằng nhiều nguồn: từ ngân sách Nhà nước, từ nguồn thu hồi được trong các vụ việc tham nhũng và cả nguồn đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Quỹ sẽ do Thanh tra Chính phủ trực tiếp quản lý và chi thưởng cho những cá nhân đủ điều kiện.
Việc xét khen thưởng hoàn toàn không có gì rườm rà mà thực hiện theo các quy định hiện hành về thi đua khen thưởng. Hồ sơ, thủ tục khen thưởng người tố cáo hành vi tham nhũng được áp dụng theo hình thức đơn giản để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người được khen thưởng và các cơ quan, tổ chức liên quan. Khi phát hiện cá nhân có thành tích xuất sắc trong tố cáo hành vi tham nhũng thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm chủ động khen thưởng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét khen thưởng. Người có thành tích cũng có quyền chủ động đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, khen thưởng đối với mình và nếu cơ quan đó xét thấy chưa đủ tiêu chuẩn để khen thưởng thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do không khen thưởng.
Tuy nhiên, việc khen thưởng người tố cáo hành vi tham nhũng cũng có một số quy định mang tính đặc thù. Nguyên tắc chung của khen thưởng là công khai nhưng trong những trường hợp cần phải bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo hoặc theo yêu cầu của người tố cáo thì việc trao tặng khen thưởng sẽ không được công khai.
Một số trường hợp sẽ không được khen thưởng nếu như người có thành tích đồng thời lại có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xem xét trách nhiệm hình sự hoặc khi thành tích của người đó đã được xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm khi xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ đa có kế hoạch triển khai phổ biến các quy định này như thế nào ?
Quy định mới về khen thưởng người tố cáo hành vi tham nhũng đã và đang tiếp tục được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi như các văn bản quy phạm pháp luật khác do Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ ban hành, bảo đảm thông tin đầy đủ đến các cơ quan, tổ chức liên quan và các đối tượng chịu sự tác động.
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ đang xây dựng kế hoạch để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng trong năm 2015-2016. Do đó, việc triển khai thực hiện quy định mới về khen thưởng người tố cáo hành vi tham nhũng cũng sẽ được đề xuất để hướng dẫn đến cơ sở, gắn với việc khen thưởng tổng kết lần này, bảo đảm chính sách mới sẽ sớm được triển khai sâu rộng và phát huy tác dụng, hiệu quả.
Qua thực tiễn triển khai công tác khen thưởng người có thành tích xuất sắc trong tố cáo tham nhũng, Thanh tra Chính phủ có thấy rằng người dân mong muốn sự việc họ phản ánh được giải quyết rốt ráo, đến nơi đến chốn hơn là để được khen thưởng ?. Ngoai ra việc bảo vệ người tố cáo, giữ kín danh tính của họ sẽ được phối hợp thực hiện ra sao ?
Đúng là cho đến nay chúng tôi chưa thấy có vụ việc tố cáo nào mà người tố cáo đặt mục tiêu được khen thưởng lên hàng đầu. Hầu hết những người tố cáo mong sự việc của mình được giải quyết khẩn trương, đúng pháp luật, xử lý vi phạm nghiêm minh và nhiều trường hợp người tố cáo mong muốn được bảo vệ trước sự đe doạ, trù dập, trả thù của những kẻ vi phạm pháp luật. Hiện nay pháp luật cũng đã quy định nhiều biện pháp bảo vệ người tố cáo như bảo mật thông tin, bảo vệ tính mạng, tài sản, việc làm, danh dự của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo…nhưng tình hình thực hiện còn chưa có kết quả cụ thể. Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương đánh giá 2 năm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ người tố cáo, báo cáo về Thanh tra Chính phủ trước 1/5/2015. Hy vọng là qua việc sơ kết, đánh giá lần này sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện việc bảo vệ người tố cáo đồng bộ với cơ chế khen thưởng.
Xin cam ơn ông !
Mưc thương cao nhât lên tơi 3,45 ty đông Thông tư liên tich sô 01/2015 quy đinh 3 hình thức khen thưởng: Huân chương Dũng cảm; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, người đứng đầu cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Bằng khen của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương). Tiêu chuẩn khen thưởng đối với người có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 21 Nghị định số 76/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo. Ngoài mức thưởng được áp dụng theo quy định tại Điều 72, Điều 75 Nghị định 42 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua – khen thưởng, cá nhân được khen thưởng còn được thưởng từ Quỹ Khen thưởng về phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ quản lý với mức thưởng cụ thể như sau: Huân chương Dũng cảm: 60 lần mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức (gọi tắt là mức lương cơ sở); Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 40 lần mức lương cơ sở; Bằng khen của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương: 20 lần mức lương cơ sở; Riêng trường hợp giúp thu hồi được cho Nhà nước số tiền, tài sản có giá trị trên 600 lần mức lương cơ sở (tương đương trên 690 triệu đồng vì lương cơ sở hiện nay là 1.150.000 đồng/tháng – PV) thì được xét thưởng vượt mức quy định trên nhưng không vượt quá 10% số tiền, giá trị tài sản đã thu hồi được và không vượt quá 3.000 lần mức lương cơ sở (tương đương 3,45 tỷ đồng).
Thê Kha (thưc hiên)
Theo Dantri
Đề nghị Bộ GTVT đốc thúc thu hồi tài sản vụ Vinashin
Việc thu hồi cả nghìn tỷ đồng theo bản án của TAND Tối cao đối với các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.
Cựu Chủ tịch HĐQT Vinashin (giữa) cùng đồng phạm có thoát án bồi thường 34,8 tỷ đồng?
Đó là thông tin ông Nguyễn Thanh Thủy - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) - trao đổi với PV Dân trí sáng nay 20/3.
Theo ông Thủy, ngoài việc các đơn vị được thụ hưởng số tiền bồi thường theo phán quyết của tòa án không mặn mà với việc gửi đơn yêu cầu thi hành án thì một vướng mắc rất lớn hiện nay là những cá nhân phải bồi thường (lãnh đạo các đơn vị thuộc Vinashin - PV) có quá ít tài sản (?!). Trong quá trình thực hiện các biện pháp tố tụng vụ án trước đây, tài sản của những người liên quan đã không được ngăn chặn, phong tỏa, đảm bảo phục vụ cho công tác thi hành án sau này.
Trước thông tin mà nhóm nghiên cứu thuộc Ban Nội chính Trung ương đưa ra về việc cựu Chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình và đồng phạm có thể "thoát" bồi thường 34,8 tỷ đồng theo bản án của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao năm 2012, ông Nguyễn Thanh Thủy cho biết sẽ yêu cầu rà soát, xem xét lại việc này.
Gần nhất, Tổng cục Thi hành án dân sự đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) hỗ trợ, đốc thúc công ty, đơn vị được liên quan làm đơn yêu cầu thi hành án, thu hồi tài sản về ngân sách nhà nước.
Trước đó, như Dân trí đã phản ánh, sau rất nhiều công văn hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, chỉ có 2/6 doanh nghiệp làm đơn yêu cầu thi hành án là Công ty TNHH MTV Nam Triệu và Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin.
Đáng chú ý, Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh không làm đơn yêu cầu thi hành án với lý do: HĐQT và hội đồng cổ đông công ty cho biết Công ty Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh không bị thiệt hại và không yêu cầu ông Phạm Thanh Bình, Nguyễn Văn Tuyên (nguyên Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ tàu thủy Hoàng Anh) và Đỗ Đình Côn (nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh) phải bồi thường số tiền trên 34,8 tỷ đồng theo quyết định của bản án. Lý do là tài sản đầu tư của công ty vẫn còn tính đến thời điểm hiện tại, giá trị tài sản lớn hơn nghĩa vụ phải bồi thường nên công ty không làm đơn yêu cầu thi hành án (!).
Nhóm nghiên cứu Ban Nội chính Trung ương còn cho biết, mặc dù các cơ quan có thẩm quyền đã nhiều lần hướng dẫn, thuyết phục nhưng cho đến cuối tháng 9/2014 vẫn còn 2 doanh nghiệp chưa làm đơn yêu cầu thi hành án để thu hồi khoản tiền của nhà nước, đó là Công ty TNHH MTV tàu thủy Cái Lân và Công ty TNHH MTV điện Cái Lân.
Tổng số tiền phải thi hành án trên 1.100 tỷ đồng
Theo bản án hình sự số 454/2012 của Tòa phúc thẩm TAND thì Phạm Thanh Bình nhận mức án 20 năm tù và mức tiền bồi thường thiệt hại hơn 500 tỷ đồng; Trần Văn Liêm (nguyên Tổng giám đốc Công ty viễn dương Vinashin) 19 năm tù, bồi thường hơn 495 tỷ đồng; Tô Nghiêm (nguyên Giám đốc Công ty công nghiệp tàu thủy Cái Lân) 18 năm tù, bồi thường 16 tỷ đồng; Nguyễn Văn Tuyên 16 năm tù, bồi thường 14 tỷ đồng; Trần Quang Vũ (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Triệu) 11 năm tù, bồi thường thiệt hại trên 25,4 tỷ đồng, đã nộp 1 tỷ đồng; Đỗ Đình Côn 10 năm tù và phải bồi thường cho Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh 14 tỷ đồng; Nguyễn Tuấn Dương (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long) 3 năm tù và phải bồi thường cho Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long gần 25 tỷ đồng. Bản án cũng buộc Phạm Thanh Bình, Trần Văn Liêm, Tô Nghiêm, Nguyễn Văn Tuyên, Đỗ Đình Côn, Trần Quang Vũ phải liên đới bồi thường cho 6 công ty tổng cộng trên 1.149 tỷ đồng; ngoài ra 9 bị cáo phải nộp án phí dân sự, hình sự và tiền phạt tổng cộng trên 1,9 tỷ đồng.
Thế Kha
Theo Dantri
Điều tra lại vụ lừa đảo tại Quỹ tín dụng tỉnh Hậu Giang Khi lập hồ sơ vay vốn, ông Tâm được cho đã chỉ đạo cấp dưới tìm cách nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên hàng chục lần. Sau hai ngày xét xử, chiều 16/4, TAND tỉnh Hậu Giang tuyên trả hồ sơ vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, xảy ra...