Người tiêu dùng không nên tẩy chay các sản phẩm thịt lợn an toàn
Dịch tả lợn châu Phi không gây bệnh trên người nên người tiêu dùng không nên tẩy chay các sản phẩm thịt lợn an toàn.
Trước việc dịch tả châu Phi xuất hiện có chiều hướng lan rộng một số địa phương, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) vừa ban hành công văn tăng cường các biện pháp phòng, chống buôn lậu và vận chuyển, kinh doanh lợn, các sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc. Văn bản cũng khẳng định, dịch tả lợn châu Phi không gây bệnh trên người nên người tiêu dùng không nên tẩy chay các sản phẩm thịt lợn an toàn.
Tiêu hủy lợn nhiễm dịch tả châu Phi.
D ịch tả lợn châu Phi không gây bệnh trên người
Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng và có nguy cơ lan rộng. Để phòng chống và ngăn chặn sự lây lan dịch tả lợn châu Phi, Tổng cục Quản lý thị trường vừa ban hành công văn số 325/TCQLTT-CNV đề nghị Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường các biện pháp phòng, chống buôn lậu và vận chuyển, kinh doanh lợn, các sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc.
Ngoài ra, thực hiện tốt công văn số 16/BCĐ389-VPTT ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và số 1147/TCQLTT-CNV ngày 27 tháng 11 năm 2018 của Tổng cục Quản lý thị trường về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong vận chuyển, kinh doanh lợn, các sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc.
Tổng cục Quản lý thị trường cũng yêu cầu các Cục Quản lý thị trường địa phương phối hợp với cơ quan liên quan trên địa bàn thuộc ngành nông nghiệp và y tế tăng cường kiểm tra việc vận chuyển, kinh doanh lợn, thịt lợn và sản phẩm từ lợn.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên và Thái Bình và các tỉnh lân cận cần chủ động phối hợp với cơ quan thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, thành phố triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn, khống chế dịch tả lợn châu Phi trong tỉnh và lây lan sang các tỉnh khác.
Diễn biến phức tạp dịch tả châu Phí trên lợn khiến người tiêu dùng lo lắng nhất là khi mua sản phẩm thịt lợn ở các chợ truyền thống. Người tiêu dùng lo lắng ếu ăn phải thịt lợn mắc dịch tả Châu Phi nguy hiểm ra sao?
Cục Y tế Dự phòng vừa phát đi thông báo bệnh tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus African swine fever virus (ASFV) gây ra, bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn, ở tất cả các loại lợn với tỉ lệ lợn chết cao, lên đến 100%. Bệnh lây truyền qua các đàn lợn thông qua việc tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh.
Video đang HOT
Thông báo cũng khẳng định dịch bệnh này không gây bệnh trên người, do đó, người dân cần bình tĩnh, không nên hoang mang tẩy chay tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh.
Người tiêu dùng không nên tẩy chay thịt lợn an toàn.
Cách phân biệt thịt lợn nhiễm bệnh
Theo PGS Nguyễn Bá Hiên, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tả lợn không gây bệnh trên người nhưng lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt. Lợn bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, cúm, thương hàn… Những bệnh này mới gây nguy hiểm cho người bởi làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt khi con người ăn tiết canh, ăn thịt lợn bệnh chưa nấu chín kỹ.
“Khi lợn mắc bệnh tai xanh, liên cầu khuẩn tồn tại trong miệng và mũi con vật sẽ bùng lên. Người bị trầy xước hoặc có vết thương, tiếp xúc với lợn bệnh sẽ bị vi khuẩn xâm nhập. Người bệnh thường sốt cao, đau đầu, buồn nôn, xuất huyết ở một số nơi trên cơ thể. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc tiêu hóa, nặng hơn là viêm màng não”, PGS Nguyễn Bá Hiên nhận định.
Giá lợn hơi miền Bắc giảm sâu sau khi công bố phát hiện dịch tả lợn châu Phi. Có nơi đã giảm xuống 5.000 đồng/kg, bình quân chỉ còn từ 45.000 – 46.000 đồng/kg. Về phía cơ quan quản lý, để tránh nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi lây lan diện rộng, Cục Thú Y yêu cầu người dân không bán chạy lợn bệnh, nghi bệnh. Người kinh doanh không mổ thịt vận chuyển lợn bệnh, nghi bệnh. Khi xuất hiện bệnh, cần báo cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y cơ sở để kịp thời tổ chức xử lý ổ dịch.
Những bà nội trợ có kinh nghiệm cho biết, khi mua thịt lợn nhất là ở chợ truyền thống bằng quan sắt bằng cảm quan bên ngoài. Cụ thể khi chọn thịt lợn cần tránh loại mà lớp mỡ dưới da mỏng, lỏng lẻo, dày chưa đến 1cm (trong khi lớp mỡ của lợn nuôi bình thường dày từ 1,5 – 2cm). Thịt lợn khỏe mạnh thường có màu đỏ tươi tự nhiên, phần mỡ trắng phau hoặc trắng sáng, phần da không có các đốm, vết khác thường.
Thịt lợn nuôi bằng chất tạo nạc thường có màu đỏ bất thường và sáng, bóng hơn bình thường, tuy nhiên lại dễ bị biến thành màu đỏ sậm ngả sang đen, khi ăn thường có cảm giác khô, không có vị béo của thịt.
Miếng thịt lợn tươi ngon khi cầm thử lên có cảm giác mềm dẻo, ấn tay vào thấy có độ đàn hồi tự nhiên, sờ không bị dính tay, không bị rỉ ướt, thớ thịt chắc, đó là phần thịt của những con lợn khỏe mạnh.
Nếu miếng thịt lợn không còn tươi hay thịt lợn bệnh sẽ có mùi lạ, mùi khó chịu khác thường. Thịt kém tươi và ôi sẽ hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí còn bị đen, không bóng. Màng ngoài nhớt nhiều hay bắt đầu nhớt. Mỡ màu tối, độ rắn giảm sút, mùi vị ôi. Mặt khớp có nhiều nhớt. Dịch hoạt đục.
Ngoài ra, kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ cho biết, lợn bị thương hàn bề mặt da có những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt nhão, tai lợn bị tím. Lợn bị tả có nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc trên vành tai, lấm tấm như nốt muỗi đốt.
Thịt lợn bị tụ huyết trùng có những mảng bầm, tụ máu. Lợn bị viêm gan thịt có màu vàng. Lợn đóng dấu bề mặt da có những nốt tròn đỏ, tía hoặc son, có khi màu tím bầm, kích thước khác nhau, như hình đóng dấu.
Thịt lợn ngon khi luộc có nước trong, váng mỡ to, có mùi thơm của thịt và đặc biệt không có mùi lạ (mùi của lợn nọc, lợn nái hoặc mùi kháng sinh).
KHÁNH VÂN
Theo baodansinh
Người tiêu dùng thông thái nên chọn như thế nào trước cơn ác mộng dược liệu kém chất lượng?
Chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh bằng thảo dược là thói quen của hàng triệu người Việt từ ngàn đời nay. Nhưng vài năm gần đây, vấn nạn dược liệu kém chất lượng tràn lan thị trường với những hiểm họa khôn lường đang khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang. Người tiêu dùng thông thái phải làm cách nào để lựa chọn đúng thảo dược an toàn, chất lượng?
Cơn ác mộng dược liệu: "vàng thau lẫn lộn, vàng ít thau nhiều"
Thói quen của phần lớn người tiêu dùng Việt là mua hàng bằng niềm tin ở cảm quan, niềm tin với các cơ sở cung cấp mà không có các giấy tờ chứng nhận hay kiểm nghiệm dược liệu...Trong khi đó, theo Thạc sĩ Đào Quang Trung (Chuyên gia độc lập về GACP): "Thị trường dược liệu hiện nay dùng từ bát nháo là đúng bản chất".
Thị trường cung cấp dược liệu nước ta hiện đang ở mức báo động
Bát nháo bởi tình trạng "rác dược liệu" được "phù phép" thành thảo dược cao cấp, dược liệu bẩn, "ngậm" hóa chất tràn lan thị trường.... Theo thông tin từ Cục Quản lý Y Dược cổ truyền thì hàng năm, ngành Dược Việt Nam sử dụng khoảng 60.000 tấn dược liệu các loại, trong đó có khoảng 80-85% nhập khẩu (chủ yếu nhập từ Trung Quốc). Tuy nhiên, số dược liệu nhập khẩu có nguồn gốc rõ ràng rất ít, còn lại phần lớn là nhập khẩu "chui" qua đường tiểu ngạch ở dạng "rác thuốc" tức là dược liệu đã bị rút hết hoạt chất, không còn tác dụng chữa bệnh.
Bát nháo còn thể hiện ở sự nhầm lẫn giữa các loài thảo dược với nhau mà ngay cả người bán cũng khó lòng phân biệt được. Ví như trường hợp cây cà gai leo chữa bệnh gan, rất dễ nhầm với cà tàu, cà độc dược, cà dại, càng giống về hình thái khi đã ở dạng phơi khô. Nếu mua nhầm, tiền mất, tật mang là điều dễ hiểu.
Thực tế hiện nay, dạo quanh các cửa hàng, các khu cung cấp dược liệu và thuốc y học cổ truyền lớn như làng thuốc Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội), đường Hải Thượng Lãn Ông (Thành phố Hồ Chí Minh) ... rất ít cơ sở cung cấp được hóa đơn chứng từ hay giấy chứng nhận nguồn gốc rõ ràng. Vậy nên, tình trạng người tiêu dùng phải sử dụng dược liệu kém chất lượng, "rác dược liệu", dẫn đến bệnh tình không thuyên giảm, ngược lại càng nguy hại cho sức khỏe, đang trở thành cơn ác mộng với nhiều người, làm giảm đi giá trị của cây thuốc Việt.
Lời giải nào cho người tiêu dùng muốn mua dược liệu chuẩn?
Khi các cơ quan chức năng còn chưa có được cơ chế quản lý tốt thì mỗi người tiêu dùng phải trở nên tỉnh táo, thông thái trước thực trạng thị trường dược liệu đáng báo động hiện nay.
Một trong những chỉ dấu tin cậy mà người tiêu dùng có thể tin tưởng lựa chọn chính là logo của BioTrade in trên bao bì các sản phẩm từ thảo dược. BioTrade là dự án do Liên minh Châu Âu tài trợ để đồng hành cùng các doanh nghiệp xây dựng vùng trồng dược liệu sạch, bền vững theo tiêu chuẩn GACP (tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tiêu chuẩn này có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nguồn nguyên liệu sạch, có hàm lượng hoạt chất cao. Tuy nhiên, để đạt được tiêu chuẩn này cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu nên không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.
Vùng trồng cà gai leo đạt tiêu chuẩn GACP của Công ty TNHH Tuệ Linh
Được sự hỗ trợ của dự án BioTrade, Công ty TNHH Tuệ Linh đã xây dựng thành công vùng trồng Cà gai leo rộng gần 15ha tại Mỹ Đức, Hà Nội, đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất. Những cây cà gai leo ở đây được kiểm soát nghiêm ngặt để đạt tiêu chuẩn GACP: cây giống thuần chủng được ươm trong nhà màng, sau đó trồng dưới nền đất và mẫu nước sạch, luống cao, đất tơi xốp. Quá trình chăm sóc hoàn toàn không dùng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật... Thời điểm thu hái cũng được tính toán kĩ càng để đảm bảo dược liệu có được hàm lượng hoạt chất cao nhất. Nhờ đó, cây cà gai leo ở đây cho hàm lượng hoạt chất glycoalkaloid cao gấp 7-8 lần so với quy chuẩn của dược điển.
Với việc đáp ứng tốt các yêu cầu của dự án đưa ra, các sản phẩm từ cà gai leo đạt chuẩn GACP như Giải độc gan Tuệ linh, Cà gai leo Tuệ Linh sẽ có hàm lượng hoạt chất cao, góp phần giúp người bệnh đẩy lùi viêm gan virus, xơ gan. Các sản phẩm này được gắn tem mang biểu tượng BioTrade và GACP trên bao gì, giúp người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm từ dược liệu an toàn, chất lượng cao.
Logo BioTrade trên bao bì giúp người dùng nhận biết sản phẩm có nguồn gốc dược liệu sạch.
P.V
Theo Dân trí
Hai chất cấm trong trà giảm cân không ít người tin dùng nguy hiểm đến sức khỏe thế nào? Trong trà giảm cân Golean Detox có chứa hai chất là Sibutramine và Phenolphthalein. Cả hai chất này đều gây hại cho sức khỏe khi sử dụng thậm chí là còn gây ung thư. Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã có thông báo tới người tiêu dùng về việc không mua và sử dụng trà giảm...