‘Người tình tin đồn’ của Việt Trinh làm phim về luật sư trẻ
Sau series 3 phần “Trở về”, nhà biên kịch Châu Thổ chạm tay vào một đề tài ít người làm. Đó là những cô gái, chàng trai mang khát khao bảo vệ lẽ phải.
Là nữ biên kịch năng động và thích khai phá những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống, Châu Thổ từng được khán giả yêu thích qua các phim Họ từng chung kẻ thù, Sóng tình, Ghen, Cha dượng, Ở lại thế gian, Gió nghịch mùa, Người giúp việc, Đường chân trời… và gần đây là Trở về (3 phần) do Việt Trinh đạo diễn.
Hợp tác với nhau từ phim Những chiếc lá thời gian (2007), sau đó làDuyên trần thoát tục (2008), nhà biên kịch Châu Thổ và diễn viên Việt Trinh nhanh chóng trở thành đôi bạn thân thiết. Đến khi cùng thực hiệnTrở về, mối quan hệ của 2 người phụ nữ độc thân này càng khắng khít, khiến rộ lên tin đồn tình ái. Bất chấp dư luận, Châu Thổ và Việt Trinh đã hình thành mối quan hệ mới biên kịch – đạo diễn, cùng tạo nên những bộ phim truyền hình thu hút khán giả, ngoài series Trở về còn có Vợ của chồng tôi.
Việt Trinh và Châu Thổ.
Một văn phòng luật sư là tác phẩm mới nhất của nhà biên kịch Châu Thổ, viết dựa theo ý tưởng của NSƯT Phạm Thanh Phong, được thực hiện bởi đạo diễn – NSƯT Quốc Thành. Nhân vật chính trong phim là Ngọc Anh – nữ luật sư trẻ vừa tốt nghiệp có tính cách mạnh mẽ, cương quyết.
Khoảng 10 năm trước, cha Ngọc Anh bị kết án oan. Mẹ cô vì không chịu nổi cú sốc đã lên cơn đau tim chết ngay tại tòa. Vì uất ức, cha cô tự tử chết trong tù, tài sản nhà cửa bị hóa giá để trả nợ. Một mình Ngọc Anh phải gồng gánh nuôi dạy 2 đứa em nhỏ.
Lê Chi Na vào vai luật sư Ngọc Anh.
Tình cờ gặp lại ông Quang – Phó viện kiểm sát thành phố, người trước đây giữ vai trò công tố viên trong vụ án oan của cha, Ngọc Anh kể tất cả sự thật. Hối hận về những lầm lỗi mà mình đã gây ra, ông Quang giúp cô thực hiện ước nguyện thành lập văn phòng luật sư mang tên Công Lý chuyên giúp đỡ người nghèo để bảo vệ công bằng.
Video đang HOT
Cùng với cộng sự – luật sư Tuấn, Ngọc Anh đã thành công trong nhiều vụ án, tạo được uy tín. Sau một thời gian tiếp xúc, Ngọc Anh từ sự ngưỡng mộ ông Quang dần chuyển sang tình yêu chân thành.Ông Quang dù rất yêu Ngọc Anh nhưng buộc lòng phải từ chối tình cảm của cô và tìm cách kết hợp cho cô và Tuấn vì ông nghĩ chỉ có Tuấn mới đủ khả năng để mang đến hạnh phúc trọn vẹn cho Ngọc Anh. Ông tìm đến Hà nhờ Hà phối hợp tạo nên những hiểu lầm để Ngọc Anh phải từ bỏ tình cảm dành cho ông.
Lý Hùng mang hình ảnh mới trong vai ông Quang.
Đau đớn khi chứng kiến ông Quang và Hà tình tứ và tình yêu bị từ chối, Ngọc Anh đã ngã vào vòng tay của Tuấn. Tuy nhiên, vì hiểu lầm tình cảm giữa ông Quang và Ngọc Anh, Tuấn quyết định đối đầu với họ trong một vụ án giành con. Chính vì thế, anh bị mất lòng tin với mọi người…
Cùng với bối cảnh nghề luật sư khá hiếm hoi trên màn ảnh nhỏ phim Việt, Một văn phòng luật sư còn giới thiệu nhiều gương mặt trẻ đảm nhận những vai quan trọng, như Lê Chi Na (Ngọc Anh), Khôi Trần (Tuấn), Kazen Tuấn, Huỳnh Quý, Thành Nên… bên cạnh Lý Hùng (ông Quang), Thân Thúy Hà, Quốc Hùng, Mỹ Dung… Phim phát sóng trên kênh HTV9 lúc 22h hàng ngày từ 14/3.
Theo Zing
Biểu tình lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak: Giấc mơ dang dở
Bầu không khí căng thẳng và bất ổn an ninh bao trùm Ai Cập vào đúng dịp 4 năm bùng phát làn sóng biểu tình lật đổ chính quyền của Tổng thống Hosni Mubarak.
Khói bốc lên sau một vụ tấn công ở Sinai (ảnh minh họa)
Bốn năm đã trôi qua, song những mục tiêu mà cuộc biểu tình đặt ra vẫn chỉ là giấc mơ dang dở.
Đối với phần lớn công chúng Ai Cập, ký ức về làn sóng biểu tình cách đây 4 năm chỉ còn lại dư vị đắng. Khẩu hiệu "bánh mỳ, tự do và công bằng xã hội" của sự kiện ngày 25/1/2011 chưa được thực hiện trong khi Ai Cập vẫn đang vật vã tìm đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt hiện nay.
Làn sóng biểu tình lật đổ cựu Tổng thống Hosni Mubarak đã kéo theo giai đoạn bất ổn triền miên tại quốc gia đông dân nhất thế giới Arab này. Các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng an ninh và các cơ sở trọng yếu gia tăng mạnh kể từ cuộc chính biến lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi hồi đầu tháng 7/2013.
Hoạt động của các nhóm thánh chiến Hồi giáo cực đoan không chỉ giới hạn tại Bán đảo Sinai mà còn mở rộng sang thủ đô Cairo và các tỉnh, thành đông dân thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Nile.
Các khu vực nằm dọc đường biên giới trống trải với Libya cũng trở thành điểm nóng an ninh mới trước sự trỗi dậy của các nhóm phiến quân Hồi giáo có liên hệ với tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng.
Dù có quy mô nhỏ hơn trước, nhưng các cuộc biểu tình của phe Hồi giáo ủng hộ tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) vẫn tiếp tục diễn ra hàng tuần tại các trường đại học, các khu dân cư nghèo nội đô và các vùng nông thôn hẻo lánh.
Điều đó chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của phong trào Hồi giáo này bất chấp các biện pháp đàn áp mạnh tay của chính quyền trong suốt hơn một năm qua. Kết quả một cuộc thăm dò dư luận do Viện Zogby (Mỹ) vừa công bố cũng cho thấy tỷ lệ ủng hộ MB ở Ai Cập vẫn ở mức 43%, chỉ nhỉnh hơn chút ít so với tỷ lệ phản đối (44%).
Theo các nguồn tin chính thức, hơn 10.000 người đã bị bắt giữ trong năm 2014 với các cáo buộc liên quan đến khủng bố và bạo lực chính trị. Trong khi đó, thống kê độc lập của các tổ chức bảo vệ nhân quyền cho thấy lực lượng an ninh Ai Cập đã bắt giữ hơn 41.000 người kể từ cuộc chính biến mùa Hè năm 2013.
Chỉ tính riêng năm 2014, hơn 150 cảnh sát đã bị thiệt mạng trong các vụ tấn công của các phần tử cực đoan. Chính quyền Ai Cập cũng hai lần phải thông báo quốc tang sau các vụ tấn công đẫm máu nhằm vào lực lượng quân đội tại Sinai và vùng sa mạc phía Tây giáp với Libya.
Về mặt chính trị, Ai Cập đã tổ chức hàng loạt cuộc tổng tuyển cử hết sức tốn kém, song các thể chế trụ cột hiện vẫn chưa được hoàn thiện.
Cuộc bầu cử quốc hội diễn ra vào tháng 3 tới sẽ là cuộc bỏ phiếu lần thứ 7 tại quốc gia Bắc Phi này và là chặng cuối cùng trong lộ trình chuyển tiếp chính trị 3 bước thời hậu Morsi. Cuộc bỏ phiếu bị trì hoãn từ lâu dự kiến sẽ kéo dài trong khoảng thời gian kỷ lục với tổng cộng 47 ngày tới tận đầu tháng 5.
Trên chính trường, sau khi trải qua giai đoạn chuyển tiếp đầy xáo trộn kéo dài gần một năm rưỡi và một năm cầm quyền ngắn ngủi của cựu Tổng thống Mohamed Morsi với chương trình nghị sự mang nặng tính bè phái, quyền lực một lần nữa trở về tay quân đội.
Các quan chức chế độ cũ từng bị đặt ngoài vòng pháp luật dần xuất hiện trở lại trên chính trường, đặc biệt là sau khi cựu Tổng thống Hosni Mubarak cùng các phụ tá thân cận được tuyên trắng án hồi tháng 11 năm ngoái.
Ngược lại, các lực lượng thanh niên từng đi đầu trong làn sóng biểu tình ngày 25/1/2011 đã và đang trở thành mục tiêu trấn áp của chính quyền, bên cạnh những người ủng hộ MB.
Kể từ cuộc chính biến lật đổ Tổng thống Morsi, truyền thông trong nước không ngần ngại tố cáo các lực lượng thanh niên cách mạng nhận tiền tài trợ từ bên ngoài và âm mưu gây bất ổn cho đất nước.
Nhiều thủ lĩnh của cuộc biểu tình 4 năm về trước bị bắt giữ và kết án do vi phạm Luật biểu tình mới gây tranh cãi được Chính phủ Ai Cập thông qua vào tháng 11/2013.
Những thực tế đáng buồn nói trên gây thất vọng cho hàng triệu người từng xuống đường biểu tình với hy vọng tràn trề về một tương lai tươi sáng cho đất nước và cho chính bản thân mình.
Tuy nhiên, quá mệt mỏi sau 4 năm chứng kiến bất ổn chính trị-an ninh, suy giảm kinh tế và mối đe dọa khủng bố ngày càng gia tăng, người dân Ai Cập hiện không còn mong mỏi gì hơn ngoài sự ổn định - tiền đề để khôi phục nền kinh tế èo uột hiện nay.
Trong thông điệp mới đây, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi đã khẳng định rằng ưu tiên số một của Ai Cập trong thời điểm hiện nay là sự ổn định và đó chính là chìa khóa cho các vấn đề mà quốc gia này đang phải đối mặt. Giờ là lúc mọi người cần hy sinh cái tôi cá nhân, vì lợi ích của đất nước và vì lợi ích của chính họ./.
Theo Hữu Chiến (TTXVN/Vietnam )
Nhà giàu Trung Quốc né casino vì "bão" chống tham nhũng Cuộc chiến chống tham nhũng ngày càng mở rộng tại Trung Quốc, mà đỉnh điểm là tuyên bố điều tra cựu Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang mới đây, đang khiến giới nhà giàu nước này phải ẩn mình, tránh xa các casino cũng như cửa hàng đồ xa xỉ. Theo Tạp chí phố Wall, cuộc chiến chống tham...