Người tiêu dùng sẵn sàng chi, nhà sản xuất sẵn sàng làm, hãy để họ gặp nhau!
Thực tế, nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn là có và họ sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để nhận về sản phẩm an toàn, nhưng làm thế nào để các đối tượng này gặp nhau và người tiêu dùng nhận được sản phẩm đúng với số tiền họ ra?
Câu chuyện về thực phẩm an toàn, ăn cái gì mua ở đâu là câu chuyện hàng ngày hàng giờ chúng ta vẫn nói nhưng thực sự vẫn chưa được giải quyết triệt để. Truyền thông vẫn đưa tin có các vụ ngộ độc thực phẩm hay cơ quan quản lý xử lý các vụ vận chuyển thịt bẩn, rau phun thuốc trừ sâu, cà phê trộn…Trong khi đó, những người làm thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn lại loay hoay không có đầu ra vì giá thành cao hơn mức giá trung bình ngoài chợ.
Tại hội thảo “Đường ra cho nông sản sạch” do báo NDH tổ chức, các diễn giả đã đưa ra các giải pháp cho vấn đề này.
Ông Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược Bộ NN&PTNT cho rằng các điều tra cho thấy người sản xuất sẵn sàng vất vả hơn, chi phí cao hơn bán được sản phẩm với giá chấp nhận được, người mua hàng sẵn sàng chấp nhận mua giá cao hơn. Trong tháp nhu cầu có nhiều người chấp nhận giá rất cao, có người chấp nhận giá vừa phải nhưng phải cao hơn mức bình thường để có sản phẩm an toàn vì đề cao giá trị sản phẩm an toàn. Tuy nhiên hai đối tượng đó không gặp nhau do thị trường của mình chưa hoàn chỉnh, có chỗ bị méo mó, có chỗ chưa phát triển đầy đủ, bằng biện pháp nào để nối được cung với cầu thì chúng ta có thực phẩm sạch. Chúng ta có thể tin tưởng nhau thông qua cộng đồng, hoặc áp dụng thể chế tạo mối quan hệ gắn bó, liên kết chuỗi giữa doanh nghiệp với nông dân, chính gười nông dân liên kết với nhau phân phối chuỗi của mình ra thị trường.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP The PAN Group, cho biết, người tiêu dùng khi mua sản phẩm gì thì đó là sản phẩm thương mại và cuối cùng là mua một thương hiệu nên đường đi cho nông sản sạch phải là mối quan hệ giữa người nông dân và người phân phối. Ông Hưng cho rằng chúng ta đã có các bộ tiêu chuẩn về thực phẩm an toàn, nếu như chúng ta chứng minh chúng ta làm đúng như bộ tiêu chuẩn ấy, đúng những gì chúng ta làm, thì thực phẩm là sạch, là an toàn. Những tiêu chuẩn đó đã được pháp luật cho phép, còn cơ quan nhà nước chuẩn hóa dần các bộ quy định các quy trình đó sao cho phù hợp với thực tiễn, cập nhật với nghiên cứu thế giới và doanh nghiệp có thể làm được.
Ông Hưng cho rằng những thương hiệu lớn họ biết phải giữ cái gì và làm cái gì, họ đưa ra chỉ tiêu cách kiểm soát các sản phẩm phân phối trong hệ thống của mình để làm sao các sản phẩm đó được hiểu là sản phẩm an toàn nhất và nhà sở hữu thương hiệu ấy không cố tính nói dối ai. Ông Hưng đặt dấu hỏi tại sao hiện nay các bà mẹ Việt mua sữa Meji của Nhật rất nhiều trong khi lại khá khắt khe với sản phẩm sữa Việt? Thực tế tất là là thương hiệu, làm thế nào để xây dựng thương hiệu nông sản Việt với lòng tin phù hợp đúng với bản chất của thương hiệu ấy đó là đầu ra.
Ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch The PAN Group
Ông Dương Minh Việt, sáng lập kiêm Tổng giám đốc CTCP Dịch vụ Hellomam, chuỗi phân phối thực phẩm sạch cho biết ông thường xuyên phải nhận các câu hỏi của khách hàng về độ an toàn của sản phẩm nông sản, và thực ra có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm ở khâu ngoài sản xuất. Lựa chọn của người tiêu dùng là khác nhau và có nhiều tiêu chuẩn đưa ra để người tiêu dùng lựa chọn phù hợp với túi tiền của họ. Nhưng làm thế nào để người tiêu dùng biết rằng thực phẩm của anh bán là an toàn, là có lợi cho sức khỏe thì nhà sản xuất phải biết truyền thông đầy đủ, phải có các chứng chỉ về vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể truy xuất được nguồn gốc thực phẩm, nếu có đầy đủ các hệ thống như vậy thì thị trường rất dễ kiểm soát. Bản thân hệ thống Hellomam của ông Việt một năm mất mấy trăm triệu chỉ để thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm ở các khâu.
“Tôi cho rằng điểm đầu tiên xuất phát phải là minh bạch sản xuất”, ông Việt khẳng định.
Video đang HOT
Ông Dương Minh Việt – sáng lập kiêm Tổng giám đốc CTCP Dịch vụ Hellomam
Ông Phạm Kim Đăng, Học viện Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT cho biết chúng ta có thể tạo đầu ra cho sản phẩm nông sản sạch nhưng do trắng đen lẫn lộn chúng ta chưa xây dựng được lòng tin với người tiêu dùng. Trong khi đó chúng ta có thể sản xuất các sản phẩm xuất khẩu để đáp ứng yêu cầu khắt khe của nước bạn. Ông Đăng cho biết một số gia đình hàng tuần về quê lấy thịt để tủ lạnh, thực chất đấy chỉ là lòng tin rằng bố mẹ sản xuất thì mình dùng nhưng thực phẩm này chưa chắc đã sạch. Quy trình sản xuất, nguyên liệu sản xuất chỉ là một phần rất nhỏ trong chuỗi thực phẩm an toàn vì còn bị ảnh hưởng từ môi trường. Người tiêu dùng chủ yếu đổi lỗi cho người sản xuất nhưng nếu anh không kiểm soát tốt môi trường sẽ vào sản phẩm không mong muốn, giống như vụ ô nhiễm biển.
Theo ông Đăng, có nhiều tác nhân phải giải quyết đồng bộ như khâu bao gói sản phẩm, phân phối phải có dụng cụ chuyên dụng để bảo quản, bởi vì đôi khi xảy ra các vụ ngộ độc an toàn thực phẩm là do nguyên nhân vi sinh từ môi trường chứ không hẳn do nhà sản xuất.
Ông Phạm Kim Đăng, Học viện Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT
Bà Võ Ngân Giang – Cán bộ Chương trình quốc gia về an toàn thực phẩm, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cho rằng đường ra cho nông sản sạch phải từ minh bạch thông tin, yếu tố trách nhiệm của từng tác nhân trong chuỗi phải làm bằng cái tâm, họ phải đảm bảo các sản phẩm đi qua công đoạn của mình đảm bảo an toàn bằng hệ thống quản lý chất lượng nội bộ. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đăng ký sản xuất và gắn được tên tuổi mình với thương hiệu mới tăng được tính minh bạch và trách nhiệm của nhiều người.
Trả lời câu hỏi của nhà báo Phạm Oanh (báo ĐTCK) về việc xây dựng lối đi cho nông sản sạch ở thời điểm hiện tại có khó hơn việc xây dựng thị trường chứng khoán cách đây 10 năm không, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP The PAN Group, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng việc xây dựng thị trường chứng khoán 16 năm trước khó hơn nông sản nhiều vì trước đó không ai có khái niệm gì về chứng khoán cả. Còn hiện tại chúng ta đều nói tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, “nếu hôm qua tôi ăn phải thực phẩm mất vệ sinh 3, hôm nay giảm đi còn 2 thì đã gọi là thành công, nếu 16 năm tới giảm xuống còn 1 thì không có nghĩa là điều đó đã được giải quyết hoàn toàn. Vẫn sẽ có những vụ ngộ độc thực phẩm, nhưng chúng ta sẽ có các quy chuẩn, có quy phạm để chúng ta có nhiều lựa chọn, nhiều nhãn hàng để tin tưởng tiêu thụ chứ không phải ú tim như bây giờ”, ông Hưng kỳ vọng.
Theo_NDH
Sản phẩm Vinamilk đã chiếm được cảm tình của người dân Matxcova
Nhằm mục đích xúc tiến đầu tư và thương mại sang thị trường Liên bang Nga, giới thiệu và quảng bá các mặt hàng sữa Việt Nam chất lượng cao đến người tiêu dùng tại đây; đồng thời tiếp cận thị trường Nga, từ ngày 12/11/2015 đến 12/12/2015, Vinamilk đã cùng một số doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ - bán hàng "Hàng Việt Nam chất lượng cao Mátxcơva 2015" tại Trung tâm thương mại thuộc Tổ hợp đa chức năng Hà Nội - Mátxcơva, TP.Mátxcơva, Liên bang Nga.
Đại diện Vinamilk đang giới thiệu đến người tiêu dùng Nga những sản phẩm chất lượng, đa dạng của Vinamilk - công ty sữa hàng đầu tại Việt Nam
Tham dự Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tại Mátxcơva lần này, Vinamilk có gian hàng hơn 100m2 để trưng bày, giới thiệu các dòng sản phẩm dinh dưỡng chất lượng quốc tế, đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng tiêu dùng với các sản phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe gắn liền với các nhãn hiệu dẫn đầu thị trường hay được ưa chuộng tại Việt Nam hiện nay như: sữa nước Vinamilk, sữa chua Vinamilk, sữa đặc Ông Thọ và Ngôi Sao Phương Nam, sữa bột Dielac, nước ép trái cây Vfresh, kem Vinamilk, sữa đậu nành Goldsoy...đến với kiều bào và người dân Nga. Tại hội chợ, Vinamilk còn tổ chức cho người tiêu dùng Nga dùng thử các sản phẩm của Vinamilk và đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Nga đối với các sản phẩm, đặc biệt các loại sữa nước, sữa đậu nành, nước giải khát.
Tại Hội chợ, Vinamilk còn tổ chức cho người tiêu dùng Nga dùng thử các sản phẩm của Vinamilk và đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Nga đối với các sản phẩm, đặc biệt các loại sữa nước, sữa đậu nành, nước giải khát
Với kinh nghiệm đã có từ việc xuất khẩu đi hơn 40 quốc gia trong đó có xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, ngay trước thời điểm diễn ra hội chợ, Vinamilk đã có những bước đi đầu tiên nhằm tiến vào thị trường Nga với các lô hàng xuất vào thành phố St Petersburg, Nga. Từ các phản hồi tích cực của thị trường Châu Âu và Nga cho các sản phẩm của công ty, dự kiến trong thời gian tới Vinamilk sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược phát triển và mở rộng hoạt động ở các quốc gia này. Các kế hoạch đầu tư và kinh doanh quốc tế tại đây sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu doanh số 3 tỷ USD và lọt Top 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới của Vinamilk. Vì vậy, đến với hội chợ lần này, Vinamilk xem đây không chỉ là cơ hội mở rộng thị trường mà còn tìm kiếm những đối tác phân phối tiềm năng để hợp tác, thâm nhập vào Nga. Ngoài việc tham dự hội chợ, đại diện Vinamilk còn tham gia các hoạt động, hội thảo xúc tiến thương mại bên lề chương trình.
Tại Hội chợ, Vinamilk còn tổ chức cho người tiêu dùng Nga dùng thử các sản phẩm của Vinamilk và đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Nga đối với các sản phẩm, đặc biệt các loại sữa nước, sữa đậu nành, nước giải khát
Vinamilk là thương hiệu sữa duy nhất trong ngành sữa Việt Nam 4 lần liên tiếp đươc Chính phủ Việt Nam vinh danh Thương hiệu Quốc gia. CEO và nhiều cán bộ quản lý cấp cao của Vinamilk hôm nay đã được Nga đào tạo bài bản về ngành sữa và hiện đang có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành sữa Việt Nam những năm qua.Hàng năm Vinamilk đều tuyển chọn các sinh viên xuất sắc của các trường Đại học tại Việt Nam và đưa đi đào tạo chuyên ngành sữa ở Nga để về làm việc tại Vinamilk.
Hiện tại Việt Nam, Vinamilk chiếm khoảng 53% thị phần ngành hàng sữa nước, 84% thị phần sữa chua và 80% thị phần sữa đặc... Vinamilk cũng có hệ thống phân phối bán hàng rộng khắp, tại Việt Nam sản phẩm Vinamilk hiện có mặt tại hơn 212.000 điểm bán lẻ, 100 cửa hàng giới thiệu sản phẩm của chính công ty, và 650 siêu thị trên toàn quốc.
Ông Nguyễn Thanh Sơn - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên Bang Nga và Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam đến tham quan gian hàng của Vinamilk tại Hội chợ Hàng VN Chất lượng cao ở Liên bang Nga
9 tháng đầu năm 2015, mặc dù phải cạnh tranh gay gắt với những công ty trong và ngoài nước, Vinamilk vẫn đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng, vượt chỉ tiêu đã để ra với doanh thu thuần quý 3 của Vinamilk đạt 10.549 tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ 2014. Lợi nhuận gộp của 9 tháng đầu năm 2015 đạt 5,877 tỷ đồng, tăng 35,4% so với cùng kỳ 2014 nhờ việc thay đổi cơ cấu nhóm sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm mang lại hiệu quả cao. Vinamilk cũng là thương hiệu dẫn đầu của Việt Nam trong danh sách 50 thương hiệu có giá trị lớn nhất Việt Nam do hãng tư vấn định giá thương hiệu Brand Finance (Anh) vừa công bố vào đầu tháng 10 vừa qua.
Trong 2 năm (2013-2014), Vinamilk đã đưa vào hoạt động thêm 2 siêu nhà máy mới sản xuất sữa bột và sữa nước ở Bình Dương, với tổng vốn đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng. Nhà máy sữa nước Việt Nam co công suất siêu lớn - hơn 400 triệu lít sữa/năm trong giai đoạn 1 và sẽ tăng lên 800 triệu lít sữa/năm trong giai đoạn 2. Đây là nhà máy sử dung công nghệ tích hơp và tư đọng hiẹn đai bạc nhât thê giơi của Tetra Pak. Tất cả hệ thống thiết bị, máy móc, đặc biệt là các robot LGV đều vận hành tự động, được điều khiển bởi hệ thống máy tính trung tâm cùng với kho thông minh đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam. Nhà máy sữa bột Việt Nam có công suất 54,000 tấn/năm, là một trong những nhà máy có công suất lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Nhà máy đi vào hoạt động đã và đang giúp Vinamilk đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và còn đảm bảo khả năng phục vụ xuất khẩu đang tăng cao của Vinamilk trong những năm gần đây.
Đại diện Vinamilk đang giới thiệu đến người tiêu dùng Nga những sản phẩm chất lượng, đa dạng của Vinamilk - công ty sữa hàng đầu tại Việt Nam và thương hiệu sữa duy nhất trong ngành sữa Việt Nam 4 lần liên tiếp đươc Chính phủ Việt Nam vinh danh Thương hiệu Quốc gia
Ông Nguyễn Thanh Sơn - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên Bang Nga quan tâm đến các sản phẩm sữa bột của Vinamilk tại Hội chợ Hàng VN Chất lượng cao ở Nga
Vinamilk cũng đầu tư đầu tư 22,8% cổ phần tại nhà máy Miraka (New Zealand), đầu tư 70% cổ phần vào nhà máy Driftwood (Mỹ), nắm giữ 51% cổ phần đầu tư nhà máy tại Campuchia, mở công ty con tại Ba Lan làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu. Sản phẩm của Vinamilk hiện cũng có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Úc... Vinamilk đang tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường sang Châu Âu, Châu Phi, Nam Mỹ,...
Không chỉ quan tâm đến sản xuất kinh doanh, Vinamilk đã và đang tham gia rất tích cực vào các hoạt động cộng đồng. Trong rất nhiều hoạt động gần 40 năm qua, có nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn như: chương trình "Sữa học đường", Quỹ sữa "Vươn cao Việt Nam", Quỹ "Một triệu cây xanh cho Việt Nam"...
Theo NTD
Cảnh báo về tình trạng lừa đảo khi nhập thịt bò, gà từ Brazil Gần đây Thương vụ Việt Nam tại Brazil nhận được một số yêu cầu hỗ trợ từ các doanh nghiệp nhập khẩu, hoặc kinh doanh nhập khẩu, tái xuất các sản phẩm từ động vật như: thịt bò, nội tạng bò, lợn, chân, cánh gà có xuất xứ từ Braxin. Nhận biệt Brazil là nước sản xuất lớn các sản phẩm thực phẩm...