Người tiêm đủ liều vaccine trở về từ vùng dịch tự theo dõi sức khỏe tại nhà
Ngày 6/10, Bộ Y tế đã có công văn về việc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch đối với người về từ TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Long An, trong đó nêu rõ người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày, lấy mẫu xét nghiệm ngày đầu.
4h sáng 6/10, đoàn xe khoảng 200 người di chuyển bằng xe máy từ vùng dịch phía Nam về đến địa bàn Hà Nội. Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN
Tiềm ẩn nguy cơ lây lan
Những ngày đầu tháng 10, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An xuất hiện tình trạng một số lượng lớn người dân trở về quê ngay sau khi các địa phương trên nới lỏng giãn cách, chuyển sang trạng thái “bình thường mới”. Nhiều địa phương đã lên phương án đón công dân từ vùng dịch trở về.
Tuy nhiên, do tại nhiều địa phương tỷ lệ phủ vaccine phòng dịch chưa cao, việc người dân ồ ạt trở về nếu không kiểm soát tốt sẽ làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Vì vậy, các địa phương đều đang lên phương án chặt chẽ để đón người dân trở về vùng dịch an toàn, vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, sớm phục hồi kinh tế – xã hội.
Tại tỉnh Cà Mau, từ ngày 1/10 đến sáng 6/10 có gần 20.000 người từ các tâm dịch đổ về quê. Dự kiến tình trạng này tiếp tục gia tăng trong những ngày tới, dẫn đến sự quá tải cũng như nguy cơ lây nhiễm chéo SARS-CoV-2 tại các khu cách ly tập trung.
Tỉnh Cà Mau đã thống nhất các biện pháp cách ly y tế tại nhà đối với những người về tỉnh tự phát nếu họ đảm bảo các yêu cầu, điều kiện theo quy định. Thời gian cách ly tại nhà là 28 ngày liên tục.
Theo đó, UBND tỉnh quy định: Những người được phép cách ly y tế tại nhà phải được tiêm 1 hoặc 2 liều vaccine phòng COVID-19 đủ 14 ngày và khi về đến Cà Mau có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2; người đã khỏi bệnh COVID-19 trong thời hạn 6 tháng và khi về đến Cà Mau có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Những người còn lại khi về đến Cà Mau và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR lần 1 thì phải có nhà ở riêng biệt (không sống chung với người dân ở lại địa phương); nhà của người được cách ly y tế phải thuận lợi về giao thông để thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát và dịch vụ y tế; trước nhà có gắn biển cảnh báo “Nhà có người cách ly y tế” và ghi rõ họ tên, số điện thoại người được cách ly y tế, có cán bộ y tế và thành viên Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng hỗ trợ.
Tại tỉnh Sơn La, trong quá trình xét nghiệm đối với những người trở về từ các tỉnh phía Nam trong ngày 5/10, có một trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.đã được ghi nhận ở xã Hồng Ngài (huyện Bắc Yên). Đó là người làm việc tự do tại tỉnh Bình Dương.
Tỉnh Sơn La đã chỉ đạo việc phân loại, cách ly phòng, chống dịch COVID-19 đối với người đi từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An trở về Sơn La.
Các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Gia Lai… cũng có những chỉ đạo cụ thể, rõ ràng việc đón, tiếp nhận công dân của địa phương từ vùng dịch Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Tuy nhiên, do lượng người tự phát trở về lớn nên công tác phòng, chống dịch gặp rất nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch COVID-19.
Người tiêm đủ liều vaccine tự theo dõi tại nhà
Trước thực tế trên, ngày 6/10, Bộ Y tế đã có công văn về việc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch đối với người về từ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Long An, trong đó nêu rõ người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày, lấy mẫu xét nghiệm ngày đầu.
Bộ Y tế đề nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố khác tổ chức đưa đón, thống nhất phương án xét nghiệm cho người dân đảm bảo chu đáo, an toàn và đảm bảo yêu cầu về công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.
UBND các tỉnh, thành phố tiếp nhận người về từ Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An chỉ đạo thực hiện việc cách ly và xét nghiệm cho người dân cụ thể: Tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh) cho tất cả những người về từ Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An vào ngày đầu tiên khi tiếp nhận. Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý theo quy định.
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh thành phố chỉ đạo Sở Y tế, UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức tiếp nhận, quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát nhữngngười thực hiện cách ly, tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú trên địa bàn.
Về việc cách ly đối với người về từ Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bộ Y tế cho biết, những người đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19):
Tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương và luôn thực hiện Thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất; nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.
Những người tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19 (thẻ vàng trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng của cơ quan có thẩm quyền cấp) thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện Thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương.
Những người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19, thực hiện cách ly 14 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và luôn thực hiện Thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày về địa phương.
Những người đã tiêm vaccine COVID-19 hoặc khỏi bệnh COVID-19 tại nước ngoài, việc kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.
Bộ Y tế nêu rõ: Căn cứ tình hình dịch và điều kiện thực tế tại địa phương, UBND cấp tỉnh chỉ đạo việc triển khai thực hiện đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch, tạo điều kiện tối đa cho người dân, đồng thời không tạo áp lực, quá tải và có nguy cơ gây lây nhiễm chéo trong các cơ sở cách ly tập trung.
WHO: Chỉ 2% dân số ở nhiều nước châu Phi tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19
Ngày 30/9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết khoảng một nửa số quốc gia ở châu Phi chỉ có 2% dân số hoặc ít hơn đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Sale, Maroc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo WHO, trong tổng số 54 quốc gia ở lục địa Đen, 15 quốc gia đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho ít nhất 10% dân số tính đến ngày 30/9, đạt mục tiêu toàn cầu do Hội đồng y tế thế giới, cơ quan hoạch định chính sách y tế cao nhất trên thế giới, đề ra hồi tháng 5 vừa qua.
Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, nhà điều phối vaccine ở châu Phi thuộc WHO Richard Mihigo nhấn mạnh: "Những dữ liệu mới nhất cho thấy thành quả khiêm tốn song vẫn còn một chặng đường dài để đạt được mục tiêu mà WHO đề ra là tiêm chủng đầy đủ cho 40% dân số châu lục vào cuối năm nay".
Ông Mihigo cho biết hoạt động phân phối vaccine ngừa COVID-19 cho châu Phi đang gia tăng, song các kế hoạch giao vaccine không rõ ràng vẫn là nguyên nhân hàng đầu khiến châu lục này thụt lùi trong công tác tiêm chủng.
Trong tháng 9 vừa qua, tổng cộng 23 triệu liều vaccine đã tới châu Phi, tăng gấp 10 lần so với tháng 6. Theo WHO, một nửa trong số 52 quốc gia ở châu Phi đã nhận vaccine mới tiêm đủ 2 liều vaccine cho khoảng 2% dân số nước họ. Hầu hết các quốc gia ở châu Phi đạt được mục tiêu tiêm chủng đủ liều cho 10% dân số là những nước có dân số khá ít. Trong đó, các đảo quốc như Mauritius và Seychelles đã tiêm chủng đủ liều cho hơn 60% dân số. Maroc tiêm đủ liều vaccine cho 48% dân số, trong khi tỷ lệ ở Tunisia, Commorros và Cape Verde là trên 20%. WHO cho biết các nước này có đủ nguồn cung vaccine và nhiều nước có thể tiếp cận các nguồn cung riêng ngoài nguồn vaccine được cung cấp thông qua cơ chế COVAX toàn cầu.
Trong tuần từ ngày 19-26/9, số ca mắc mới COVID-19 ở châu Phi đã giảm 35% xuống hơn 74.000 ca, trong khi có gần 1.800 ca tử vong được ghi nhận ở 34 quốc gia tại châu lục này.
Ông Mihigo nhấn mạnh mặc dù số ca mắc COVID-19 ở châu Phi đang trên đà giảm song các nước vẫn phải cảnh giác và tiếp tục tuân thủ các quy định phòng chống dịch như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách, nhất là trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng nơi đây vẫn còn thấp.
Cùng ngày, Bộ Y tế Ai Cập thông báo đã tiếp nhận 1,6 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer do Mỹ trao tặng, một phần trong sáng kiến COVAX và là lô vaccine đầu tiên trong tổng số 5 triệu liều.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, bộ trên cho biết Ai Cập đang nhanh chóng tích trữ nhiều loại vaccine phòng COVID-19 để phục vụ chiến dịch tiêm chủng cho 100 triệu người dân. Cho đến nay, quốc gia Bắc Phi này đã tiếp nhận các loại vaccine của các hãng AstraZeneca, Sinopharm, Sputnik V, Johnson & Johnson và Sinovac. Tuần trước, Đức cũng đã cung cấp tổng cộng 2,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca cho Ai Cập.
Cho đến nay, cơ chế COVAX, do WHO và Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) phối hợp, đã cung cấp hơn 301 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho 142 quốc gia.
9 dấu hiệu buộc F0 điều trị tại nhà phải lập tức nhập viện Dưới đây là những dấu hiệu người mắc COVID-19 cần được chuyển ngay đi bệnh viện. Theo "Sổ tay hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của trạm y tế lưu động" của Bộ Y tế, việc theo dõi sức khỏe F0 hàng ngày là rất cần thiết, nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp trở nặng để có xử trí và...