Người thứ tư trên thế giới khỏi HIV
Các bác sĩ cho biết một người đàn ông đã sống chung với HIV hàng chục năm nay vừa trở thành người thứ tư trên thế giới khỏi bệnh.
Mô phỏng virus HIV. Ảnh: Getty Images
Đài BBC của Anh đưa tin bệnh nhân 66 tuổi này đã được cấy ghép tủy xương từ một người hiến tặng có khả năng kháng virus bẩm sinh để điều trị bệnh bạch cầu ung thư máu. May mắn thay, tải lượng virus trong cơ thể của ông đã giảm xuống mức không thể phát hiện được nên ông dừng uống thuốc trị HIV.
Người này được biết đến với biệt danh Bệnh nhân City of Hope, đặt theo tên bệnh viện nơi điều trị cho ông ở Duarte, California, Mỹ.
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) làm hỏng hệ thống miễn dịch của cơ thể và có thể dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Aids). Nhiều người bạn của ông đã chết vì HIV trước khi thuốc kháng virus có thể duy trì tuổi thọ của bệnh nhân gần như bình thường.
Ông chia sẻ: “Khi tôi được chẩn đoán nhiễm HIV vào năm 1988, giống như nhiều người khác, tôi nghĩ đó là một bản án tử hình.Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ sống để chứng kiến ngày mình không còn nhiễm HIV”.
Tuy nhiên, cách đây hơn 3 năm, ông được thực hiện liệu pháp cấy ghép tủy xương không phải để chữa HIV mà vì ông đã mắc bệnh ung thư máu.
Video đang HOT
Nhóm điều trị cho ông quyết định ông cần cấy ghép tủy xương để thay thế các tế bào máu bị ung thư. Thật tình cờ, người hiến tặng lại có thể kháng được virus HIV nhờ đột biến protein CCR5.
Sau ca cấy ghép, tải lượng virus HIV trong cơ thể bệnh nhân “City of Hope” đã giảm xuống mức không thể phát hiện được. Tình trạng trên đã kéo dài hơn 17 tháng.
Bác sĩ về bệnh truyền nhiễm Jana Dickter tại Bệnh viện City of Hope cho biết: “Chúng tôi rất vui khi được thông báo rằng căn bệnh HIV của ông ấy đã thuyên giảm và không cần phải điều trị bằng thuốc kháng virus nữa”.
Trường hợp đầu tiên được chữa khỏi bệnh HIV trên thế giới là ông Timothy Ray Brown vào năm 2011. Ông được biết đến với biệt danh Bệnh nhân Berlin. Hiện đã có thêm ba trường hợp tương tự trong vòng ba năm qua.
Bệnh nhân City of Hope vừa là bệnh nhân lớn tuổi nhất được điều trị theo cách cấy ghép tủy xương, vừa là người sống chung với HIV lâu nhất.
Tuy nhiên, cấy ghép tủy xương không thể trở thành cuộc cách mạng trong việc điều trị HIV cho 38 triệu bệnh nhân trên toàn cầu hiện nay vì đó là một quy trình phức tạp, chứa đựng nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đang xem xét nhắm mục tiêu vào đột biến protein CCR5 như một phương pháp điều trị tiềm năng.
Sự việc này vừa được báo cáo tại hội nghị Aids 2022 ở Montreal, Canada.
Người phụ nữ hết sạch virus HIV sau khi cấy ghép tế bào gốc
Một phụ nữ 64 tuổi ở Mỹ đã khỏi HIV sau khi được cấy ghép tế bào gốc từ một người hiến tặng có khả năng chống virus HIV một cách tự nhiên.
Đây là trường hợp khỏi HIV thứ ba tính trên toàn cầu.
Ảnh từ kính hiển vi điện tử quét màu cho thấy HIV đang xâm nhập tế bào chủ - Ảnh chụp màn hình NYT
Kể từ khi nhận được máu dây rốn để điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính - bệnh ung thư bắt đầu từ các tế bào tạo máu trong tủy xương - bệnh tình của người phụ nữ đã thuyên giảm.
Đáng ngạc nhiên hơn nữa, cơ thể bệnh nhân hết sạch virus HIV trong 14 tháng mà không cần đến các phương pháp điều trị HIV mạnh.
Trường hợp của người phụ nữ này được báo cáo tại một hội nghị ở Denver (Mỹ) ngày 15-2. Đây là trường hợp thứ ba khỏi HIV nhưng là ca bệnh nữ đầu tiên tính trên toàn cầu.
Theo Hãng tin Reuters, người phụ nữ này được xác định thuộc nhóm đa chủng tộc. Hai trường hợp đầu tiên là nam giới gồm một người da trắng và một người Mỹ Latin.
Người phụ nữ được chữa khỏi HIV nằm trong nhóm 25 người tham gia dự án nghiên cứu của tiến sĩ Yvonne Bryson thuộc Đại học California cơ sở Los Angeles (UCLA) và tiến sĩ Deborah Persaud thuộc Đại học Johns Hopkins.
25 người nhiễm HIV được cấy ghép tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn để điều trị ung thư và các tình trạng nghiêm trọng khác. Cấy tế bào gốc từ máu cuống rốn là một phương pháp mới và được kỳ vọng có thể giúp điều trị được nhiều người hơn.
Đầu tiên các bệnh nhân phải trải qua hóa trị để tiêu diệt các tế bào miễn dịch ung thư. Sau đó, các bác sĩ sẽ cấy ghép tế bào gốc từ những cá nhân có đột biến di truyền cụ thể, bao gồm đột biến thiếu các thụ thể vốn được virus sử dụng như cách xâm nhập tế bào.
Các nhà khoa học tin rằng quá trình trên đã giúp bệnh nhân phát triển một hệ thống miễn dịch kháng lại HIV. Nghiên cứu cũng cho thấy một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công là việc cấy ghép các tế bào kháng HIV.
Trước đây giới khoa học đã đặt ra giả thuyết hệ thống miễn dịch từ người hiến tặng sẽ tiếp tục hoạt động và tấn công mầm bệnh trong cơ thể người nhận.
Một số nhà khoa học không tham gia nghiên cứu nhận định đây là một tin tích cực cho nhân loại trong cuộc chiến trường kỳ chống virus HIV. Việc người được chữa khỏi là nữ và đa chủng tộc là một thành công có ý nghĩa, theo báo New York Times.
Các nhà nghiên cứu Nam Phi tiết lộ mối liên hệ giữa Covid-19 và HIV Các nhà khoa học hàng đầu của Nam Phi đang tiến hành nghiên cứu song song Covid-19 và HIV, trong bối cảnh ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự kết hợp của hai căn bệnh này có thể tạo ra các biến thể mới. Covid-19 và HIV có liên hệ như thế nào? Ảnh: Reuters Nhóm nghiên cứu tại Mạng lưới...