Người tích điện, nấu chín cả thức ăn
Anh Slavisa Pajkic (người Serbia) được mệnh danh là “người đàn ông ắc-quy” bởi có thể chịu được điện áp lớn chạy qua người và tích điện để đun nước nóng lên 97 độ C trong 1 phút 37 giây, nướng chín xúc xích trong vòng 6 giây.
Trong thời gian tới, Slavisa dự kiến sẽ ghi kỷ lục thứ 3 với khả năng sạc điện một máy phát điện hàng nghìn vôn và bắn tia laser từ những ngón tay của mình.
Đun nước sôi, nướng xúc xích chín qua cơ thể
Trong đoạn video về “người pin” hay còn gọi là “siêu nhân” tích điện, Slavisa Pajkic đã có những màn biểu diễn thật ấn tượng. Anh dùng tay cầm 2 chiếc sủi nhúng vào cốc nước có mực nước cao 15 ml ở nhiệt độ 25 độ C và tập trung công lực để tăng cường độ dòng điện cho nước nóng dần lên. Ở giây thứ 45, nước bắt đầu sủi lăn tăn, lượng bốc hơi của nước tăng dần lên. Và sau 1 phút 37 giây, anh Slavisa Pajkic đã làm cốc nước đó sôi trước sự ngạc nhiên tất cả những ai có mặt tại sân khấu.
Không những Slavisa miễn dịch với điện, mà còn có khả năng tạo ra điện
thắp sáng bóng đèn, nấu thức ăn.
Tiếp theo, anh Slavisa Pajkic trình diễn màn biểu diễn vô cùng thú vị khác. Anh có thể thắp sáng một bóng đèn, làm chín xúc xích chỉ trong vòng 6 – 8 giây. Điều này nghe có vẻ vô lý và không tưởng nhưng đó là sự thật. Chiếc xúc xích được anh làm chín nóng hổi đó ngay lập tức được kẹp với bánh mỳ và gửi tới vị giám khảo thưởng thức.
Một vị giám khảo hài hước ví von Slavisa: “Với khả năng đặc biệt này, anh Slavisa Pajkic như một chiếc nồi nướng xúc xích đặc biệt giúp bạn làm chín xúc xích thật nhanh chóng mà không cần sử dụng dầu mỡ, chiên rán, lại không phải tốn bất kì một chi phí nào. Đây là cách làm chín thức ăn thật tiện dụng, có lợi cho sức khỏe của bạn, người thân và tiết kiệm được tiền bạc”.
Anh Slavisa Pajkic phát hiện khả năng đặc biệt của mình bắt đầu từ năm 17 tuổi. Hôm đó, cả văn phòng của anh đang chăm chú làm việc thì trời bỗng đổ giống bão lớn. Hậu quả là đường điện trong phòng bị chập lung tung. Do chưa kịp phát hiện ra sự cố chập điện này nên các đồng nghiệp của anh vô tình chạm vào chỗ hở điệnlàm họ bị giật đến sợ hãi, hoang mang. Anh Slavisa Pajkic cũng nằm trong số đó nhưng kỳ lạ thay anh không hề bị giật, mọi chuyện như không có gì xảy ra. Thậm chí anh còn điềm nhiên bước tới khu ổ điện, giật cầu giao, bảo vệ tính mạng cho các đồng nghiệp khác. Mọi người đổ ánh mắt về phía anh ngụ ý thắc mắc. Bản thân anh cũng không biết chuyện gì đang xảy ra với mình.
Kể từ đó, Slavisa biết mình có khả năng cách điện tuyệt vời. Không chỉ dừng lại ở đó, vài tháng sau, anh lại phát hiện mình có thể tích điện. Mỗi khi gia đình gặp sự cố mất điện đột ngột, anh lại dùng điện trong cơ thể mình làm bóng đèn sáng thông qua một vật dẫn điện. Chính vì lẽ đó, Slavisa khẳng định rằng, ngôi nhà của anh luôn sáng khi cần thiết.
Vận dụng khả năng có một không hai trên thế giới này, anh Slavisa Pajkic tích cực tham gia nhiều cuộc thi trổ tài khác nhau. Anh lập kỷ lục Guinness lần đầu tiên vào năm 1983, khi chịu được một luồng điện 20.000V. Kỷ lục thứ 2 của anh được ghi vào năm 2003, khi làm nóng một cốc nước lên tới 97 độ C, trong 1 phút 37 giây. Slavisa tuyên bố, anh có thể là chất cách điện, dây dẫn, ắc quy hoặc lò sưởi. Anh cũng nói thêm: “Tôi sẽ đánh bại ghế điện, nhưng luật pháp Mỹ không cho phép điều đó”.
Video đang HOT
Khả năng của Slavisa được mọi người trầm trồ ngạc nhiên, nhưng họ sợ khi đến gần anh. Bởi lẽ, họ ý thức rằng “không nên chơi với điện”. Anh Slavisa chạnh lòng tâm sự: “Mọi người khi nhìn thấy tôi biểu diễn những màn liên quan đến điện độc đáo trên truyền hình thì rất vui mừng, nhưng khi gặp phần lớn họ đều sợ phải bắt tay với tôi”.
Người có điện trở da đủ lớn?
Để giải thích về khả năng miễn nhiễm với điện của Slavisa Pajkic, một số chuyên gia cho rằng, xét từ quan điểm vật lý và sinh học, hoàn toàn không có gì đáng xem là “chuyện lạ”. Đơn giản là những người này có điện trở da đủ lớn (theo định luật Ôm: Cường độ dòng điện đi qua một vật dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế và tỉ lệ nghịch với điện trở) nên dòng điện đi vào cơ thể họ nhỏ đến mức không bị điện giật mà chỉ thấy một chút cảm giác “tê tê lan tỏa khắp người”.
Với người bình thường, khi cho một dòng điện đủ yếu chạy qua, bất cứ ai cũng sẽ có cảm giác đó. Tuy nhiên, những “siêu nhân” không sợ điện cũng không nên quá hoang tưởng về khả năng của bản thân vì nguy cơ tử vong do điện giật có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Vì sao vậy? Điện trở của cơ thể người, trong đó có điện trở da, không phải là một giá trị hằng định theo thời gian. Nó thay đổi tùy thuộc vào các tính chất vật lý của môi trường đặc trưng sinh lý và tâm lý của cơ thể. Khi thời tiết nóng ẩm sẽ làm giảm giá trị điện trở cơ thể và do đó làm tăng dòng điện. Khi vừa tắm xong hay khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi, sờ tay vào đồ điện gia dụng, ta có thể bị giật nhẹ là vì vậy.
Người không có tuyến mồ hôi và nước bọt?
Một số báo cáo lại cho rằng, khả năng siêu phàm của Slavisa Pajkic là một khiếm khuyết mang tính di truyền. Cụ thể trong trường hợp này, Slavisa không có tuyến mồ hôi và nước bọt, những luồng điện không thực sự đi qua cơ thể anh mà truyền qua bên ngoài làn da.
Đây là một hiện tượng rất hiếm gặp, trong triệu người thì mới có một, hai người “mắc phải”. Và chỉ ở những người cơ thể có cường độ điện tương đối mạnh mới dễ gặp và gây ra những hiện tượng kiểu như thế. Hiện tượng này có thể tự biến mất một thời gian rồi tái phát mà cũng có thể sẽ chẳng bao giờ gặp lại. Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khí hậu, môi trường, sức khỏe và tâm – sinh lý người mắc phải… Hiện tượng tĩnh điện này có thể bắt gặp ở những vùng ôn đới, hàn đới trong điều kiện khí hậu hanh, khô.
Trường hợp của anh Slavisa Pajkic có thể được coi là trường hợp hiếm gặp, vì môi trường khí hậu ở Serbia một kiểu khí hậu lục địa ẩm và cận Bắc Cực. Song, dưới góc nhìn khoa học, nếu loại trừ yếu tố tâm lý (người gặp hiện tượng như anh lo lắng, cho mình là “bất thường”, “dị thường”…) thì hiện tượng đó hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, cả hiện tại cũng như về lâu về dài.
Trên thực tế, các nhà khoa học đã đo được trong mỗi tế bào não có một dòngđiện khoảng 90 mV (milivôn). Với 15 – 18 tỷ tế bào não, ta sẽ có một dòng điệncực mạnh. Theo các nhà khoa học Nga, thông thường các tế bào não hay tế bào thần kinh được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Nó điều khiển mọi hoạt động của con người. Nếu ở người nào các tế bào đó bị sắp xếp lộn xộn, các pin yếu kết hợp lại và phóng điện ra ngoài thì người đó sẽ có khả năng đặc biệt. Chẳng hạn như một người Italy có khả năng làm mọi vật bốc cháy hay một em bé “nam châm” ở Nga có khả năng hút các đồ vật bằng sắt…
Các nhà khoa học cho rằng, xung quanh những người này luôn xuất hiện một trường điện từ rất mạnh được điều khiển từ bộ não. Trong một số tình huống thì khả năng đặc biệt mới bộc lộ, còn bình thường họ không có gì khác biệt với chúng ta. Và khẳng định chắc chắn rằng, con người có khả năng điện trường sinh học khá lớn.
Hiện nay, “người pin” đã xuất hiện ở rất nhiều chương trình trên khắp thế giới. Anh dự kiến sẽ ghi kỷ lục thứ ba với khả năng sạc điện một máy phát điện hàng nghìn vôn và bắn tia laser từ những ngón tay của mình. Hiện tại, anh tận dụng khả năng của mình để điều trị cho những bệnh nhân bị đau nửa đầu, viêm xoang…
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra chính xác vì sao anh làm được điều này. Người vừa có khả năng tích điện lại miễn nhiễm với điện ở điện áp 20.000 V.
Theo Anninhthudo
30 năm không cắt móng tay
Ông Huyền chăm chút bộ móng tay 50 cm rất cẩn thận, không để dính nước, đi mưa thì bọc nilon và không cho ai ngủ chung để tránh hỏng móng.
Ông Lưu Công Huyền (ở xóm 4, xã Giao Yến, Giao Thủy, Nam Định) là người sở hữu "móng tay quỷ" và được đánh giá là người có móng tay dài nhất Việt Nam. Ông bảo: "Nhiều người lúc đầu nhìn thấy móng tay của tôi mà phát khiếp, có người mặt tái mét. Nhiều trẻ nhỏ khóc thét vì sợ. Có người bảo tôi có "móng tay quỷ", cũng đúng thôi vì cả tỉnh chẳng ai có móng tay dài thế này".
Ngồi vào bàn, phải khó khăn lắm ông Huyền mới cầm được ấm nước. Việc cầm chén nước để uống càng khó khăn hơn. Những móng tay xoăn tít dài loằng ngoằng giống như những con giun đất đang giãy giụa ở đầu ngón tay. Ông Huyền thở dài: "Cái móng tay dài chỉ tổ dọa trẻ con là hiệu nghiệm".
Ông Huyền thổ lộ: "Tôi sinh năm 1958, là con thứ 7 trong gia đình có 10 anh chị em. Hồi nhỏ tôi đã định theo nghề thầy cúng bắt ma. Nhưng bố tôi bảo, đắc đạo vô tâm không có hậu nên tôi không theo. Tuy học hành chẳng được đến nơi đến chốn nhưng tôi có một cái tài mà ai cũng phải thừa nhận".
Những móng tay dài được ông Lưu Công Huyền nuôi dưỡng 33 năm nay.
Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé Huyền đã có biệt tài hội họa. Học lớp 2 trường làng cậu đã có thể vẽ được bất cứ thứ gì theo mẫu. Bức vẽ đầu tiên mà Huyền thực hiện trước sự bất ngờ của gia đình là chân dung người cha đang ngồi uống rượu. Ông lấy nhọ nồi vẽ cảnh người cha đang uống rượu, ông bố thấy con có khiếu hội họa muốn cho học hành tử tế để thành tài, ngặt một nỗi nhà nghèo nên đành bất lực. Ngoài ra, việc thêu thùa, đắp tượng cũng được cậu bé Huyền thực hiện rất thành thục, giống như một nghệ nhân đầy kinh nghiệm.
Lạ một điều là tất cả những công việc ấy tự tay ông làm được mà không phải qua đào tạo bất kỳ trường lớp nào. Lớn lên một chút, ông đi làm MC đám cưới, đám ma. Chính cái duyên ăn nói lưu loát đã khiến cô gái làng bên tên là Nguyễn Thị Thuận "say" chàng đứ đừ. Họ kết duyên chồng vợ, và cũng từ lúc này Lưu Công Huyền bắt đầu có thú vui không giống ai là nuôi móng tay dài.
Cho đến nay, đã tròn 33 năm ông Huyền nuôi móng. Cũng ngần ấy năm, không biết bao nhiêu lần ông bị vợ giục cắt móng tay. Rồi danh hiệu "dị nhân" được gắn cho ông Huyền như một duyên nợ. Chỉ cần nhắc tới "Huyền móng" thì cả huyện Giao Thủy ai cũng nhớ đến người đàn ông kỳ dị lẫn những tài hoa.
Nói về thú vui nuôi móng tay, ông Huyền có vẻ rất hào hứng. Tuy nhiên, ông chia sẻ: "Cái thú vui gì cũng phải kỳ công mới có ý nghĩa. Người ta chơi chim, chơi cây, chơi xe... tôi chỉ thích chơi móng tay dài. Nuôi móng tay khó hơn nuôi con nhiều. Phải thật cẩn thận, kỳ công đến từng động tác thì mới giữ được".
Theo ông Huyền, hơn 30 năm qua gần như rất ít khi ông chạm tay vào nước. Vì khi móng tay dính nước sẽ mềm ra như bún và dễ bị rụng. Thậm chí khi đi xe trời mưa, ông phải cẩn thận ủ tay vào trong áo hoặc dùng túi nilon ủ hai bàn tay lại không cho nước ngấm vào.
Mang "móng tay quỷ" nhưng ông Huyền rất tài hoa.
Ngay cả việc tắm rửa của ông cũng rất hạn chế và phải nhờ đến vợ. Công đoạn mặc áo mới là nan giải nhất, vì móng dài lại loằng ngoằng nên ở hai cánh tay áo phải xẻ tà cho dễ mặc. Thậm chí, bao nhiêu năm nay ông Huyền không để ai ngủ cùng giường vì sợ bị đè hỏng móng.
Nhất là khi ăn uống, nhiều khi ông phải nhờ người khác bón hộ. Điều này bất tiện nhất trong những bữa tiệc đám đình. Nhưng ông Huyền cũng luôn là tâm điểm chú ý của tất cả mọi người khi ông xuất hiện ở bất cứ nơi đâu.
Ông Huyền kể: "Có lần do sơ suất nên bị rụng một cái móng mà tôi mất ăn mất ngủ vì tiếc. Cũng có lần tôi bị tai nạn suýt chết vì giữ gìn móng tay. Có người bảo cho tôi tiền với điều kiện cắt móng tay đi, tôi thẳng thừng khước từ. Vì đã là thú vui thì có tiền trăm bạc vạn tôi cũng không đổi".
Ngỡ "dị nhân" nuôi móng sẽ là người gàn dở nhưng không, ông Huyền vốn có máu nghệ sĩ, lại lang thang khắp nơi vẽ vời nên kết giao được với nhiều bạn bè. Đến đâu, ông Huyền cũng cố thuyết giảng về thú chơi móng tay với sự cầu kỳ hiếm có. Vì thế, với ông để móng tay dài không đơn thuần chỉ là thú vui mà còn được nâng lên thành "đạo".
Hiện nay, công việc chính của ông Huyền là vẽ hoa văn cho đình đền miếu mạo và các nhà thờ ở địa phương. Vốn là con trai thầy đồ nên ông Huyền cũng rất giỏi chữ Nho và thư pháp. Ngoài việc thực hiện các tác phẩm hội họa tại quê nhà, "dị nhân" Lưu Công Huyền còn là tổ trưởng của nhóm các họa sĩ chuyên phục chế hoa văn cổ cho các đình đền miếu mạo không chỉ trong tỉnh Nam Định và còn rộng khắp ở các tỉnh thành khác.
Ông bảo: "Hơn 30 năm qua là vô vàn những hạnh phúc khi tôi đem đôi bàn tay có những móng dài đi chu du khắp nơi. Ai cũng tò mò, cũng muốn xem và học hỏi cách nuôi nhưng hiếm người theo được. Tôi sẽ còn nuôi móng dài nữa chứ không dừng lại ở con số 50 cm như hiện nay".
Theo Ngoisao
'Dị nhân' nghiện ăn côn trùng ở Quảng Ngãi Đây là thói quen kỳ lạ của ông Ngô Văn Tùy, 53 tuổi ở đảo Lý Sơn. Ông Tùy cho biết, ông bắt đầu 'thưởng thức' món ăn độc đáo này lần đầu tiên vào năm 1984. Khi đó, ông là một anh lính trẻ của Tiểu đoàn 103 (đóng quân ngay trên đảo Lý Sơn). Trong một đêm đứng gác, khi phát...