Người tiêm phòng COVID-19 đầy đủ ít có khả năng lây cho người khác
Một số kết quả nghiên cứu công bố gần đây cho thấy những người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ ít có khả năng lây lan virus sang người khác hơn, kể cả với biến thể Delta.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Modiin, Israel, ngày 19/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Giáo sư Christopher Byron Brooke tại Đại học Illinois (Mỹ) cho biết vaccine ngừa COVID-19 có thể hoàn toàn làm giảm sự lây nhiễm. Ông nêu rõ trong một số trường hợp, những người đã tiêm chủng có thể truyền virus sang người khác, nhưng dữ liệu cho thấy nguy cơ này thấp hơn rất nhiều so với người chưa tiêm.
Theo một nghiên cứu mới đây, những người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn có nguy cơ nhiễm biến thể Delta nhưng khả năng truyền virus sang người chưa tiêm thấp hơn 63%. Trưởng nhóm nghiên cứu – chuyên gia Brechje de Gier tại Trung tâm Dịch tễ học và Giám sát các bệnh truyền nhiễm ở Hà Lan, cho biết con số này thấp hơn không đáng kể so với biến thể Alpha. Trong nghiên cứu công bố trước đó, bà Brechje de Gier và các đồng nghiệp đã nhận thấy khả năng truyền virus ở những người đã tiêm chủng bị nhiễm biến thể Alpha thấp hơn 73% so với người chưa tiêm. Các chuyên gia đã sử dụng dữ liệu từ hệ thống truy vết tiếp xúc của Hà Lan để tính toán hệ số lây nhiễm thứ cấp do tiếp xúc với các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, sau đó xác định hệ số này giảm như thế nào ở những người đã tiêm phòng COVID-19 và điều chỉnh các yếu tố như tuổi tác.
Video đang HOT
Trước đó, Tiến sĩ nghiên cứu Ottavia Prunas tại Đại học Yale đã áp dụng hai mô hình khác nhau đối với dữ liệu từ Israel, quốc gia sử dụng vaccine của Pfizer/ BioNTech cho chương trình tiêm chủng. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng hiệu quả của vaccine trong việc ngăn chặn lây lan virus là 89%. Tuy nhiên, dữ liệu được sử dụng chỉ tính đến ngày 24/3, trước khi biến thể Delta chiếm phần lớn số ca mắc COVID-19 ở Israel. Hiện các chuyên gia đang sử dụng những dữ liệu cập nhật hơn để tính toán mức độ giảm thiểu lây nhiễm với biến thể Delta.
Liều bổ sung vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech cho hiệu quả 95,6%
Ngày 21-10, hai hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) công bố liều bổ sung của vắc xin COVID-19 do họ phát triển có hiệu quả kháng bệnh lên đến 95,6%, đối với cả biến thể Delta.
Liều bổ sung của vắc xin Pfizer-BioNTech có hiệu quả kháng COVID-19 lên đến 95,6% - Ảnh REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, ngày 21-10, Pfizer và BioNTech đã công bố kết quả nghiên cứu giai đoạn 3 của vắc xin COVID-19. Có 10.000 người từ 16 tuổi trở lên tham gia nghiên cứu trong giai đoạn biến thể Delta đang hoành hành.
Nghiên cứu cũng ghi nhận mũi thứ 3 của vắc xin Pfizer-BioNTech có độ an toàn cao.
Trước đó, Pfizer thừa nhận hiệu quả của hai mũi vắc xin Pfizer-BioNTech sẽ giảm theo thời gian. Nghiên cứu cho thấy bốn tháng sau khi tiêm mũi thứ 2, hiệu quả của loại vắc xin này giảm từ 96% xuống chỉ còn 84%.
Một số quốc gia đã triển khai tiêm liều vắc xin bổ sung để bảo vệ người dân tốt hơn trước dịch bệnh.
Pfizer và BioNTech cho biết trong nghiên cứu giai đoạn 3, khoảng cách trung bình người tham gia tiêm mũi thứ 2 và mũi bổ sung (hoặc mũi giả dược) là 11 tháng.
Nghiên cứu trên ghi nhận chỉ 5 trường hợp trong số những người được tiêm liều bổ sung mắc COVID-19. Trong khi đó, có đến 109 trường hợp mắc bệnh trong số những người được tiêm giả dược.
"Những kết quả này đã cung cấp thêm bằng chứng về lợi ích của liều bổ sung, trong bối cảnh chúng ta đang cố gắng bảo vệ tốt người dân trước căn bệnh này", giám đốc điều hành Albert Bourla của Pfizer cho biết.
Độ tuổi trung bình của người tham gia nghiên cứu 53 tuổi. 55,5% số người tham gia 16 - 55 tuổi và 23,3% từ 65 tuổi trở lên.
Pfizer và BioNTech thông báo họ sẽ nộp kết quả nghiên cứu chi tiết cho Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) và các cơ quan quản lý khác.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã cấp phép tiêm mũi thứ 3 vắc xin Pfizer-BioNTech và Moderna cho bệnh nhân có hệ thống miễn dịch yếu và những đối tượng có nguy cơ cao.
Israel: Vắc xin Pfizer giúp giảm 90% nguy cơ mắc biến thể Delta ở trẻ 12-18 tuổi Nghiên cứu được thực hiện với gần 200.000 trẻ từ 12-18 tuổi ở Israel cho thấy vắc xin ngừa COVID-19 của Hãng Pfizer-BioNTech có hiệu quả cao trong ngăn ngừa nhiễm bệnh và ca nhiễm có triệu chứng do biến thể Delta. Người Israel được tiêm vắc xin COVID-19 tại Tổ chức y tế Clalit ở Israel vào ngày 9-9-2021 - Ảnh: Times...