Người tiêu dùng xăng dầu bị bỏ quên
Câu chuyện đang nóng trên mặt báo những ngày qua là việc người tiêu dùng phải mua xăng dầu giá cao dù thuế nhập khẩu các mặt hàng này từ nhiều thị trường đã giảm dần theo các hiệp định thương mại. Bộ Công Thương, cơ quan nhà nước chủ trì việc điều hành giá bán lẻ, đã đưa ra lời giải thích cho nghịch lý trên, và từ lời giải thích này mới thấy, lợi ích của người dân đã bị xếp sau rất nhiều yếu tố.
Trong chuyện giảm thuế nhập khẩu xăng dầu, quyền lợi của người tiêu dùng đã bị bỏ quên. Ảnh: Minh Tâm
Trong văn bản phát đi từ văn phòng Bộ Công Thương vào chiều qua 14-3, cơ quan này nói rằng, sở dĩ giá cơ sở (để làm cơ sở áp giá bán lẻ cho người tiêu dùng) của mặt hàng xăng dầu được tính theo mức thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) trong khi thuế nhập khẩu của các mặt hàng đã giảm dần theo các hiệp định thương mại (được gọi là thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thấp hơn MFN từ 5-10 điểm phần trăm) là làm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Lời giải thích này nghe qua có vẻ hợp lý. Nhưng, thực tế thì Bộ Công Thương có vô can?
Video đang HOT
Cần nhớ rằng, Bộ Công Thương có vai trò rất lớn trong việc ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) . Hơn ai hết, Bộ Công Thương biết rất rõ lộ trình cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu các mặt hàng. Do vậy, không thể nói rằng không biết việc chênh lệch thuế nhập khẩu của mặt hàng xăng dầu (bắt đầu xuất hiện từ đầu năm 2015 và kéo dài cho đến bây giờ) để cứ “răm rắp” nghe theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Chưa hết, theo điều 10 của Thông tư 39/2014/TTLT-BCT-BTC hướng dẫn cho Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu thì có một bộ phận được gọi là Tổ liên ngành điều hành giá xăng dầu có nhiệm vụ tính toán giá cơ sở của các mặt hàng xăng dầu để tham mưu với lãnh đạo liên bộ Công Thương – Tài chính điều hành giá xăng dầu trong nước. Tổ này gồm đại diện của Vụ thị trường trong nước thuộc Bộ Công Thương và Cục quản lý giá thuộc Bộ Tài chính, trong đó tổ trưởng là người của Bộ Công Thương.
Còn với Bộ Tài chính, lỗi trong câu chuyện này thì đã rõ mười mươi. Với những gì đã diễn ra có thể thấy, Bộ Tài chính đã cố tình lờ đi thực tế thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu có sự chênh lệch lớn giữa các thị trường, lờ đi lợi ích hợp pháp được sử dụng xăng dầu với giá rẻ khi thuế giảm của người tiêu dùng. Chuyện lờ đi này, xuất phát từ một lý do, đó là bộ này không muốn mất đi một khoản thu.
Lâu nay, các cơ quan quản lý nhà nước luôn nói rằng luôn cân nhắc, tính toán để đảm bảo hài hòa lợi ích của ba bên là nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nhưng xem ra, trong chuyện giá xăng này, cũng như giá nhiều mặt hàng khác như điện, chỉ có quyền lợi nhà nước và doanh nghiệp được đảm bảo, còn người tiêu dùng thì không!
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Giá bán lẻ xăng dầu được giữ nguyên
Theo Quyết định của Liên Bộ Công Thương Tài chính, giá xăng dầu tiếp tục giữ ổn định như hiện hành. Cùng với đó, chi sử dụng Quỹ bình ổn mặt hàng này với mức từ 69 đồng/lít đến 995 đồng/lít (tùy từng loại).
Bộ Công Thương vừa có thông báo gửi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối về điều hành xăng dầu. Theo thông báo này, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày kể từ 18/2 đến hết ngày 3/3 là 42,314 USD/thùng xăng RON92; 40,325 USD/thùng dầu diesel 0,05S; 42,615 USD/thùng dầu hỏa; 154,185 USD/tấn dầu mazut 180 CST 3,5S.
Như vậy, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới tại kỳ điều hành này so với kỳ điều hành trước (từ ngày 3/2 đến hết ngày 17/2) tăng 1,813 USD/thùng đối với xăng RON 92 (tương đương 4,5%); tăng 2,628 USD/thùng đối với dầu diesel 0,05S (tương ứng 7%); tăng 2,342 USD/thùng đối với dầu hỏa (tương đương 5,8%); tăng 1,196 USD/tấn đối với dầu mazut 180 CST 3,5S (tương đương 0,8%).
Thực hiện quy định về kinh doanh xăng dầu, nhằm điều hành giá bán xăng dầu trong nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phù hợp diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới, góp phần giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, hỗ trợ đời sống sinh hoạt của người dân, Liên Bộ Công Thương Tài chính quyết định giữ nguyên mức trích lập Quỹ bình ổn xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu như hiện hành.
Chi sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu đối với các mặt hàng, trong đó xăng khoảng 370 đồng/lít; xăng E5 363 đồng/lít; dầu diesel 983 đồng/lít (tăng thêm 444 đồng/lít); dầu hỏa 995 đồng/lít (tăng thêm 406 đồng/lít); dầu mazut các loại 69 đồng/lít (tăng thêm 34 đồng/lít).
Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu như trên, Liên Bộ Công Thương Tài chính quyết định giữ ổn định giá bán các mặt hàng xăng dầu.
Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường xăng RON92 không cao hơn 13.752 đồng/lít; xăng E5 không cao hơn 13.321 đồng/lít; dầu diesel 0,05S không cao hơn 9.580 đồng/lít; dầu hỏa không cao hơn 8.905 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3,5S không cao hơn 7.225 đồng/lít.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
3 phương án điều chỉnh giá xăng dầu hôm nay (4.3)1 Nếu các cơ quan quản lý sử dụng quỹ bình ổn để bù chênh lệch giá cơ sở và giá bán lẻ xăng dầu (đang chênh khoảng 300-500 đồng/lít, tính với xăng; dầu chênh cao hơn) thì người dân sẽ chưa phải chịu cảnh giá xăng dầu tăng lên hôm nay (4.3). Theo chu kỳ điều hành của liên Bộ Tài chính -...