Người thừa cân mắc Covid-19 có nguy cơ diễn tiến bệnh nặng hơn?
Giữa tình hình dịch Covid-19 phức tạp, nhiều quốc gia tổ chức nghiên cứu về mối tương quan giữa chứng thừa cân, béo phì và căn bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Béo phì có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và có xu hướng bị các dạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn người bình thường. Béo phì và thừa cân có thể làm suy giảm chức năng phổi – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các báo cáo ban đầu tại Trung Quốc cho thấy, cao huyết áp và tiểu đường týp 2 được xếp vào nhóm rủi ro nhiễm bệnh cao.
Sau đó, nghiên cứu của các nhà khoa học Thâm Quyến (Trung Quốc) đăng trên tạp chí y khoa Lancet đề cập người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có nhiều nguy cơ phát triển triệu chứng bệnh đường hô hấp hơn.
BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể, dùng để xác định cơ thể thừa cân, bình thường hay thiếu cân. Chỉ số BMI được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, với công thức:
BMI (kg/m2) = Cân nặng (kg)/[Chiều cao (m) x Chiều cao (m)]
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ số BMI được phân loại cho người trưởng thành, từ 18 tuổi trở lên, dành cho cả nam và nữ như sau:
Video đang HOT
Thiếu cân trầm trọng: dưới 16
Thiếu cân vừa phải: 16 – 17
Thiếu cân nhẹ: 17 – 18,5
Bình thường: 18,5 – 25
Thừa cân: 25 – 30
Béo phì cấp 1: 30 – 35
Béo phì cấp 2: 35 – 40
Béo phì cấp 3: trên 40
P.A
Trong số 124 bệnh nhân Covid-19 tại thành phố Lille (Pháp), có 47,6% được xác định béo phì. Đa số bệnh nhân béo phì đều có diễn tiến nặng, phải đặt máy thở. Những bệnh nhân có chỉ số BMI lớn hơn 35 kg/m2 có khả năng được đặt máy thở cao hơn 7,36 lần so với những người có chỉ số BMI dưới 25 kg/m2, theo Forbes.
Theo số liệu do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố, có 48,3% người bệnh Covid-19 nhập viện bị béo phì, tính đến ngày 17.4. Tiến sĩ Leora Horwitz, Giám đốc Trung tâm đổi mới và nghiên cứu chăm sóc sức khỏe thuộc Đại học New York (Mỹ), cho biết tỷ lệ tử vong của người thừa cân khi mắc Covid-19 khá cao.
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về béo phì năm 2013, những người mắc bệnh béo phì có xu hướng bị các dạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn người bình thường. Béo phì và thừa cân có thể làm suy giảm chức năng phổi.
Đồng thời, căn bệnh này cũng làm hạn chế sự giãn nở của phổi, tác động đến lượng không khí cần hít vào cơ thể, theo báo cáo khoa học năm 2010 trên Tạp chí Sinh lý học ứng dụng. Chứng thừa cân có thể giải phóng cytokine tiền viêm nhiễm, làm thay đổi phản ứng miễn dịch. Điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm phổi trầm trọng hơn.
Đây cũng là lý do sức khỏe nhiều bệnh nhân Covid-19 bị thừa cân, béo phì chuyển biến xấu dù không có bệnh lý nền và ở độ tuổi còn trẻ.
Thừa cân làm tăng nguy cơ biến chứng nặng khi nhiễm COVID-19
Thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nặng khi nhiễm COVID-19. Trọng lượng quá khổ khiến người thừa cân, béo phì khó thở sâu. Hệ miễn dịch của họ cũng yếu hơn so với người khỏe mạnh.
Béo phì làm tăng nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm COVID-19 - Ảnh minh họa: Shutterstock
Nghiên cứu mới đây ở Anh phát hiện có đến 63% người nhiễm COVID-19 xuất hiện triệu chứng nặng ở nước này là người thừa cân, béo phì. Họ phải được đưa vào đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) để điều trị, theo Daily Mail.
Trung tâm nghiên cứu và chăm sóc chuyên sâu quốc gia Anh (ICNARC) đã phân tích tất cả trường hợp nhập viện vì COVID-19 và được điều trị tại đơn vị chăm sóc đặc biệt. Dữ liệu được thu thập đến ngày 19.3, gồm 194 ca.
Các chuyên gia tin rằng chính kích thước cơ thể quá khổ làm tăng nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm COVID-19. Cơ thể đồ sộ khiến cơ hoành và phổi khó mở rộng khi hít thở sâu.
Ngoài ra, hệ miễn dịch người thừa cân, béo phì thường yếu hơn và khiến COVID-19 lây lan đến phổi, gây viêm phổi.
Nhiều bằng chứng khoa học trước đây phát hiện người thừa cân, béo phì đối mặt với nguy cơ tử vong hoặc biến chứng nghiêm trọng cao hơn khi mắc các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như cúm, theo Daily Mail.
Thừa cân, béo phì kích thích quá trình viêm nhiễm trong cơ thể. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ hoạt động để cố gắng sửa chữa các tổn thương do viêm nhiễm gây ra.
Chính vì phải hoạt động nhiều mà hệ miễn dịch sẽ không còn đủ sức để bảo vệ cơ thể chống lại COVID-19, các nhà khoa học giải thích.
Hơn nữa, những người thừa cân, béo phì thường có chế độ ăn không lành mạnh. Họ ăn nhiều đường, tinh bột trắng và ít ăn trái cây, trong khi trái cây có nhiều chất xơ và chất chống ô xy hóa vốn có vai trò giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, theo Daily Mail.
Ngọc Quý
Bác sĩ Nhi chỉ cách tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ ít ốm đau bằng những việc đơn giản hàng ngày Cân nặng của trẻ liên quan trực tiếp đến khả năng miễn dịch, vì vậy một trong những việc bố mẹ cần làm là duy trì mức cân nặng đạt chuẩn. Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng như nhiều chuyên gia Nhi khoa hàng đầu thế giới từng nhiều lần khẳng định tầm quan trọng của CÂN NẶNG đối với tỷ...